Vụ đối đầu này đánh dấu bước leo thang mới trong các cuộc chiến bất tận về đất đai, là nguồn cơn chính của các khiếu nại tại Việt Nam và cũng là một trong những việc đau đầu nhất của Đảng Cộng sản.
Với tăng trưởng kinh tế hơn 6% mỗi năm, nhu cầu mở rộng đường xá, cầu và các khu công nghiệp ngày càng nhiều và các thành phố ngày càng trở nên đông đúc.
Số đất nông nghiệp bị mất đi vì các dự án phát triển trong hai thập niên qua là khó tính hết. Nhưng điều chắc chắn là nó vượt quá số đất được phân chia lại trong giai đoạn cải cách ruộng đất, bài báo nhận định.
Sự chuyển đổi ở mức độ như vậy gây phẫn nộ ở bất kỳ nơi nào, nhưng nó lại rất có vấn đề ở Việt Nam nơi nhà nước một đảng với chỉnh phủ trao quyền sử dụng nhưng lại nói tất cả đất đai thuộc về nhà nước.
Tiền bồi thường khi cưỡng chế đất có giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Quá trình tham vấn là “làm cho có” và tòa hiếm khi giải quyết khiếu nại. Những hộ dân bị mất đất đôi khi phàn nàn về thực trạng quan chức địa phương thông đồng với các chủ dự án bất động sản.
Giấy tờ và sổ sách nhà đất chắp vá khiến khó có thể phân định bên nào là đúng khi có những khiếu nại được đưa ra như trong vụ Đồng Tâm.
Thực trạng này làm méo mó sự phát triển của Việt Nam. Giá đất tại khu vực ngoại vi các thành phố rẻ khiến có những dự án phình ra phía ngoại ô thay vì tập trung vào thành phố.
Thực trạng này, theo Ngân hàng Thế giới cảnh báo, làm tăng chi phí dịch vụ công và làm giảm hiệu quả trong nỗ lực xây dựng các trung tâm kinh doanh.
Nhưng điều đáng lo ngại hơn đối với Đảng Cộng sản là sự phẫn nộ châm ngòi từ việc di dời dân khi lấy đất và hệ lụy của quyền sử dụng đất không rõ ràng.
Số liệu chính thức cho thấy tranh chấp đất đai theo mọi hình thái chiếm khoảng hơn hai phần ba số đơn từ khiếu nại và sự phẫn nộ từ những người sống ở vùng nông thôn làm giảm niềm tin và sự ủng hộ của họ vào chính quyền.
Bài báo nói về thực trạng chính quyền thường dùng biện pháp cưỡng chế khi có tranh chấp đất, thậm chí sự phản kháng là ôn hòa. Vụ bà Cấn Thị Thêu, nhà hoạt động vì đất đai bị xử 20 tháng tù là một ví dụ.
Luật đất đai mới được ban hành vào năm 2013 không công nhận quyền sở hữu tư nhân nhưng có gia hạn quyền thuê đất tơi 50 năm đối với các hợp đồng sắp hết hạn.
Người ta thấy có việc tái tập trung quá trình ra quyết định về sử dụng đất, một phần là để phòng chống tham nhũng xảy ra với quan chức cấp tỉnh.
Ngoài ra cán bộ lãnh đạo đảng cũng được yêu cầu có những đánh giá sâu sát hơn khi triển khai các dự án đòi hỏi di dân diện rộng. Các quan chức cũng được phân quyền nhiều hơn khi ra quyết định đền bù để tạo điều kiện có cách giải quyết thỏa đáng hơn.
Kết quả, theo bài báo, là có mặt tốt và mặt xấu. Khảo sát thường niên của LHQ cho thấy tổng số đất lấy lại có giảm đi trong ba năm qua.
Tuy nhiên một phần ba những người bị ảnh hưởng vì đất đai vẫn không nhận được tiền bồi thường và một phần tư nghĩ rằng tiền bồi thường là không công bằng.
John Gillespie từ Đại học Monash được dẫn lời nói cho tới nay những cải cách về đất đai là rất ít.
Trong khi đó những người khiếu kiện thấy việc thu hút dư luận quan tâm tới các vấn đề của họ lại dễ hơn trước nhiều.
Mặc dù các nhà báo tại Việt Nam bị hạn chế do khâu kiểm duyệt, đảng không có quyết tâm và nguồn lực để khống chế mạng xã hội.
Facebook đã và đang là cái loa để xả phẫn nộ về mọi thứ bất công như vụ xả độc ở biển miền trung vào năm ngoái.
Nếu vụ Đồng Tâm xảy ra cách đây 10 năm thì “sẽ chẳng ai biết gì cả”, một người nói. Giải pháp chính phủ phải xuống thang có thể là động thái không thể nào làm gì khác được trong bối cảnh công chúng quan tâm theo dõi diễn biến trên mạng.
Hai tháng trôi qua, bài báo nói, chính phủ Việt Nam hiện vẫn đang cố đóng sổ vụ việc này mà tránh tạo tiền lệ có thể họ sẽ phải nuối tiếc.
Giới chức vẫn chưa đưa ra báo cáo kết quả thanh tra về khiếu nại của dân làng Đồng Tâm mà họ hứa là làm rõ trong vòng 45 ngày.
Người ta thấy có cả động thái quay đầu khi nhà chức trách vào hôm 13/06 tuyên bố sẽ truy tố những người bắt cảnh sát trái phép.
Hẳn là Đảng có thể đã quyết định rằng chẳng làm gì sẽ tạo rủi ro khuyến khích những công dân khác bức xúc áp dụng biện pháp tương tự như đã xảy ra ở Đồng Tâm.
Một kịch bản là tòa sẽ tuyên án tương đối nhẹ và đưa ra sự nhượng bộ thầm lặng nào đó để tránh mất mặt.
Kể cả khi chính phủ tìm được một giải pháp tình thế cho tranh chấp ở Đồng Tâm, sẽ còn có thêm đất nông nghiệp bị lấy để phục vụ sự nghiệp đô thị hóa đang bùng nổ ở Việt Nam.
Bài báo kết luận là xung đột đất đai sẽ vẫn còn tiếp diễn.
June 17, 2017
Việt Nam: ‘Tranh chấp đất là vấn đề chính trị lớn nhất’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
BBC, ngày 16/6/2017
Báo The Economist nói đối đầu tại Đồng Tâm cho thấy Đảng Cộng sản xử lý lúng túng và xung đột đất đai sẽ vẫn tiếp diễn.
Bài báo thuật lại sự việc bùng lên hồi tháng Tư khi nhà chức trách bắt người dân khiến dân làng bắt giữ hàng chục cảnh sát và giam họ tại nhà văn hóa.
Bàn tròn: Khởi tố Đồng Tâm – Tướng Chung có bội ước?
Vụ Đồng Tâm: ‘Người thông minh sẽ có cách giải quyết’
Đồng Tâm nóng lên sau tuyên bố của Chủ tịch Chung
Hà Nội khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm
Vụ đối đầu này đánh dấu bước leo thang mới trong các cuộc chiến bất tận về đất đai, là nguồn cơn chính của các khiếu nại tại Việt Nam và cũng là một trong những việc đau đầu nhất của Đảng Cộng sản.
Với tăng trưởng kinh tế hơn 6% mỗi năm, nhu cầu mở rộng đường xá, cầu và các khu công nghiệp ngày càng nhiều và các thành phố ngày càng trở nên đông đúc.
Số đất nông nghiệp bị mất đi vì các dự án phát triển trong hai thập niên qua là khó tính hết. Nhưng điều chắc chắn là nó vượt quá số đất được phân chia lại trong giai đoạn cải cách ruộng đất, bài báo nhận định.
Sự chuyển đổi ở mức độ như vậy gây phẫn nộ ở bất kỳ nơi nào, nhưng nó lại rất có vấn đề ở Việt Nam nơi nhà nước một đảng với chỉnh phủ trao quyền sử dụng nhưng lại nói tất cả đất đai thuộc về nhà nước.
Tiền bồi thường khi cưỡng chế đất có giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Quá trình tham vấn là “làm cho có” và tòa hiếm khi giải quyết khiếu nại. Những hộ dân bị mất đất đôi khi phàn nàn về thực trạng quan chức địa phương thông đồng với các chủ dự án bất động sản.
Giấy tờ và sổ sách nhà đất chắp vá khiến khó có thể phân định bên nào là đúng khi có những khiếu nại được đưa ra như trong vụ Đồng Tâm.
Dân Đồng Tâm đã ‘phòng vệ chính đáng’
Nhìn lại vụ Đồng Tâm – vì đâu nên nỗi?
Những việc vô tiền khoáng hậu của chính quyền
Thực trạng này làm méo mó sự phát triển của Việt Nam. Giá đất tại khu vực ngoại vi các thành phố rẻ khiến có những dự án phình ra phía ngoại ô thay vì tập trung vào thành phố.
Thực trạng này, theo Ngân hàng Thế giới cảnh báo, làm tăng chi phí dịch vụ công và làm giảm hiệu quả trong nỗ lực xây dựng các trung tâm kinh doanh.
Nhưng điều đáng lo ngại hơn đối với Đảng Cộng sản là sự phẫn nộ châm ngòi từ việc di dời dân khi lấy đất và hệ lụy của quyền sử dụng đất không rõ ràng.
Số liệu chính thức cho thấy tranh chấp đất đai theo mọi hình thái chiếm khoảng hơn hai phần ba số đơn từ khiếu nại và sự phẫn nộ từ những người sống ở vùng nông thôn làm giảm niềm tin và sự ủng hộ của họ vào chính quyền.
Bài báo nói về thực trạng chính quyền thường dùng biện pháp cưỡng chế khi có tranh chấp đất, thậm chí sự phản kháng là ôn hòa. Vụ bà Cấn Thị Thêu, nhà hoạt động vì đất đai bị xử 20 tháng tù là một ví dụ.
Luật đất đai mới được ban hành vào năm 2013 không công nhận quyền sở hữu tư nhân nhưng có gia hạn quyền thuê đất tơi 50 năm đối với các hợp đồng sắp hết hạn.
Người ta thấy có việc tái tập trung quá trình ra quyết định về sử dụng đất, một phần là để phòng chống tham nhũng xảy ra với quan chức cấp tỉnh.
Ngoài ra cán bộ lãnh đạo đảng cũng được yêu cầu có những đánh giá sâu sát hơn khi triển khai các dự án đòi hỏi di dân diện rộng. Các quan chức cũng được phân quyền nhiều hơn khi ra quyết định đền bù để tạo điều kiện có cách giải quyết thỏa đáng hơn.
Kết quả, theo bài báo, là có mặt tốt và mặt xấu. Khảo sát thường niên của LHQ cho thấy tổng số đất lấy lại có giảm đi trong ba năm qua.
Tuy nhiên một phần ba những người bị ảnh hưởng vì đất đai vẫn không nhận được tiền bồi thường và một phần tư nghĩ rằng tiền bồi thường là không công bằng.
John Gillespie từ Đại học Monash được dẫn lời nói cho tới nay những cải cách về đất đai là rất ít.
Trong khi đó những người khiếu kiện thấy việc thu hút dư luận quan tâm tới các vấn đề của họ lại dễ hơn trước nhiều.
Mặc dù các nhà báo tại Việt Nam bị hạn chế do khâu kiểm duyệt, đảng không có quyết tâm và nguồn lực để khống chế mạng xã hội.
Facebook đã và đang là cái loa để xả phẫn nộ về mọi thứ bất công như vụ xả độc ở biển miền trung vào năm ngoái.
Nếu vụ Đồng Tâm xảy ra cách đây 10 năm thì “sẽ chẳng ai biết gì cả”, một người nói. Giải pháp chính phủ phải xuống thang có thể là động thái không thể nào làm gì khác được trong bối cảnh công chúng quan tâm theo dõi diễn biến trên mạng.
Hai tháng trôi qua, bài báo nói, chính phủ Việt Nam hiện vẫn đang cố đóng sổ vụ việc này mà tránh tạo tiền lệ có thể họ sẽ phải nuối tiếc.
Giới chức vẫn chưa đưa ra báo cáo kết quả thanh tra về khiếu nại của dân làng Đồng Tâm mà họ hứa là làm rõ trong vòng 45 ngày.
Người ta thấy có cả động thái quay đầu khi nhà chức trách vào hôm 13/06 tuyên bố sẽ truy tố những người bắt cảnh sát trái phép.
Hẳn là Đảng có thể đã quyết định rằng chẳng làm gì sẽ tạo rủi ro khuyến khích những công dân khác bức xúc áp dụng biện pháp tương tự như đã xảy ra ở Đồng Tâm.
Một kịch bản là tòa sẽ tuyên án tương đối nhẹ và đưa ra sự nhượng bộ thầm lặng nào đó để tránh mất mặt.
Kể cả khi chính phủ tìm được một giải pháp tình thế cho tranh chấp ở Đồng Tâm, sẽ còn có thêm đất nông nghiệp bị lấy để phục vụ sự nghiệp đô thị hóa đang bùng nổ ở Việt Nam.
Bài báo kết luận là xung đột đất đai sẽ vẫn còn tiếp diễn.