Kỳ 10: Kỷ Niệm Về Ngày Đầu Tiên Lên Trại Giam Phú Sơn 4 – Tĩnh Thái Nguyên

Khi vừa bước vào phòng giam tôi cảm thấy một cảnh tưởng u tịch vì toàn những con người xa lạ, hình hài nhìn thấy không được bình thường,…. Mọi thứ ở đây lần đầu tiên tôi nhìn thấy nên rợn cả người, cảm giác lạnh lẽo cô đơn. Thế nhưng, sau một hồi làm quen, tôi bắt đầu hỏi tên từng người, quê quán của họ ở đâu? Vì những cái tên rất khó đọc, cũng khó viết nên rất khó nhớ, tôi phải hỏi tới 3 – 4 lần nhưng đánh vần vẫn còn sai. Chẳng hạn như: Rơmah HueH, KPă BiH, Rơlan MliH,…. Mãi tới sau này tôi mới phát âm đúng tên của họ, vì những người ở cùng tôi toàn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên như: Bana, Êđê, Giarai,…

nha-giam-1

Chu Mạnh Sơn
CTNLT | 10/9/2014

Sau khi ra tòa phúc thẩm vào tháng 9 xong! Tôi cũng như 2 anh cùng vụ án đã có án. Vào ngày 10 tháng 12 năm 2012, cán bộ trực trại Tuấn Anh vào gọi tôi thức dậy, chuẩn bị tư trang chuẩn bị Đi Trại Lớn. Tôi cùng các anh em trong buồng thức dậy thu dọn tư trang, đồ dùng cá nhân, rồi chào tạm biệt mọi người trong buồng giam để đi trại. Tôi xuống thì cũng thấy anh Dương, anh Đức cùng đi một chuyến xe. Lúc ra ngoài cổng trại làm thủ tục thì thấy mới có 3 giờ sáng, trời còn tối mịt mù. Sau khi làm thủ tục xong thì mới có 4 giờ nên cả 3 anh em phải lên Xe Bịt Bùng ngồi ở thùng riêng phía sau. Lên xe, họ còn còng tay số 8 nên vừa đi xe vừa phải tiểu tiện rất khó khăn.

Sau một chuyến hành trình dài, họ đưa anh Dương lên trại giam số 5 Thanh Hóa. Đợi chờ làm thủ tục nhập trại cho anh Dương xong thì họ lại đưa tôi và anh Đức lên trại Phú Sơn 4 thuộc tĩnh Thái Nguyên. Sau làm thủ tục nhập trại xong thì học đưa tôi vào buồng 2, còn anh Đức thì vào buồng 1, thuộc khu an ninh, phân trại số 3, trại Phú Sơn 4.

Khi vừa bước vào phòng giam tôi cảm thấy một cảnh tưởng u tịch vì toàn những con người xa lạ, hình hài nhìn thấy không được bình thường,…. Mọi thứ ở đây lần đầu tiên tôi nhìn thấy nên rợn cả người, cảm giác lạnh lẽo cô đơn. Thế nhưng, sau một hồi làm quen, tôi bắt đầu hỏi tên từng người, quê quán của họ ở đâu? Vì những cái tên rất khó đọc, cũng khó viết nên rất khó nhớ, tôi phải hỏi tới 3 – 4 lần nhưng đánh vần vẫn còn sai. Chẳng hạn như: Rơmah HueH, KPă BiH, Rơlan MliH,…. Mãi tới sau này tôi mới phát âm đúng tên của họ, vì những người ở cùng tôi toàn là vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên như: Bana, Êđê, Giarai,…

Nhìn bề ngoài họ trông rất dữ tợn, tuy có người đã 50 – 70 tuổi nhưng ngược lại trong tâm hồn họ tôi nhận thấy nét hiền hòa, nhân từ, chứa đậm tình con người. Sau một hồi trò chuyện, tôi cảm thấy mình được gần gũi với mọi người hơn. Những người bạn tù mới cũng quan tâm tới sức khỏe của tôi, hoàn cảnh gia đình, anh em ra sao?  Vì sau một chuyến đi dài từ Nghệ An ra Thái Nguyên nên tôi cũng hơi mệt. Vì thế, mà sau một hồi trò chuyện tôi xin đi ngủ trước mọi người trong buồng.

Khay nhựa đựng cơm, đồ ăn. (Hình ảnh chỉ có tính minh họa)

Khay nhựa đựng cơm, đồ ăn. (Hình ảnh chỉ có tính minh họa)

Sáng ngày hôm sau, 11/12/2012 tôi thức giấc sớm và mong mỏi lúc mở cửa buồng giam giống như chim ở trong lồng mong muốn ngày được thả ra khỏi lồng. Tôi cũng háo hức chờ đợi và lòng cảm thấy hồi hộp làm sao! Chờ mãi đúng 7g30 mới thấy cán bộ quản giáo lóp ngóp, tay cầm chìa khóa đi vào. Sau khi điểm buồng xong, lấy cơm sáng và nước pha mì tôm xong thì gọi Tôi và anh Đức ra ghi “sổ Tôm” của Trại. Tôi và anh Đức ra làm mọi thủ tục xong thì được nhận 1 bộ đồ dài sọc đen trắng, một đôi dép nhựa Gà, một khay nhựa đựng cơm, một cái chăn, một cái màn tuyn. Ngoài ra không có gì thêm nên tôi liền hỏi: “Thế thìa nhựa và bát ăn cơm ở đâu?” Cán bộ quản giáo lúc đó là ông Nguyễn Văn Tuyên liền đáp: “cái này không có phát.”

Sau khi nhận các đồ dùng cá nhân xong, tôi và anh Đức trở về buồng giam của mình. Sau đó, đúng 8g40 phút thì cán bộ quản giáo mở cửa khu giam cho cả hai buồng ra ngoài chơi. Vì những ngày này không có việc làm nên mọi người đang được nghỉ ngơi. Lúc chúng tôi đang đi dạo trong một khuôn viên chật hẹp của khu an ninh (25 người ở trong một khuôn viên chỉ 900 m2. Mà trong đó làm 3 buồng giam thì mới sử dụng 2 buồng còn 1 buồng để trống, 1 khu kỷ luật không được đến gần, 1 xưởng sản xuất. Vì thế, mà chúng tôi phải tận dụng khu sản xuất làm sân chơi) thì cán bộ quản giáo báo là có Ban Giám Thị Trại Giam xuống thăm 2 anh lính mới vừa mới lên nhập trại.

Cán bộ giới thiệu đây là BGT Trần Tấn Xuân quản lý Phân Trại Số 3 này. Sau đó, ông ta hỏi tên tôi cũng như tên của anh Đức, quê quán, tội danh, án phạt,…  Chúng tôi cũng vừa mới lên nên đang còn rất từ tốn và trả lời một cách rành mạch rõ ràng. Sau đó, cán bộ Xuân liền hỏi: “Các anh thấy việc mình làm đã sai chưa?” Tôi đáp lại rằng: “Chúng tôi không làm việc gì sai trái cả, nhà nước bắt chúng tôi vào đây là sai trái thì có.” Ông ta liền bảo tiếp rằng: “Vào đây có còng định tiếp tục chống nữa không?” Tôi trả lời: “Nếu trời còn sai trái thì chúng tôi tiếp tục chống, chống cho tới khi nào lưng còng không còn đủ sức chống nữa mới thôi.” Thế là Ông Xuân lại bảo tiếp: “Vậy thì cứ tiếp tục chống đi, chống đi sẽ thấy hậu quả!” Và ông ta nói như vậy lúc đó chúng tôi cũng chẳng hiểu Ông Xuân ám chỉ điều gì nhưng mãi sau này mới biết. (Sau này tôi sẽ nói rõ hơn)

Như vậy, ngày đầu tiên tôi lên trại lớn coi như cũng đã ổn thỏa, không gặp khó khăn gì cho bản thân và mọi người. Tôi và anh Đức lại được gặp anh Nguyễn Văn Thanh cùng quê ở Nghệ An mà trước đây lúc ở trại giam Nghi Kim tôi đã có duyên gặp anh. Tôi cũng bắt đầu làm quen với mọi người, tập làm quen với môi trường sống ở nơi mới lạ này.

Quả thật, những con người sống cùng một hoàn cảnh (cùng là Tù Nhân Lương Tâm) nên họ rất bao bọc tình người, làm cho tôi có cảm giác họ như là những người thân ruột thịt của mình. Họ đã đón tiếp tôi một cách nồng hậu trong lúc tôi mới lên trong người không có một thứ gì tùy thân. Họ đã mua những đồ ăn ngon để tiếp đãi tôi, mở tiệc ngọt để chào đón người mới không may rơi vào hoàn cảnh như họ.

Tôi cũng cảm thấy mình được một phần nào an ủi, đỡ cảm thấy cô đơn như cảm giác lúc bước vào buồng giam. Và cũng từ đó, tình cảm giữa con người với con người cùng cảnh ngộ đã gắn kết chúng tôi lại với nhau để sống, để vượt qua nỗi gian nan trong chốn lao tù.

CTNLT CHU MẠNH SƠN