Tình hình các cơ quan thuộc chính phủ vi phạm quyền tự do tôn giáo trong quý III/ 2014

VRNs (01.10.2014)
Hà Nội – Trong quý III của năm 2014 (từ ngày 01.07 đến ngày 30.09) nhà cầm quyền tiếp tục có những hành động vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng, có ít nhất 11 vụ, cụ thể như sau:

Tháng 7 có ít nhất 5 trường hợp vi phạm

Trường hợp vi phạm thứ nhất

Phú Yên: Nhà cầm quyền xen vào nội bộ chia rẽ tôn giáo và không trao tiền đền bù giải tỏa

Phú Yên – Thánh thất Cao Đài giáo đã được xây dựng, quản lý và sử dụng từ năm 1972. Nay giải tỏa một phần để mở đường, nhưng chính quyền lại không trả tiền đền bù cho người đại diện hơn 40 năm qua là Chánh trị sự Đoàn Thị Thân, mà lại đòi trao cho ông Thái Tu Thanh, người được nhà nước công nhận là lễ sanh.

Tình trạng tiêu diệt tôn giáo bằng cách dựng lên một nhóm tôn giáo thân nhà nước rồi công nhận, sau đó loại trừ và bách hại nhóm lớn hơn trung kiên với giáo lý chơn truyền, bất hợp tác với sai trái của nhà nước là biện pháp đã được chính quyền áp dụng nhiều lần đối với một số tôn giáo nhỏ, không có sức kháng cự.

Trường hợp vi phạm thứ 2:

Công an ngăn chăn một số vị đứng đầu các tôn giáo, vi phạm quyền đi lại của công dân đặc biệt là với những chức sắc.

Trước đó, hôm qua, vào lúc 11g30 đêm, ngày 03.07.2014, Ông chánh trị sự Hứa Phi thuộc đạo Cao Đài chơn truyền, từ Lâm Đồng lên xe đi Sài Gòn đến Chùa Liên Trì, để họp mặt anh em, nhưng bị công an giao thông chặn xe lại, lấy hết giấy tờ xe. Sau đó do sự cãi lý qua lại công an đã trả giấy tờ xe, nhưng buộc Ông chánh trị sự Hứa Phi trở về nhà không cho đi. Hiện tại Ông Hứa Phi đã về đến nhà.

Bà chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng cũng cho biết, “Vào lúc 9g tối ngày 03.07.2014, công an tỉnh Vĩnh Long đến nhà Ông chánh trị sự Nguyễn Kim Lân gồm có 6 người cũng áp lực và nói rằng, ngày mai nếu chú Lân đi họp ở Chùa Liên Trì, có xảy ra chuyện gì thì chú hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 hiến định công dân có quyền lập hội và hội họp, nhưng thực tế tại Việt Nam, công an thường cho mình quyền ở tr6en Hiến pháp, nên đã tự tiện ngăn cản việc đi lại, hội họp của công dân.

Trường hợp vi phạm thứ 3:

Giáo Hội Tin lành Mennonite Việt Nam tại D10, Bến Cát, Bình Dương tiếp tục bị quấy nhiễu.

Chiều ngày 11/7/2014 khoảng 16 h công an giả dạng phóng viên báo Thanh Niên mang theo nhiều máy quay phim đột nhập bất hợp pháp vào Trụ sở giáo hội, nơi cư trú của Sinh Viên quay phim, chụp hình mà không hề xuất trình bất cứ giấy tờ nào.

Đặc biệt trong giờ công nhân đón con về họ quay phim, chụp hình làm hoảng loạn các em nhỏ và tạo bất an cho công nhân là phụ huynh, nhiều người không dám gởi con. Trong khi đó ngành mầm non thường kiểm tra mới nhất là đầu tuần.

Cũng nhắc lại tại phòng tạm cư quận hai TP. HCM mục sư Dung chỉ nuôi có 4 em thiếu nhi kiếm thêm tiền chợ nuôi con sinh sống khi nhà cửa bị cưỡng chế, MS Quang lo hầu việc Chúa nhưng vẫn bị chính quyền phá ép mục sư Dung cung cấp địa chỉ, điện thoại cho họ tìm đến nhà các em quấy nhiễu… làm không ai dám gửi con.

Tại Bình Dương nhiều lần họ đem công an án ngữ trước cổng giờ đón con, mục đích làm kiệt quệ cuộc sống gia đình bà mục sư Phú Dung.

Đây là đợt khủng bố mới của CSVN đối với gia đình ông mục sư Nguyễn Hồng Quang.

Công an cũng mời các giáo viên lên sách nhiễu và gởi giấy thông báo cho gia đình giáo viên yêu cầu không dạy học tại trường Mầm Non Ánh Sáng.

Đây là sự trả thù hèn hạ của CSVN đối với gia đình người mục sư phái Mennonite.

Trường hợp vi phạm thứ 4:

Thêm một sự vi phạm về tự do đi lại đối với những chức sắc tôn giáo.

Sáng ngày 15-7-2014, phái đoàn Giáo Hội PGHH Thuần Túy đến thăm cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh tại Thị Trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Phái đoàn do cụ Nguyễn Văn Điền, Phó Hội Trưởng Trung Ương PGHH Thuần Túy làm trưởng đoàn cùng đi với một số Trị Sự Viên PGHH Thuần Túy tỉnh

An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Ngoài ra đi theo còn có Nhà Báo Độc Lập Trương Minh Đức và Hội

Viên Hội Phụ Nữ Nhân Quyền VN Nguyễn Thị Ngọc Lụa.

Theo lời ông Lê Văn Sóc, Phó Hội Trưởng PGHH Thuần Túy tỉnh Vĩnh Long (thành viên trong đoàn) để tổ chức được chuyến đi này, các thành viên phải vượt qua hàng rào của công an địa phương ngăn cấm và canh giữ nghiêm nhặt.

Ông Nguyễn Văn Thiết, Cán Bộ PGHH Thuần Túy tỉnh Đồng Tháp phải vượt đường đồng tiến đến điểm hẹn để được lên xe cùng phái đoàn.

Chiều ngày 14-7-2014, trước giờ phái đoàn lên xe, một toán công an do Thiếu Tá Quang (cán bộ an ninh tỉnh Vĩnh Long) cầm đầu đến gặp ông Lê Văn Sóc dùng những lời lẽ đe dọa và ngăn cấm không cho ông và phái đoàn đi.

 

Trường hợp vi phạm thứ 5:

140929005Ngày 25 tháng 7, ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên về tôn giáo của Liên Hiệp Quốc sẽ đến Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, số 38 Kỳ Đồng làm việc với Chức sắc các tôn giáo. Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Tổng thư ký Giáo hội liên hữu Lutheran Việt – Mỹ được mời chính thức, nhưng cả ngày hôm qua và đêm này, công an đã bằng nhiều cách ngăn cản không cho ông từ Trà Vinh lên Sài Gòn.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo hội Mennonite cũng bị cấm đường, và công an canh từ tối hôm qua đến giờ vẫn chưa ra được khỏi nhà.

Sự việc gây khó khăn này cũng ảnh hưởng đến bác sĩ Nguyễn Đan Quế và nhà báo Phạm Chí Dũng, những người không liên quan gì cũng bị chặn cửa không cho đi ra ngoài.

 

Tháng 8 có ít nhất 3 vụ

 

Trường hợp vi phạm thứ nhất:

Theo nguồn tin từ ông Nguyễn Ngọc Tân, Quyền Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông Giáo Hội PGHH Thuần Túy cho biết:

Đêm 02-8 rạng sáng 03-8-2014, Phái đoàn Giáo Hội PGHH Thuần Túy các tỉnh trở về Sài Gòn dự cuộc họp bất thường của Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Túy đã bị công an Đồng Tháp ngăn cản và gây khó dễ .

Chiếc xe bắt đầu xuất phát từ An Giang đến quốc lộ 54 xã Vĩnh Thới , Lai Vung, Đồng Tháp ghé vào nhà ông Nguyễn Văn Thơ để đón một số thành viên của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy.

Công an tỉnh Đồng Tháp chặn đón xe, xét giấy tờ và đuổi tài xế phải đem xe ra khỏi địa phận tỉnh Đồng Tháp.

Với lý do an ninh , công an Đồng Tháp cho lực lượng bao vây nhà ông Nguyễn Văn Thơ không cho ra khỏi nhà

Sáng ngày 03-8-2014, công an Xã Tân Hòa mời ông Nguyễn Văn Thơ đến làm việc nhằm không cho ông và các thành viên trên về Sài Gòn để dự phiên họp của Giáo Hội Trung Ương PGHH Thuần Tùy.

Ông Hà Văn Duy Hồ, Tổng Đoàn Trưởng Đoàn Thanh Niên PGHH Yêu Nước khẳng định: “Đây là một hành động vi phạm Hiến Pháp nghiêm trọng, xâm phạm quyền tự do đi lại và tự do hội họp được hiến định 2013″.

 

Trường hợp vi phạm thứ 2:

Hành vi cố tình xóa bỏ nơi thờ tự

Từ tháng 3/2014, chùa Liên Trì trở thành nơi sinh hoạt hàng tháng cho các nhóm xã hội dân sự độc lập, xuất phát từ tâm thế “không chốn dung thân” của các nhóm còn quá mỏng manh ấy. Vài cuộc sinh hoạt dân sự gần nhất đã phải đối mặt với hàng rào nhân viên an ninh vây bọc. Không chỉ “nhân thân” ba lần bị tù đày của Hòa thượng Không Tánh, mà ngôi chùa này đã trở thành một cái gai trong mắt chính quyền khi chưa bao giờ nhà cầm quyền chấp nhận khái niệm “xã hội dân sự”.

Tháng 8/2014, chùa Liên Trì nhận được thư mời của Ủy ban nhân dân Phường An Khánh, Quận 2 về việc “hiệp thương bồi thường cơ sở thờ tự chùa Liên Trì”. Chính quyền địa phương dự kiến “khoán” cho giới tu sĩ chùa này số tiền 5,4 tỷ đồng để buộc họ phải cuốn gói ra đi vào tháng Chín tới, nếu không sẽ “thi hành biện pháp hành chính”.

Đây là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến cơ sở tôn giáo mà theo Hiến pháp ghi rõ: Tất cả các cơ sở tôn giáo đều được bảo hộ. Việc chính quyền phường An Khánh đang làm không chỉ xúc phạm tới nơi thờ tự mà còn vi phạm pháp luật.

 

Trường hợp vi phạm thứ 3:

Ngày 25/8/2014 vừa qua, 8 Linh mục Công giáo thuộc Hạt Nhân Hoà, Giáo phận Vinh, đại diện cho gần 18.000 giáo dân trong Hạt ký văn bản phản đối nhà cầm quyền huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An về việc “phạt hành chính sinh con thứ ba trở lên” và “không cho trẻ em khai sinh”.

Nhiều gia đình cư trú trong huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An khi sinh con thứ ba trở lên bị nhà cầm quyền phân biệt đối xử, bị ép đóng tiền phạt lên đến 1.500.000 đồng, thậm chí từ chối cấp Giấy khai sinh cho con em của họ, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người và đặc biệt là Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam tham gia ký kết.

Tháng 9 có ít nhất 3 vụ

 

Trường hợp vi phạm thứ nhất:

Ngày 25/8/2014 vừa qua, 8 Linh mục Công giáo thuộc Hạt Nhân Hoà, Giáo phận Vinh, đại diện cho gần 18.000 giáo dân trong Hạt ký văn bản phản đối nhà cầm quyền huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An về việc “phạt hành chính sinh con thứ ba trở lên” và “không cho trẻ em khai sinh”.

Nhiều gia đình cư trú trong huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An khi sinh con thứ ba trở lên bị nhà cầm quyền phân biệt đối xử, bị ép đóng tiền phạt lên đến 1.500.000 đồng, thậm chí từ chối cấp Giấy khai sinh cho con em của họ, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người và đặc biệt là Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hiệp quốc mà Việt Nam tham gia ký kết.

Các Linh mục đã nhiều lần nhắc nhở cán bộ địa phương về hành vi này nhưng các cán bộ vẫn ngoan cố cho rằng làm đúng pháp luật. Văn bản này không chỉ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mà còn xúc phạm đến những điều luật mà Giáo hội Công giáo đã khi rõ về vấn đề này.

 

Trường hợp vi phạm thứ 2

Sở Nội Vụ tỉnh Kon Tum đã gây khó khăn cho Tòa Giám Mục Kon Tum (TGM) khi tổ chức lễ Hành hương Đức Mẹ Măng Đen tại thôn Măng Đen, xã Đak Long, huyện Kon Plông qua công văn số 1633/SNV-TG, do ông Phạm Văn Long, Phó Giám đốc ký ngày 09.09.2014. Không những thế, Sở Nội Vụ còn vi phạm pháp luật về thời hạn thông báo, cũng như lạm quyền khi họ nghiễm nhiên cho họ cái quyền ban – cho người dân về Quyền tự do tôn giáo.

Công văn số 1633/SNV-TG của Sở Nội Vụ gửi cho Tòa Giám Mục Kon Tum, vi phạm pháp luật và lộng quyền những điều sau đây:

Thứ nhất: Sở Nội Vụ tỉnh Kontum đã biến tướng thành cơ chế “xin- cho”, nghĩa là công văn của TGM Kon Tum khẳng định, “TGM Kon Tum đề nghị tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hằng năm”, nhưng công văn trả lời của Sở Nội Vụ tỉnh Kon Tum thì lại đề là “TGM Kon Tum xin tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hằng năm”, từ “đề nghị” của TGM Kon Tum đã được Sở Nội Vụ biến thành từ “xin”. Tiếp đó, không cho để hòm công đức xin khấn hay có ý chỉ dùng vào việc đóng góp chia sẻ cho người nghèo, ngay cả việc cái thùng đã đặt trước tượng đài Đức Mẹ từ mấy năm nay thì bây giờ họ bắt dẹp đi…

Thứ hai: Cơ sở Tôn giáo có quyền đề nghị đăng ký “Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình” và trách nhiệm của UBND Tỉnh “phải trả lời” bằng văn bản trong một thời hạn do luật định, “trong vòng 15 ngày làm việc” là tối đa. Vào ngày 11.08.2014, TGM Kon Tum đã gửi “đề nghị hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký tại khu vực tượng Đức Mẹ ở thôn Măng Đen, xã Đak Long, huyện Kon Plông” cho Sở Nội Vụ Tỉnh, thế mà gần 30 ngày sau, tức vào ngày 09.09 Sở nội vụ tỉnh Kon Tum mới có công văn hồi đáp. Như vậy, Sở Nội Vụ đã vi phạm pháp luật về thời hạn báo trước cho TGM Kon Tum.

Thứ ba: Sở Nội Vụ đã lộng quyền về việc quyên góp. Theo Pháp lệnh Tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP thì Điều 36 quy định “trường hợp tổ chức quyên góp trong phạm vi một xã, thì cơ sở tôn giáo sẽ thông báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp”, hoặc trong phạm vi Quận/ huyện sẽ thông báo với Quận/ huyện. Trong văn bản của TGM Kon Tum khẳng định, “tổ chức cuộc lễ tại khu vực tượng Đức Mẹ ở thôn Măng Đen, xã Đak Long, huyện Kon Plông”, nên TGM Kon Tum chỉ cần thông báo trong với UBND xã Đak Long là được. Như vậy, sở nội vụ lộng quyền khi cho rằng, TGM Kon Tum không được quyên góp.

Thứ tư: Sở Nội Vụ cũng tưởng họ “có quyền” yêu cầu TGM Kon Tum “không được đặt tên cuộc Lễ là “Hành Hương…”, trong khi Luật không qui định cho phép “từ chối hay chấp thuận tên… cuộc Lễ”.

Đây là một sự lạm quyền và vi phạm pháp luật của Sở Nội Vụ tỉnh Kotum khi gây khó khăn cho TGM Kon Tum tổ chức ngày Hành hương Đức Mẹ Măng Đen.

Trường hợp vi phạm thứ 3

Ban truyền thông Phật giáo Hòa Hảo (PGHH) cho biết: “Sáng ngày 25/9/2014, khối tín đồ PGHH Thuần Túy tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 69 năm ngày Việt minh xử tử bốn ông Huỳnh Thạnh Mậu, Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Ngọc Hoành, Nguyễn Văn Thiều tại xã Quới Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Tp. cần Thơ.

Tại điểm lễ sáng nay, hằng trăm CA đón đường ngăn cản không cho tín đồ PGHH tham dự ngày kỷ niệm này, tuy nhiên với lòng cương quyết tham dự, khoảng 100 đồng đạo và cán bộ Ban trị sự giáo hội PGHH Thuần Túy các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp.

Buổi lễ được tổ chức trong tin thần ôn hòa, không khơi gợi hận thù, tuy nhiên vào phúc cuối có một sự kiện nhỏ xảy ra đó là đồng đạo Nguyễn Văn Thiết (Tư Thiết – Đồng Tháp) có chia sẽ một bản tin tại tư gia ông bị đàn áp vào ngày Đại Lễ 25/2. Bắt được cơ hội này, an ninh, công an huyện Vĩnh Thạnh và TP. cần Thơ gây khó dễ gia đình và đồng đạo và đòi bắt ông Tư Thiết về CA huyện Vĩnh Thạnh để xử lý. Đồng đạo và gia đình không chấp nhận, công an đang bao vây nhà và có thể tràn vô bất cứ lúc nào.

Đây là bản báo cáo về những vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhà cầm quyền tới các tôn giáo tại Việt Nam trong ba tháng vừa qua. Bản báo cáo có thể chưa đầy đủ và chi tiết, chúng tôi rất mong nhận được sự chia sẻ thông tin của quý vị trong báo cáo Quý 4 sắp tới. Để khắc phục thiếu xót này, chúng tôi đề nghị quý vị khi thấy có hoạt động nào vi phạm tự do tôn giáo ở đâu trong nước Việt Nam xin vui lòng gởi ngay báo cáo về cho chúng tôi, với những bằng chứng là văn bản, hình ảnh, ghi âm ghi hình, và thời gian địa điểm cụ thể.

Xin vui lòng gởi đến chúng tôi qua điện thư: quyentongiao@gmail.com.

Hội bào vệ Quyền tự do Tôn giáo

Thực hiện, ngày 30.09.2014