Đài Á châu Tự do, ngày 13/6/2017
Một số tổ chức theo dõi nhân quyền trên thế giới lên tiếng về trường hợp cựu tù nhân lương tâm, giảng viên Phạm Minh Hoàng bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch hôm thứ Ba, 13 tháng 6, cho biết hành động vừa nêu của chính quyền Việt Nam là hoàn toàn vô lý, thể hiện thêm một bước lùi của chính quyền Hà Nội trong việc đối xử với các nhà bất đồng chính kiến.
Ông Robertson nêu rõ những nhà đấu tranh đó đã không còn được xem là người Việt Nam, bị tước quyền nhân thân. Ông kêu gọi các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các nhà tài trợ cho Việt Nam phải lên tiếng kêu gọi huỷ bỏ quyết định tước quốc tịch của cựu tù nhân, giảng viên Phạm Minh Hoàng ngay lập tức.
Cũng theo ông Robertson, đây là thời gian cần phải có hành động ngay để đảm bảo rằng trong tương lai, không có nhà hoạt động chính trị khác của Việt Nam phải đối mặt với quyết định tước quốc tịch như Giáo sư Phạm Minh Hoàng.
Bên cạnh đó, tổ chức Front Line Defenders cũng bày tỏ quan tâm đến trường hợp của ông Phạm Minh Hoàng, và thúc đẩy chính phủ Việt Nam ngay lập tức thu hồi quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông.
Giảng viên Phạm Minh Hoàng là người mang song tịch Việt Nam và Pháp. Ông từng là du học sinh, sinh sống ở Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về nước dạy học tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn cho đến khi bị bắt vào tháng 8 năm 2010 với tội danh lật đổ chính quyền Việt Nam theo điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Sau khi mãn hạn 17 tháng tù giam, ông được trả tự do vào Tháng Giêng năm 2012 và chịu ba năm quản chế. Dù không được các trường đại học ở Việt Nam nhận giảng dạy, ông tiếp tục những gì đã làm trước đó là mở những lớp dạy tiếng Pháp và kỹ năng mềm cho các em học sinh tại Sài Gòn.
Ông nhận được quyết định tước quốc tịch vào chiều Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2917, gồm hai văn bản đều của Bộ Tư pháp. Trong đó, một là văn bản thông báo của Bộ Tư pháp, ký ngày 9 tháng 6, 2017 và một là bản sao quyết định của Chủ tịch nước ký ngày 17 tháng 5, 2017 nhưng do Bộ Tư pháp sao y lại và ký ngày 22 tháng 5, 2017.
June 14, 2017
Quốc tế lên tiếng vụ Việt Nam tước quốc tịch GS. Phạm Minh Hoàng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đài Á châu Tự do, ngày 13/6/2017
Một số tổ chức theo dõi nhân quyền trên thế giới lên tiếng về trường hợp cựu tù nhân lương tâm, giảng viên Phạm Minh Hoàng bị nhà nước Việt Nam tước quốc tịch.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Right Watch hôm thứ Ba, 13 tháng 6, cho biết hành động vừa nêu của chính quyền Việt Nam là hoàn toàn vô lý, thể hiện thêm một bước lùi của chính quyền Hà Nội trong việc đối xử với các nhà bất đồng chính kiến.
Ông Robertson nêu rõ những nhà đấu tranh đó đã không còn được xem là người Việt Nam, bị tước quyền nhân thân. Ông kêu gọi các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các nhà tài trợ cho Việt Nam phải lên tiếng kêu gọi huỷ bỏ quyết định tước quốc tịch của cựu tù nhân, giảng viên Phạm Minh Hoàng ngay lập tức.
Cũng theo ông Robertson, đây là thời gian cần phải có hành động ngay để đảm bảo rằng trong tương lai, không có nhà hoạt động chính trị khác của Việt Nam phải đối mặt với quyết định tước quốc tịch như Giáo sư Phạm Minh Hoàng.
Bên cạnh đó, tổ chức Front Line Defenders cũng bày tỏ quan tâm đến trường hợp của ông Phạm Minh Hoàng, và thúc đẩy chính phủ Việt Nam ngay lập tức thu hồi quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông.
Giảng viên Phạm Minh Hoàng là người mang song tịch Việt Nam và Pháp. Ông từng là du học sinh, sinh sống ở Pháp từ năm 1973, đến cuối thập niên 1990 ông trở về nước dạy học tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn cho đến khi bị bắt vào tháng 8 năm 2010 với tội danh lật đổ chính quyền Việt Nam theo điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Sau khi mãn hạn 17 tháng tù giam, ông được trả tự do vào Tháng Giêng năm 2012 và chịu ba năm quản chế. Dù không được các trường đại học ở Việt Nam nhận giảng dạy, ông tiếp tục những gì đã làm trước đó là mở những lớp dạy tiếng Pháp và kỹ năng mềm cho các em học sinh tại Sài Gòn.
Ông nhận được quyết định tước quốc tịch vào chiều Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2917, gồm hai văn bản đều của Bộ Tư pháp. Trong đó, một là văn bản thông báo của Bộ Tư pháp, ký ngày 9 tháng 6, 2017 và một là bản sao quyết định của Chủ tịch nước ký ngày 17 tháng 5, 2017 nhưng do Bộ Tư pháp sao y lại và ký ngày 22 tháng 5, 2017.