Tuần tin Người bảo vệ nhân quyền 13/10-19/10/2014: Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam lên tiếng về tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khác

Defenders-weekly-Oct

Ngày 09-01-2013, các đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước yêu tự do dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế hết sức bất bình về phiên tòa bất công phi pháp mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngụy tạo để kết án 14 thanh niên Công giáo-Tin lành ở Nghệ An về tội gọi là “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ luật Hình sự của Cộng sản với mức án tàn bạo (83 năm tù giam, 42 năm quản chế. Công luận đặc biệt chú ý đến ba người bị án nặng nề nhất (13 năm tù, 5 năm quản chế) là các Anh Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Lê Văn Sơn.

Ngày 17/10/2014, các hội viên của hội nhà báo độc lập Việt Nam tới gặp mặt thường kỳ tại quán cà phê Saigon Steakhouse, 45 Đinh Công Tráng, quận 1, TP.HCM theo lời mời của chủ tịch hội Phạm Chí Dũng. Nhưng chủ tịch Dũng không thể tới dự vì bị ngăn chặn từ phía cơ quan an ninh nhà nước. Vì vậy, phó chủ tịch hội nhà báo độc lập, “trưởng lão” Bùi Minh Quốc 73 tuổi, người vượt ba trăm cây số từ Đà Lạt xuống Sài Gòn tham dự được chỉ định làm chủ trì cuộc gặp gỡ. Các hội viên tới gặp mặt nhưng tất cả đều đúng giờ và nhiệt tình thảo luận. Điều đặc biệt là cây bút kỳ cựu của hội là nhà báo Phạm Đình Trọng tưởng chừng sẽ bị cầm chân ở nhà thì lại tới được mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào.

Ngoài ra có các tin đáng chú ý khác.

******13/10/2014*******

Lời kêu gọi thực thi Quyền Được Biết của người dân: Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô

Để tiếp tục thực hiện điều “Chúng Tôi Muốn Biết”, một văn bản “Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô” sẽ được trao cho Quốc hội vào ngày 15 tháng 10 năm 2014 tại Ban Dân Nguyện – 22 Hùng Vương,Quận Ba Đình, Hà Nội. Văn phòng Quốc hội – 56-58 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Hà Nội và Sài Gòn đã lựa chọn ra 3 đại diện để trực tiếp đi trao bản yêu cầu cho Ban Dân Nguyện và Văn Phòng Quốc Hội vào ngày 15/10.

Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc.

Yêu sách chính đáng của những người dân yêu nước, muốn bảo vệ quyền tự chủ và độc lập của nước nhà không được đáp ứng, thì điều đó chứng tỏ rằng quả thật Hội nghị Thành Đô đã bán đứng tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải và nền độc lập của Tổ Quốc. Sự im lặng của Quốc hội sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho toàn thể nhân dân về nội dung tệ hại và nguy hiểm của Hội nghị Thành Đô

MangluoiBlogger: Lời kêu gọi thực thi Quyền Được Biết của người dân: Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô

******14/10/2014******

Phỏng Vấn TNLT Trương Ba Tam về TNLT Đặng Xuân Diệu

Vào tháng 10 năm 2013 TNLT Trương Minh Tam bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt và tiến hành quy kết về tội “chiếm đoạt tài sản công dân”. Tuy nhiên trong suốt quá trình bắt và thi hành án thì rất mờ ám, đây là hình thức bắt về tội danh khác là những bài viết trên các trang mạng. Anh Tam biết TNLT Đặng Xuân Diệu khi anh bị biệt giam riêng của phân trại số 3, trại giam số 5 thanh hóa vào ngày 23 tháng 4 năm 2014 khi anh xuống trại này chấp hành án.

Anh Tam cũng thường quan tâm tới xu hướng tiến bộ của xã hội và trong phiên xử của 17 thanh niên công giáo thì anh biết đến tên anh Đặng Xuân Diệu. Thế nhưng công an thành phố Vinh bắt anh phải theo dõi phiên tòa tại trụ sở công an TP Vinh. Sau đó họ trục xuất khỏi thành phố Vinh lúc 12 giờ đêm anh nói: Buồng của anh và buồng của ĐXD áp lưng vào nhau, buồng anh quay mặt về hướng Bắc, còn buồng xủa ĐXD quay về hướng nam. Và trong buồng giam thì họ cài người theo dõi trong suốt quá trình bị kỷ luật. Hết 10 ngày họ xem xét mức độ vi phạm và có thể được trả tự do, cũng có thể 3 tháng hoặc 6 tháng và cũng có thể là suốt cả thời gian thi hành án khi họ thấy thành phần nguy hiểm. Buồng giam đặc biệt này bị Cộng Sản xem là trụ cột và sau này anh sẻ giải thích sau. Họ sắp đặt 2 buồng giáp nhau là có mục đích.

DTD: Phỏng Vấn TNLT Trương Ba Tam về TNLT Đặng Xuân Diệu

Vietbao: Tiếng đập tường của Diệu 

******15/10/2014******

Nỗi khổ dân oan Nguyễn Thị Thúy

Mẹ con bà cháu bà Nguyễn Thị Thúy dân oan Đồng Linh, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bị chính quyền tùy tiện phá 2 ngôi nhà cùng 24 hộ dân khác ngày 28/2/2011 đẩy gia đình bà ra đường không công ăn việc làm, không có chỗ ở, các con của bà phải nghỉ học sống lang thang màn.

Mẹ con bà cùng nhiều người dân bị phá nhà đã cùng nhau khiếu kiện đến các cấp chính quyền. Mẹ con bà thường xuyên bị công an tùy tiện bắt bớ đánh đập trong khi các cơ quan có thẩm quyền không chịu giải quyết.

Ngày 17/09/2014 những cơn giông bão ập đến túp lều bạt không thể che chắn được cho những đứa trẻ, bà đã phải đưa con, cháu đến ủy ban phường Đằng Giang tránh bão. Những đứa trẻ này đã phải sống cảnh lang thang không thể đi học kể từ khi 2 ngôi nhà của bố mẹ chúng bị chính quyền tùy tiện đập phá. Người có tội và phải chịu trách nhiệm trong vụ này là ông Phạm Khắc Liêm phó chủ tịch phường, tháng 07/2012 tòa án kết tội ông ta 12 năm tù là xong, còn tất cả những hậu quả ông ta gây ra cho 24 hộ dân và những đứa trẻ vô tội này thì không cấp chính quyền nào chịu trách nhiệm giải quyết trả lại tài sản, trả lại quyền con người và mảnh đất mà họ đang ở.

VRNs: Nỗi khổ dân oan Nguyễn Thị Thúy

=========

Việt Nam sẽ có TPP?

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là một cơ hội tuyệt vời giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng, đặc biệt trong thời điểm này khi Việt Nam rất muốn thoát khỏi sự phụ thuộc quá lớn về kinh tế vào Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama cũng muốn hoàn tất đàm phán TPP trong năm nay khi ông thực hiện chuyến công du tới châu Á vào cuối năm. Với việc Mỹ đang muốn xoay trục về châu Á.  Các chuyên gia nói rằng còn có nhiều rào cản cho tiến trình đàm phán và có nhiều thách thức cho Việt Nam khi tham gia TPP.

TPP được coi là một “hiệp định thương mại bậc nhất của thế kỷ 21 khi nó gói gọn trong đó 40% lượng GDP toàn cầu và 1/3 thương mại toàn thế giới,” theo lời phát biểu của bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Đồng Doanh Nghiệp Mỹ-ASEAN (US-ABC) vừa được tổ chức tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.

Ông Kerry đã kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ gây ảnh hưởng đến quốc hội để thông qua TPP:

“Chúng tôi cần các bạn giúp đỡ để đạt được TPP với quốc hội Mỹ và người dân Mỹ. Và chúng tôi cần các bạn gọi điện, tổ chức các cuộc gặp mặt để đưa quốc hội vào cuộc.”

Chủ tịch US-ABC, ông Alexander Feldman, nói với VOA rằng TPP đối với Việt Nam là một sự thay đổi diện mạo và nó sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp của cả 2 bên.

Việt Nam tham gia đàm phán TPP từ cuối năm 2010. Các đối tác của hiệp định bao gồm Mỹ và 10 nước khác trung khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo số liệu thống kê của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, năm 2009, Mỹ đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam với tổng số tiền đầu tư là 9.8 tỷ đô la. Trong 1 số năm gần đây, các công ty của Mỹ đã nằm trong số những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

VOA: Việt Nam sẽ có TPP? 

*******16/10/2014*******

Phiên tòa phúc thẩm ba người dân tộc H’mong

Phiên phúc thẩm đối với ba người dân tộc H’mong gồm ông Hoàng Văn Sự, Hoàng Văn Sinh và Dương Văn Thành diễn ra tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Trong phiên sơ thẩm vào tháng 7 họ bị tuyên án tù vì vi phạm theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Luật sư Trần Thu Nam, người nhận bào chữa cho ba người sau phiên xử phiên phúc thẩm là:

“Ba người thì một người được giảm 3 tháng là ông Hoàng Văn Sự từ 18 tháng xuống còn 15 tháng, hai ông Dương Văn Thành và Hoàng Văn Sinh vẫn giữ nguyên án sơ thẩm là 24 tháng và 15 tháng. Có xin giảm thì họ giảm còn vẫn kêu oan ở tòa thì người ta không giảm”.

Nhiều người H’mong từ bốn tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang đã lên đường đến Bắc Kạn với mong muốn được vào tham dự phiên phúc thẩm ba đồng bào của họ. Thế nhưng cũng như các phiên xử đối với những người H’mong theo đạo bỏ ma của ông Dương Văn Mình trong thời gian qua, tất cả đều không được vào dự tòa.

RFA: Phiên tòa phúc thẩm ba người dân tộc H’mong

==========

Việt Nam và Châu Âu đồng ý sớm đúc kết hiệp định tự do thương mại

Trong khuôn khổ vòng công du Châu Âu, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Manuel Barroso ngày 13/10/2014 tại Bỉ. Hà Nội và Bruxelles đồng ý đẩy mạnh các cuộc thương thuyết về một hiệp định tự do mậu dịch song phương để có thể ký kết trong “một vài tháng tới”.

Sau cuộc họp, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh cả Hà Nội lẫn Bruxelles đều đánh giá rằng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu (tên tắt tiếng Anh là EVFTA) « có thể giúp hai bên giải quyết các thách thức kinh tế hiện nay và trong tương lai ». Theo ông Dũng, hai bên đã : « Nhất trí tăng cường hoàn tất đàm phán để có thể ký EVFTA trong một vài tháng tới ».

Việt Nam không quên yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam vào cùng thời điểm hai bên kết thúc đàm phán về hiệp định tư do thương mại.

Liên Hiệp Châu Âu đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, một vai trò đã được chính Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José Manuel Barroso nhắc lại trước báo chí :Thị trường xuất khẩu cũng như đối tác thương mại thứ hai của Việt Nam, đồng thời là một trong những nhà đầu tư hàng đầu.

RFI: Việt Nam và Châu Âu đồng ý sớm đúc kết hiệp định tự do thương mại 

VOA: EU, Việt Nam mong sớm hoàn tất thỏa thuận thương mại tự do

*******17/10/2014*******

Những người “muốn biết” đã nhận được “câu trả lời”

Câu trả lời thể hiện ở sự việc những người đến gặp Ban Dân nguyện của Quốc hội để trao bản yêu cầu Quốc Hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô đã được “đón tiếp”. Đó là một rừng máy quay của an ninh, một lực lượng thanh niên mặc áo đỏ sao vàng đến gây rối và lực lượng bảo vệ xua đuổi.

Việc những người hưởng ứng phong trào “Tôi muốn biết” do mạng lưới Blogger Việt Nam phát động đến trao cho Quốc hội bản yêu cầu nói trên đã được thông báo rộng rãi trên mạng từ những ngày trước.

“Để tiếp tục thực hiện điều “Chúng Tôi Muốn Biết”, một văn bản “Yêu cầu Quốc hội bạch hóa Hội nghị Thành Đô” sẽ được trao cho Quốc hội vào ngày:

Thứ Tư, ngày 15 tháng 10 năm 2014, tại:

Ban Dân Nguyện – 22 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội

Văn phòng Quốc hội – 56-58 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Hà Nội và Sài Gòn đã lựa chọn ra một số đại diện để trực tiếp đi trao bản yêu cầu cho Ban Dân Nguyện và Văn Phòng Quốc Hội vào ngày 15/10.

Quyền Được Biết là một quyền phổ quát của mọi công dân và Hội nghị Thành Đô có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận mệnh của dân tộc.

Rfavietnam: Những người “muốn biết” đã nhận được “câu trả lời”

*******18/10/2014*******

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM Bản Lên Tiếng về tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khác

Ngày 09-01-2013, các đồng bào Việt Nam trong lẫn ngoài nước yêu tự do dân chủ và các cơ quan nhân quyền quốc tế hết sức bất bình về phiên tòa bất công phi pháp mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngụy tạo để kết án 14 thanh niên Công giáo-Tin lành ở Nghệ An về tội gọi là “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ luật Hình sự của Cộng sản với mức án tàn bạo (83 năm tù giam, 42 năm quản chế. Công luận đặc biệt chú ý đến ba người bị án nặng nề nhất (13 năm tù, 5 năm quản chế) là các Anh Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Lê Văn Sơn (anh Sơn về sau được giảm án trong phiên tòa phúc thẩm).

Khi bắt đầu thụ án, các tù nhân lương tâm vô tội trên còn bị nhà cầm quyền Cộng sản -qua tay công an các trại giam- tiếp tục đối xử bằng nhiều cách thức tàn độc và hèn hạ, nhằm trả thù lòng yêu nước của họ và buộc họ phải nhận tội. Chẳng hạn biệt giam cùm kẹp, cho ăn uống thiếu thốn, không chạy chữa thuốc men đầy đủ, nhốt trong nơi thiếu điều kiện vệ sinh, nhờ tù hình sự đánh đập hay hành hạ, không cho gặp người thân hoặc viết thư thăm gia đình, bỏ xó mọi đơn từ yêu cầu khiếu nại và triệt để cấm hưởng dụng quyền tự do tôn giáo… Chính những đòn thù vô nhân đạo và vô pháp luật này đã khiến nhiều tù nhân lương tâm đem sinh mạng mình ra để phản đối bằng cách tuyệt thực.

Nhờ lời chứng của gia đình lẫn bạn tù vừa mãn án, công luận đang báo động về trường hợp thê thảm của Anh Đặng Xuân Diệu, hiện bị biệt giam ở Trại 5:huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.

Khi bị đưa vào Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa (sau phiên tòa sơ thẩm), anh còn bị biệt giam liên tục, bị cán bộ đánh đập, có lần bị nhốt chung nửa năm (22-04 đến 23-10-2013) với một phạm nhân can tội giết người mà Anh buộc phải phục vụ như một tên nô lệ. Anh cũng từng bị đưa vào “buồng kỷ luật”, ở đó phải bị cùm chân, uống nước bẩn, thiếu chăn màn, không được tắm rửa và sống trong hôi hám cùng tột.

Vì đấu tranh cho các bạn tù có những điều kiện sống tối thiểu xứng với nhân phẩm và đấu tranh cho sự vô tội của mình trước một nền pháp chế bất nhân tàn độc, chủ yếu bằng tuyệt thực, hiện Anh Đặng Xuân Diệu đang tiếp tục gánh chịu những đòn thù của những cai ngục đã mất hẳn tính người và tình người. Giờ đây Anh đã suy sụp sức khỏe và tính mạng đang từng ngày bị đe dọa, trong lúc tại quê nhà, bà mẹ già 70 tuổi của Anh đang lâm bệnh nặng vì khổ đau và thương nhớ.

DTD: HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM Bản Lên Tiếng về tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu và các tù nhân lương tâm khác

*******19/10/2014********

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA từ Vienna, Áo Quốc

Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một cựu tù nhân lương tâm, nhà hoạt động công đoàn được trả tự do ngày 28/6/2014. Sau ngày 3/9 cô đi bị cấm xuất cảnh khi dự định đi thăm Mẹ là bà Trần Thị Ngọc Minh tại Áo.

Trước chuyến công du Đức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bất ngờ cô được cơ quan xuất nhập cảnh thông báo là cô đã được phép xuất cảnh sang Áo thăm Mẹ. Ngày 16/6 cô đã đến Vienna.

Minh Hạnh trả lời RFA cho biết thật sự rằng Minh Hạnh luôn luôn mang nỗi khắc khoải và mong chờ rằng hai anh được tự do như Minh Hạnh vậy, và không chỉ có hai anh Chương và anh Hùng mà còn các tù nhân lương tâm khác như chị Tạ Phong Tần, anh Điếu Cày và chị Mai Thị Dung… còn đang bị giam cầm trong nhà tù Cộng sản Việt Nam. Minh Hạnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng các anh chị em đang đấu tranh cho Tự do Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam, sát cánh cùng gia đình 2 anh để đấu tranh đòi tự do cho hai anh Nguyễn Hòng Quốc Hùng và anh Đoàn Huy Chương, và đặc biệt Minh Hạnh cũng mong muốn kêu gọi trả tự do cho chị Mai Thị Dung, đó là người bạn tù từng sống chung với Minh Hạnh đang phải chịu cảnh bệnh tật.

RFA: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA từ Vienna, Áo Quốc

===========

Người dân đem quan tài biểu tình phản đối công an đánh chết người 

Một vụ biểu tình phản đối công an xảy ra tại thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh khi gia đình nạn nhân cho rằng công an đánh chết người và tạo chứng cứ giả để trốn tránh trách nhiệm.

Theo báo Dân Trí ghi nhận, nạn nhân tên Nguyễn Văn Sửu bị công an Thành phố Móng Cái bắt giữ vì tình nghi là thủ phạm nổ súng gây cho một người bị thương nặng tại phường Bình Ngọc thành phố Móng Cái. Anh Sửu bị bắt và tạm giam hình sự tại nhà tạm giữ công an thành phố.

Tuy nhiên anh Sửu đã chết sau đó và công an cho biết là anh treo cổ tự tử.

Gia đình và thân nhân cũng như người dân đã không chấp nhận giải thích của công an cho là anh Sửu tự tử vì sợ bị truy tố. Thân nhân anh xác định anh không thể treo cổ trên khung cửa sổ với chiều cao chưa quá đầu của anh được.

Hơn 100 người mang quan tài anh Sửu tới trước cửa Ủy ban Nhân dân Phường Bình Ngọc đòi công lý cho anh.

Việc công an đánh người dân chết trong đồn rồi phao tin là nạn nhân tự tử xảy ra thường xuyên tại Việt Nam là đề tài bàn cãi nhiều năm qua nhưng cho tới giờ vẫn chưa có kẻ gây án chính thức nào bị xét xử.

RFA: Người dân đem quan tài biểu tình phản đối công an đánh chết người 

***Tổng hợp bởi Nguyễn Ngọc Anh