Kính gửi: Ông Tô Lâm Bộ trưởng Công An
44 Yết Kiêu Quận Hoàn Kiếm Hà Nội Việt Nam
Ngày 3 tháng 7 năm 2017
Chúng tôi, các tổ chức ký tên dưới đây, kêu gọi chính phủ Việt Nam lập tức ra lệnh mở một cuộc điều tra độc lập, không tư vị và có hiệu quả về những tình huống xung quanh cái chết của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn, người đã chết trong khi bị công an giam giữ vào ngày 3 tháng 5 năm 2017 tại tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam. Chúng tôi cũng đề nghị các phát hiện và kết luận điều tra phải được công bố rộng rãi. Bất kỳ cá nhân nào, dù là trực thuộc hoặc không trực thuộc cơ quan Nhà nước, bất kể cấp bậc hay chức vị, mà có đầy đủ bằng chứng sơ bộ cho thấy sự vi phạm pháp luật gây ra cái chết phải bị truy tố trong những phiên tòa công bằng. Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền chấm dứt ngay sự đe dọa và sách nhiễu đối với gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn.
Sáng ngày 2 tháng 5 năm 2017, ông Nguyễn Hữu Tấn đã bị Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra bắt giữ ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Nhà ông bị lục soát và ông bị cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, vi phạm Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Tuy nhiên chính quyền chưa hề cung cấp bất cứ thông tin gì về tài liệu cụ thể nào được cho là được tàng trữ hoặc phát tán bởi ông Nguyễn Hữu Tấn. Và cũng không rõ có bất cứ tang vật nào được tìm thấy trong quá trình khám xét nhà hay không. Dù trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, sự phê bình một cách ôn hòa cơ quan hay cán bộ nhà nước được bảo vệ bởi quyền tự do phát biểu của các quyền con người và không thể bị kết tội. Bất chấp điều này, gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn cho biết công an đã đọc lệnh bắt và dẫn ông
Tấn đi vào đầu giờ sáng ngày 3 tháng 5 và tạm giữ ông ở Trại Tạm Giam công an tỉnh Vĩnh Long, cùng ngày hôm đó ông Tấn đã qua đời tại đây.
Ngày 20 tháng 6 năm 2017, cha mẹ của ông Nguyễn Hữu Tấn nhận được một thông báo dài 1 trang rưỡi, ghi ngày 8 tháng 6, tóm tắt kết luận điều tra của Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra công an tỉnh Vĩnh Long – đây cũng chính là cơ quan công an có trách nhiệm trong việc bắt giữ ông Tấn. Bản thông báo cho biết cuộc điều tra đưa tới kết luận là ông Nguyễn Hữu Tấn đã tự cắt cổ mình bằng một “con dao” lấy từ trong cặp của một cán bộ điều tra, một hành động mà quá trình điều tra xác định rằng “không có sự tác động hoặc giúp đỡ của người khác”. Ông Nguyễn Hữu Quang, cha của Nguyễn Hữu Tấn, cũng được giải thích về nguyên nhân cái chết như vậy khi ông được cho xem xác của con trai mình sau giờ trưa ngày 3 tháng 5. Tờ thông báo còn cho biết có hai cán bộ “có phần trách nhiệm” cho cái chết do đó đã bị giáng cấp nhưng không cung cấp thêm lời giải thích nào.
Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Quang, các vết thương mà ông nhìn thấy trên thân thể con mình gây nghi vấn ông Tấn đã bị tra tấn và giết chết trong khi bị tạm giam. Ông tin rằng lời giải thích của công an và kết luận điều tra là không nhất quán và mâu thuẫn. Khi ông được đưa vào nhìn thi thể của Nguyễn Hữu Tấn, ông thấy con mình nằm ngửa trên một vũng máu lớn. Có một vết cắt dài gần suốt chiều ngang trên cổ ông Tấn và vết đứt rộng khoảng 5cm. Cuống họng bị đứt lìa và xương cổ bị lòi ra. Trên trán Tấn có vết bầm và phía bên đầu bị mềm nhũn. Mặc dù công an cho rằng ông Tấn đã tự tử bằng cách tự cắt cổ, ông Nguyễn Hữu Quang không hề nhìn thấy dấu máu trên hai bàn tay con trai mình. Ngoài ra, chiều dài, chiều rộng, chiều sâu của vết cắt, bao gồm cả việc cuống họng đứt lìa, cho thấy rất khó có khả năng vết thương có thể do nạn nhân tự gây ra.
Sau cái chết của con mình, công an chiếu cho ông Quang xem hai đoạn video khác nhau với mục đích cho thấy việc con ông tự tử. Gương mặt của người đàn ông trong các đoạn video này mà công an cho là con ông không thể nhìn thấy được. Trong đoạn video đầu tiên, ngắn hơn, người đàn ông cầm con dao bằng tay trái tự cắt cổ của mình, trong khi Nguyễn Hữu Tấn là người thuận tay phải. Ông Nguyễn Hữu Quang nói rằng sau này ông được cho xem một đoạn video dài hơn trong đó người đàn ông tự cắt cổ mình với những động tác khác hơn người đàn ông trong đoạn video thứ nhất. Ông nêu nghi ngờ cả hai đoạn video đều được ngụy tạo.
Gia đình ông Tấn yêu cầu được đưa thi thể của ông về nhà và tiến hành một cuộc khám nghiệm tử thi độc lập. Tuy nhiên, theo thân nhân trong gia đình thì công an đã giữ thi thể ông Tấn lại trong nhiều giờ mới trao trả. Trong khoảng thời gian đó, họ đã lau sạch vết máu trên thi thể và may lại vết đứt trên cổ họng ông Tấn. Họ bỏ thi thể của ông vào quan tài rồi vít chặt lại. Công an đưa quan tài về nhà của gia đình ông khi đó vẫn còn đang bị công an bao vây. Thân nhân nạn nhân nói rằng khi họ chụp ảnh thi thể, công an đã phá huỷ và tịch thu điện thoại của họ. Các quan chức chính quyền địa phương đã áp lực buộc gia đình phải chôn hoặc thiêu thi thể nạn nhân càng sớm càng tốt. Do đó nạn nhân đã được chôn cất trước khi các chứng cứ y khoa có thể được thu thập.
Ông Nguyễn Hữu Quang cho biết trước đây gia đình của ông đã từng bị chính quyền sách nhiễu và đe dọa, bao gồm cả việc họ bị theo dõi và khách tới thăm nhà bị cản trở. Ông cho rằng gia đình mình bị nhắm vào vì họ không tham gia vào ban trị sự Phật Giáo Hòa Hảo quốc doanh ở địa phương, một tổ chức theo sự chỉ đạo của chính quyền và được cho rằng để giám sát các hoạt động của những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.
Chúng tôi xin lưu ý rằng tra tấn, những hình thức đối xử tàn nhẫn hay hạ thấp nhân phẩm, và việc hành quyết phi pháp, gấp rút, hoặc tùy tiện là sự vi phạm quyền được sống và là điều bất hợp pháp theo các hiệp ước quốc tế về quyền con người mang tính chất ràng buộc về pháp lý đối với Việt Nam. Điều 6 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên, quy định rằng mọi người đều đương nhiên có quyền sống, và không ai có thể bị tước đoạt cuộc sống của mình một cách tùy tiện. Điều 7 quy định rằng không ai phải chịu tra tấn hay những hình thức đối xử hay trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, hay hạ thấp nhân phẩm. Cả hai quyền trên đều là quyền tuyệt đối, điều này có nghĩa là chúng không thể bị hạn chế ngay cả trong trường hợp khẩn cấp đe doạ sự tồn vong của quốc gia. Điều 18 nói rằng mọi người đều có quyền suy nghĩ, lương tâm, và tôn giáo, có nghĩa rằng họ phải được tự do thực thi tín ngưỡng của mình mà không phải chịu sự cản trở của chính quyền. Theo Điều 2(3) các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải bảo đảm rằng rằng bất cứ ai có các quyền dựa theo Công Ước ICCPR mà bị vi phạm thì sẽ được hưởng biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả. Việt Nam còn là một quốc gia thành viên của Công ước Chống Tra Tấn và Các Hình Thức Đối Xử hay Trừng Phạt Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo, hay Hạ Thấp Nhân Phẩm khác. Điều 1, 2, và 16 tuyệt đối cấm hành vi tra tấn và các hình thức đối xử hay trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, hay hạ thấp nhân phẩm khác. Điều 12 quy định rằng các quốc gia phải đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền của họ tiến hành điều tra ngay lập tức và không thiên vị bất cứ khi nào có lý do để tin rằng hành vi tra tấn đã xảy ra trên khu vực thuộc thẩm quyền của họ.
Với những tình huống xung quanh cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn, chúng tôi cho rằng một cuộc điều tra nhanh chóng, độc lập, không tư vị, và hiệu quả với các phát hiện và kết luận được công bố rộng rãi, là điều bắt buộc. Cuộc điều tra của Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra đối với các hành vị của thuộc cấp của chính họ không thể được xem là độc lập, không tư vị, và hiệu quả. Việc hai cán bộ được cho rằng “có phần trách nhiệm” cho cái chết đã không được giải thích đầy đủ và những điều không nhất quán do ông Nguyễn Hữu Quang nêu ra chưa được giải đáp. Bản kết luận điều tra cũng chưa giải đáp về việc bắt giữ tùy tiện ông Nguyễn Hữu Tấn.
Kể từ sau cái chết của ông Tấn, công an bị cho rằng đã đe dọa bắt và truy tố các thành viên khác của gia đình ông về các hoạt động chống phá nhà nước. Các máy quay phim đã được gắn chung quanh nhà. Người vợ góa của ông Tấn, bà Huỳnh Thị Muội, được cho biết là bị chấn động nặng nề do cái chết bất ngờ của chồng bà. Do quá sợ hãi cho sự an toàn của đứa con trai 9 tuổi của mình nên bà không dám cho cháu bé đi học. Bên cạnh việc thực hiện một cuộc điều tra ngay lập tức, độc lập, không tư vị và có hiệu quả, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy chấm dứt ngay sự đe dọa, sách nhiễu các thành viên của gia đình này và phải tôn trọng các quyền con người cơ bản của họ.
Trân trọng kính chào
Các tổ chức đồng ký tên:
Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế)
Boat People SOS (Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển)
Christian Solidarity Worldwide (Công Giáo Đoàn Kết Toàn Cầu)
International Commission of Jurists (Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế)
Ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo
Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam
Chiến Dịch Bài Trừ Tra Tấn Tại Việt Nam
Chiến Dịch Jubilee USA
Chùa Pháp Biên – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Chùa Phước Bửu, Tịnh Thất Đạt Quang – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Dự án hỗ trợ người Thượng
Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu
Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt
Hội Anh Em Dân Chủ
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
Hội Phát Huy Quyền Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam
Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền Việt Nam
Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
Khối Tín Đồ PGHH Độc Lập
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu
Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam
Mạng Lưới Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độc Lập Việt Nam
Người Bảo Vệ Nhân Quyền
Nhân Quyền Không Biên Giới Quốc Tế
Quang Minh Tự, tỉnh An Giang
Quê Mẹ: Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam
Ủy Ban Cho Tự Do Tôn Giáo Việt Nam
VETO! Mạng Lưới Bảo Vệ Nhân Quyền
July 4, 2017
THƯ NGỎ YÊU CẦU ĐIỀU TRA VỀ CÁI CHẾT TRONG KHI BỊ GIAM GIỮ CỦA NGUYỄN HỮU TẤN
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Kính gửi: Ông Tô Lâm Bộ trưởng Công An
44 Yết Kiêu Quận Hoàn Kiếm Hà Nội Việt Nam
Ngày 3 tháng 7 năm 2017
Chúng tôi, các tổ chức ký tên dưới đây, kêu gọi chính phủ Việt Nam lập tức ra lệnh mở một cuộc điều tra độc lập, không tư vị và có hiệu quả về những tình huống xung quanh cái chết của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn, người đã chết trong khi bị công an giam giữ vào ngày 3 tháng 5 năm 2017 tại tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam. Chúng tôi cũng đề nghị các phát hiện và kết luận điều tra phải được công bố rộng rãi. Bất kỳ cá nhân nào, dù là trực thuộc hoặc không trực thuộc cơ quan Nhà nước, bất kể cấp bậc hay chức vị, mà có đầy đủ bằng chứng sơ bộ cho thấy sự vi phạm pháp luật gây ra cái chết phải bị truy tố trong những phiên tòa công bằng. Chúng tôi cũng kêu gọi chính quyền chấm dứt ngay sự đe dọa và sách nhiễu đối với gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn.
Sáng ngày 2 tháng 5 năm 2017, ông Nguyễn Hữu Tấn đã bị Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra bắt giữ ở thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long. Nhà ông bị lục soát và ông bị cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, vi phạm Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam. Tuy nhiên chính quyền chưa hề cung cấp bất cứ thông tin gì về tài liệu cụ thể nào được cho là được tàng trữ hoặc phát tán bởi ông Nguyễn Hữu Tấn. Và cũng không rõ có bất cứ tang vật nào được tìm thấy trong quá trình khám xét nhà hay không. Dù trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, sự phê bình một cách ôn hòa cơ quan hay cán bộ nhà nước được bảo vệ bởi quyền tự do phát biểu của các quyền con người và không thể bị kết tội. Bất chấp điều này, gia đình ông Nguyễn Hữu Tấn cho biết công an đã đọc lệnh bắt và dẫn ông
Tấn đi vào đầu giờ sáng ngày 3 tháng 5 và tạm giữ ông ở Trại Tạm Giam công an tỉnh Vĩnh Long, cùng ngày hôm đó ông Tấn đã qua đời tại đây.
Ngày 20 tháng 6 năm 2017, cha mẹ của ông Nguyễn Hữu Tấn nhận được một thông báo dài 1 trang rưỡi, ghi ngày 8 tháng 6, tóm tắt kết luận điều tra của Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra công an tỉnh Vĩnh Long – đây cũng chính là cơ quan công an có trách nhiệm trong việc bắt giữ ông Tấn. Bản thông báo cho biết cuộc điều tra đưa tới kết luận là ông Nguyễn Hữu Tấn đã tự cắt cổ mình bằng một “con dao” lấy từ trong cặp của một cán bộ điều tra, một hành động mà quá trình điều tra xác định rằng “không có sự tác động hoặc giúp đỡ của người khác”. Ông Nguyễn Hữu Quang, cha của Nguyễn Hữu Tấn, cũng được giải thích về nguyên nhân cái chết như vậy khi ông được cho xem xác của con trai mình sau giờ trưa ngày 3 tháng 5. Tờ thông báo còn cho biết có hai cán bộ “có phần trách nhiệm” cho cái chết do đó đã bị giáng cấp nhưng không cung cấp thêm lời giải thích nào.
Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Quang, các vết thương mà ông nhìn thấy trên thân thể con mình gây nghi vấn ông Tấn đã bị tra tấn và giết chết trong khi bị tạm giam. Ông tin rằng lời giải thích của công an và kết luận điều tra là không nhất quán và mâu thuẫn. Khi ông được đưa vào nhìn thi thể của Nguyễn Hữu Tấn, ông thấy con mình nằm ngửa trên một vũng máu lớn. Có một vết cắt dài gần suốt chiều ngang trên cổ ông Tấn và vết đứt rộng khoảng 5cm. Cuống họng bị đứt lìa và xương cổ bị lòi ra. Trên trán Tấn có vết bầm và phía bên đầu bị mềm nhũn. Mặc dù công an cho rằng ông Tấn đã tự tử bằng cách tự cắt cổ, ông Nguyễn Hữu Quang không hề nhìn thấy dấu máu trên hai bàn tay con trai mình. Ngoài ra, chiều dài, chiều rộng, chiều sâu của vết cắt, bao gồm cả việc cuống họng đứt lìa, cho thấy rất khó có khả năng vết thương có thể do nạn nhân tự gây ra.
Sau cái chết của con mình, công an chiếu cho ông Quang xem hai đoạn video khác nhau với mục đích cho thấy việc con ông tự tử. Gương mặt của người đàn ông trong các đoạn video này mà công an cho là con ông không thể nhìn thấy được. Trong đoạn video đầu tiên, ngắn hơn, người đàn ông cầm con dao bằng tay trái tự cắt cổ của mình, trong khi Nguyễn Hữu Tấn là người thuận tay phải. Ông Nguyễn Hữu Quang nói rằng sau này ông được cho xem một đoạn video dài hơn trong đó người đàn ông tự cắt cổ mình với những động tác khác hơn người đàn ông trong đoạn video thứ nhất. Ông nêu nghi ngờ cả hai đoạn video đều được ngụy tạo.
Gia đình ông Tấn yêu cầu được đưa thi thể của ông về nhà và tiến hành một cuộc khám nghiệm tử thi độc lập. Tuy nhiên, theo thân nhân trong gia đình thì công an đã giữ thi thể ông Tấn lại trong nhiều giờ mới trao trả. Trong khoảng thời gian đó, họ đã lau sạch vết máu trên thi thể và may lại vết đứt trên cổ họng ông Tấn. Họ bỏ thi thể của ông vào quan tài rồi vít chặt lại. Công an đưa quan tài về nhà của gia đình ông khi đó vẫn còn đang bị công an bao vây. Thân nhân nạn nhân nói rằng khi họ chụp ảnh thi thể, công an đã phá huỷ và tịch thu điện thoại của họ. Các quan chức chính quyền địa phương đã áp lực buộc gia đình phải chôn hoặc thiêu thi thể nạn nhân càng sớm càng tốt. Do đó nạn nhân đã được chôn cất trước khi các chứng cứ y khoa có thể được thu thập.
Ông Nguyễn Hữu Quang cho biết trước đây gia đình của ông đã từng bị chính quyền sách nhiễu và đe dọa, bao gồm cả việc họ bị theo dõi và khách tới thăm nhà bị cản trở. Ông cho rằng gia đình mình bị nhắm vào vì họ không tham gia vào ban trị sự Phật Giáo Hòa Hảo quốc doanh ở địa phương, một tổ chức theo sự chỉ đạo của chính quyền và được cho rằng để giám sát các hoạt động của những tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo.
Chúng tôi xin lưu ý rằng tra tấn, những hình thức đối xử tàn nhẫn hay hạ thấp nhân phẩm, và việc hành quyết phi pháp, gấp rút, hoặc tùy tiện là sự vi phạm quyền được sống và là điều bất hợp pháp theo các hiệp ước quốc tế về quyền con người mang tính chất ràng buộc về pháp lý đối với Việt Nam. Điều 6 của Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên, quy định rằng mọi người đều đương nhiên có quyền sống, và không ai có thể bị tước đoạt cuộc sống của mình một cách tùy tiện. Điều 7 quy định rằng không ai phải chịu tra tấn hay những hình thức đối xử hay trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, hay hạ thấp nhân phẩm. Cả hai quyền trên đều là quyền tuyệt đối, điều này có nghĩa là chúng không thể bị hạn chế ngay cả trong trường hợp khẩn cấp đe doạ sự tồn vong của quốc gia. Điều 18 nói rằng mọi người đều có quyền suy nghĩ, lương tâm, và tôn giáo, có nghĩa rằng họ phải được tự do thực thi tín ngưỡng của mình mà không phải chịu sự cản trở của chính quyền. Theo Điều 2(3) các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải bảo đảm rằng rằng bất cứ ai có các quyền dựa theo Công Ước ICCPR mà bị vi phạm thì sẽ được hưởng biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả. Việt Nam còn là một quốc gia thành viên của Công ước Chống Tra Tấn và Các Hình Thức Đối Xử hay Trừng Phạt Tàn Nhẫn, Vô Nhân Đạo, hay Hạ Thấp Nhân Phẩm khác. Điều 1, 2, và 16 tuyệt đối cấm hành vi tra tấn và các hình thức đối xử hay trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, hay hạ thấp nhân phẩm khác. Điều 12 quy định rằng các quốc gia phải đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm quyền của họ tiến hành điều tra ngay lập tức và không thiên vị bất cứ khi nào có lý do để tin rằng hành vi tra tấn đã xảy ra trên khu vực thuộc thẩm quyền của họ.
Với những tình huống xung quanh cái chết của ông Nguyễn Hữu Tấn, chúng tôi cho rằng một cuộc điều tra nhanh chóng, độc lập, không tư vị, và hiệu quả với các phát hiện và kết luận được công bố rộng rãi, là điều bắt buộc. Cuộc điều tra của Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra đối với các hành vị của thuộc cấp của chính họ không thể được xem là độc lập, không tư vị, và hiệu quả. Việc hai cán bộ được cho rằng “có phần trách nhiệm” cho cái chết đã không được giải thích đầy đủ và những điều không nhất quán do ông Nguyễn Hữu Quang nêu ra chưa được giải đáp. Bản kết luận điều tra cũng chưa giải đáp về việc bắt giữ tùy tiện ông Nguyễn Hữu Tấn.
Kể từ sau cái chết của ông Tấn, công an bị cho rằng đã đe dọa bắt và truy tố các thành viên khác của gia đình ông về các hoạt động chống phá nhà nước. Các máy quay phim đã được gắn chung quanh nhà. Người vợ góa của ông Tấn, bà Huỳnh Thị Muội, được cho biết là bị chấn động nặng nề do cái chết bất ngờ của chồng bà. Do quá sợ hãi cho sự an toàn của đứa con trai 9 tuổi của mình nên bà không dám cho cháu bé đi học. Bên cạnh việc thực hiện một cuộc điều tra ngay lập tức, độc lập, không tư vị và có hiệu quả, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy chấm dứt ngay sự đe dọa, sách nhiễu các thành viên của gia đình này và phải tôn trọng các quyền con người cơ bản của họ.
Trân trọng kính chào
Các tổ chức đồng ký tên:
Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế)
Boat People SOS (Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển)
Christian Solidarity Worldwide (Công Giáo Đoàn Kết Toàn Cầu)
International Commission of Jurists (Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế)
Ban Trị Sự Trung Ương Hải Ngoại Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo
Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam
Chiến Dịch Bài Trừ Tra Tấn Tại Việt Nam
Chiến Dịch Jubilee USA
Chùa Pháp Biên – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Chùa Phước Bửu, Tịnh Thất Đạt Quang – Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Dự án hỗ trợ người Thượng
Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu
Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt
Hội Anh Em Dân Chủ
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
Hội Phát Huy Quyền Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin
Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam
Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền Việt Nam
Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài
Khối Tín Đồ PGHH Độc Lập
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu
Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ Liên Minh Chống Tra Tấn Việt Nam
Mạng Lưới Các Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Độc Lập Việt Nam
Người Bảo Vệ Nhân Quyền
Nhân Quyền Không Biên Giới Quốc Tế
Quang Minh Tự, tỉnh An Giang
Quê Mẹ: Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam
Ủy Ban Cho Tự Do Tôn Giáo Việt Nam
VETO! Mạng Lưới Bảo Vệ Nhân Quyền