SBTN, ngày 13/7/2017
Tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận ARTICLE 19 hối thúc nhà cầm quyền CSVN lập tức thả nhà bảo vệ nhân quyền kiêm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, người vừa bị tuyên án 10 năm tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự của chế độ.
Tổ chức có trụ sở tại London xác định điều 88 đi ngược lại những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế về tự do biểu đạt. Theo Article 19, việc bắt giữ và kết án bà Quỳnh đi ngược lại những cam kết quốc tế và quốc nội của Việt Nam. Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị năm 1982, mà điều 19 trong đó bảo đảm quyền tự do biểu đạt. Tổ chức Article 19 xác định rằng quyền căn bản này đã được nhắc lại trong điều 25 của hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Tuy nhiên, điều 88 của bộ luật hình sự nằm quá xa bên ngoài những hạn chế đối với quyền tự do biểu đạt được cho phép theo điều 19 của công ước. Nó cho phép nhà nước thẩm quyền đáng lo ngại để đàn áp sự biểu đạt của những nhà bảo vệ nhân quyền và mọi người khác. Tổ chức ARTICLE 19 cũng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam có những bước đi cấp thời để xét lại bộ luật hình sự với những từ ngữ mơ hồ và mang tính đàn áp, đồng thời chấm dứt cuộc đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến. ARTICLE 19 được thành lập năm 1987, và từng tranh đấu thành công để chính phủ Iran hủy bỏ lệnh tử hình Hồi giáo đối với nhà văn Salman Rushdie năm 1998.
July 14, 2017
Tổ chức Article 19 hối thúc CSVN thả Blogger Mẹ Nấm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
SBTN, ngày 13/7/2017
Tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận ARTICLE 19 hối thúc nhà cầm quyền CSVN lập tức thả nhà bảo vệ nhân quyền kiêm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, người vừa bị tuyên án 10 năm tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự của chế độ.
Tổ chức có trụ sở tại London xác định điều 88 đi ngược lại những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế về tự do biểu đạt. Theo Article 19, việc bắt giữ và kết án bà Quỳnh đi ngược lại những cam kết quốc tế và quốc nội của Việt Nam. Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị năm 1982, mà điều 19 trong đó bảo đảm quyền tự do biểu đạt. Tổ chức Article 19 xác định rằng quyền căn bản này đã được nhắc lại trong điều 25 của hiến pháp Việt Nam năm 2013.
Tuy nhiên, điều 88 của bộ luật hình sự nằm quá xa bên ngoài những hạn chế đối với quyền tự do biểu đạt được cho phép theo điều 19 của công ước. Nó cho phép nhà nước thẩm quyền đáng lo ngại để đàn áp sự biểu đạt của những nhà bảo vệ nhân quyền và mọi người khác. Tổ chức ARTICLE 19 cũng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam có những bước đi cấp thời để xét lại bộ luật hình sự với những từ ngữ mơ hồ và mang tính đàn áp, đồng thời chấm dứt cuộc đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến. ARTICLE 19 được thành lập năm 1987, và từng tranh đấu thành công để chính phủ Iran hủy bỏ lệnh tử hình Hồi giáo đối với nhà văn Salman Rushdie năm 1998.