Hoa Kỳ, Anh quốc thuộc số các nước bày tỏ “quan ngại” sau khi Việt Nam kết án 10 năm tù với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, hôm 29/6.
Bút danh Mẹ Nấm của bà Như Quỳnh, 38 tuổi, được đặt theo tên của con gái, năm nay 11 tuổi, được mẹ gọi là “Nấm.”
Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW), với khẩu hiệu “Nếu bạn im lặng thì ai sẽ nói?” bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết về các vấn đề chính trị xã hội trong đó có “trưng thu đất đai, công an bạo hành, và tự do ngôn luận”.
Cơ quan an ninh điều tra Việt Nam nói họ tìm thấy gần 1.200 trang tài liệu trên Facebook “Mẹ Nấm” có nội dung “sai sự thật, đả kích, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”.
Theo nội dung cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa, bà Như Quỳnh bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Bản cáo trạng ghi lại những “hành vi phạm tội” của bà Như Quỳnh:
1.Chết “vì công an”:
Năm 2014, bà thu thập thông tin về 31 trường hợp người dân bị chết trong và sau khi làm việc với cơ quan công an, rồi làm thành tài liệu có tên “Stop police killing civilians” (tạm dịch: Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường).
Theo công an, trong số này, chỉ có 10 trường hợp chết do công an gây ra và đã được “xét xử theo đúng quy định pháp luật”, 21 trường hợp chết do bệnh lý, do tự tử, nhiều trường hợp đã thông báo kết quả giám định pháp y. Tài liệu của bà bị nói là “xúc phạm, hạ uy tín” lực lượng công an.
2.Vận động nhân quyền:
Cáo trạng nói bà Như Quỳnh, vào năm 2015, đã cùng 162 cá nhân, 27 tổ chức kêu gọi người dân tham gia chiến dịch “vận động nhân quyền. Cáo trạng nói lời kêu gọi đã “công khai phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.
Bài trên báo Nhân Dân hôm 27/6 mô tả chiến dịch được bà Như Quỳnh và “đồng bọn” đã “tiến hành có quy mô, bài bản” như “ký tên ‘thỉnh nguyện thư’ gửi các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án Việt Nam, vận động nước ngoài can thiệp; tổ chức xuống đường kết hợp các hình thức ‘tuyệt thực’, ‘thắp nến’, ‘tọa kháng’, ‘đi bộ’; đòi trả tự do cho số tù nhân chính trị”.
3.Xuyên tạc trên báo đài:
Cáo trạng liệt kê từ 2013 đến 2016, bà Như Quỳnh nhiều lần trả lời phỏng vấn báo, đài nước ngoài để “xuyên tạc tình hình trong nước”. Một giám định viên tư pháp nói bà đã “xuyên tạc trắng trợn nhằm bôi nhọ Việt Nam”.
4.Tàng trữ tài liệu:
Cáo trạng khép tội bà Như Quỳnh vì “tàng trữ” tập thơ “Bài thơ một vần” của tác giả Bùi Chát và một CD nhạc có bài hát “Viết về ngư dân Việt Nam” của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Hai tác phẩm này bị ghi là “đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”.
Cáo trạng nói từ khi bị bắt tạm giam ngày 10/10/2016, bà Như Quỳnh “không có sự chuyển biến tư tưởng, luôn giữ thái độ chống đối”, “không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải”.
Một bài trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, hôm 27/6, viết rằng bà Như Quỳnh “ngày càng dấn sâu vào con đường chống Đảng, Nhà nước Việt Nam một cách cực đoan hơn và quyết liệt hơn”.
Tờ này khẳng định “không có bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không có bất kỳ lý do nào có thể bảo vệ, bao biện cho các hành vi vi phạm pháp luật” của bà Như Quỳnh.
Trong khi đó, viết trên Facebook ngày 7/10, ba ngày trước khi bị bắt, bà Như Quỳnh bày tỏ mục tiêu của bà là cho “những người mình yêu quý được sống đúng nghĩa là một con người, có quyền và có giá trị như mọi người ở các quốc gia tiến bộ khác”.
Bà nói đây là “canh bạc khó” nhưng “đã chọn và mình sẽ chơi đến cùng”.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng được HRW trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.
Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho bà Giải thưởng Của Năm.
Mới đây, vào tháng Ba năm 2017, bà được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.
July 6, 2017
4 điều trong cáo trạng về ‘hành vi’ của Mẹ Nấm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
BBC, ngày 05/7/2017
Hoa Kỳ, Anh quốc thuộc số các nước bày tỏ “quan ngại” sau khi Việt Nam kết án 10 năm tù với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, hôm 29/6.
Bút danh Mẹ Nấm của bà Như Quỳnh, 38 tuổi, được đặt theo tên của con gái, năm nay 11 tuổi, được mẹ gọi là “Nấm.”
Theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW), với khẩu hiệu “Nếu bạn im lặng thì ai sẽ nói?” bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết về các vấn đề chính trị xã hội trong đó có “trưng thu đất đai, công an bạo hành, và tự do ngôn luận”.
Cơ quan an ninh điều tra Việt Nam nói họ tìm thấy gần 1.200 trang tài liệu trên Facebook “Mẹ Nấm” có nội dung “sai sự thật, đả kích, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”.
Theo nội dung cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa, bà Như Quỳnh bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Phiên tòa Mẹ Nấm: Lời cuối giữa mẹ và con gái
Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật ‘Magnitsky toàn cầu’
Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù
Blogger Mẹ Nấm ‘không khuất tất giải thưởng’
Bản cáo trạng ghi lại những “hành vi phạm tội” của bà Như Quỳnh:
1.Chết “vì công an”:
Năm 2014, bà thu thập thông tin về 31 trường hợp người dân bị chết trong và sau khi làm việc với cơ quan công an, rồi làm thành tài liệu có tên “Stop police killing civilians” (tạm dịch: Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường).
Theo công an, trong số này, chỉ có 10 trường hợp chết do công an gây ra và đã được “xét xử theo đúng quy định pháp luật”, 21 trường hợp chết do bệnh lý, do tự tử, nhiều trường hợp đã thông báo kết quả giám định pháp y. Tài liệu của bà bị nói là “xúc phạm, hạ uy tín” lực lượng công an.
2.Vận động nhân quyền:
Cáo trạng nói bà Như Quỳnh, vào năm 2015, đã cùng 162 cá nhân, 27 tổ chức kêu gọi người dân tham gia chiến dịch “vận động nhân quyền. Cáo trạng nói lời kêu gọi đã “công khai phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản”.
Bài trên báo Nhân Dân hôm 27/6 mô tả chiến dịch được bà Như Quỳnh và “đồng bọn” đã “tiến hành có quy mô, bài bản” như “ký tên ‘thỉnh nguyện thư’ gửi các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án Việt Nam, vận động nước ngoài can thiệp; tổ chức xuống đường kết hợp các hình thức ‘tuyệt thực’, ‘thắp nến’, ‘tọa kháng’, ‘đi bộ’; đòi trả tự do cho số tù nhân chính trị”.
3.Xuyên tạc trên báo đài:
Cáo trạng liệt kê từ 2013 đến 2016, bà Như Quỳnh nhiều lần trả lời phỏng vấn báo, đài nước ngoài để “xuyên tạc tình hình trong nước”. Một giám định viên tư pháp nói bà đã “xuyên tạc trắng trợn nhằm bôi nhọ Việt Nam”.
4.Tàng trữ tài liệu:
Cáo trạng khép tội bà Như Quỳnh vì “tàng trữ” tập thơ “Bài thơ một vần” của tác giả Bùi Chát và một CD nhạc có bài hát “Viết về ngư dân Việt Nam” của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Hai tác phẩm này bị ghi là “đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”.
Cáo trạng nói từ khi bị bắt tạm giam ngày 10/10/2016, bà Như Quỳnh “không có sự chuyển biến tư tưởng, luôn giữ thái độ chống đối”, “không thành khẩn khai báo, không ăn năn hối cải”.
Một bài trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, hôm 27/6, viết rằng bà Như Quỳnh “ngày càng dấn sâu vào con đường chống Đảng, Nhà nước Việt Nam một cách cực đoan hơn và quyết liệt hơn”.
Tờ này khẳng định “không có bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không có bất kỳ lý do nào có thể bảo vệ, bao biện cho các hành vi vi phạm pháp luật” của bà Như Quỳnh.
Trong khi đó, viết trên Facebook ngày 7/10, ba ngày trước khi bị bắt, bà Như Quỳnh bày tỏ mục tiêu của bà là cho “những người mình yêu quý được sống đúng nghĩa là một con người, có quyền và có giá trị như mọi người ở các quốc gia tiến bộ khác”.
Bà nói đây là “canh bạc khó” nhưng “đã chọn và mình sẽ chơi đến cùng”.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng được HRW trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.
Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho bà Giải thưởng Của Năm.
Mới đây, vào tháng Ba năm 2017, bà được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.