Một người đàn ông Việt sống ở Đài Loan giơ hình hàng ngàn con cá chết, tuyên bố là do nước thải công nghiệp nhóm Formosa của Đài Loan, trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc vào ngày 18 tháng 6 năm 2016.
Ô nhiễm môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra được Bộ Tài Nguyên – Môi trường xếp vị trí thứ nhất trong 7 thảm họa môi trường năm 2016 ở Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ trích dẫn báo cáo nêu rõ thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.
Sáu vụ thảm hoạ môi trường còn lại được nêu trong báo cáo là ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi (Thanh Hoá); ô nhiễm nước sông Cẩm Đàn, Sơn Động (Bắc Giang); vụ cá chết diện rộng tại Hồ Tây, Hà Nội; vụ ô nhiễm môi trường từ sự cố vỡ cống thoát nước thải ngầm dưới đáy hồ chứa bùn thải từ nhà máy chì kẽm của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn CKC, Lạng Cá, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng; vụ ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Tằng Loỏng, Lào Cai; và cuối cùng là vụ ô nhiễm do vỡ hồ chứa nước và bùn thải từ khai thác titan của công ty Tân Quang Cường, huyện Hàm Thuận, Bình Thuận.
Cũng trong ngày thứ Năm 13 tháng 7, Bộ Tài nguyên – Môi trường thông báo chất lượng nước biển 4 tỉnh miền Trung đã có thể tiếp tục cho việc nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh, cũng như các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước.
Theo Bộ Tài nguyên – Môi trường, kết quả cho thấy chất lượng nước biển và trầm tích biển tại khu vực 4 tỉnh miền Trung đã ổn định. Đặc biệt thông số phenol và sắt đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.
Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ tài nguyên môi trường triển khai chương trình quan trắc từ ngày 4-9 tháng 5, đánh giá lại hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung sau 1 năm xảy ra sự cố.
Bộ Tài Nguyên – Môi Trường cũng đề nghị Ủy Ban Nhân Dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế nên tiếp tục giám sát chặt chẽ nguồn xả thải từ khu công nghiệp Formosa.
July 15, 2017
Formosa đứng đầu 7 thảm họa môi trường năm 2016
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một người đàn ông Việt sống ở Đài Loan giơ hình hàng ngàn con cá chết, tuyên bố là do nước thải công nghiệp nhóm Formosa của Đài Loan, trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc vào ngày 18 tháng 6 năm 2016.
RFA, 13-07-2017
Ô nhiễm môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra được Bộ Tài Nguyên – Môi trường xếp vị trí thứ nhất trong 7 thảm họa môi trường năm 2016 ở Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ trích dẫn báo cáo nêu rõ thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.
Sáu vụ thảm hoạ môi trường còn lại được nêu trong báo cáo là ô nhiễm môi trường trên sông Bưởi (Thanh Hoá); ô nhiễm nước sông Cẩm Đàn, Sơn Động (Bắc Giang); vụ cá chết diện rộng tại Hồ Tây, Hà Nội; vụ ô nhiễm môi trường từ sự cố vỡ cống thoát nước thải ngầm dưới đáy hồ chứa bùn thải từ nhà máy chì kẽm của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn CKC, Lạng Cá, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng; vụ ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Tằng Loỏng, Lào Cai; và cuối cùng là vụ ô nhiễm do vỡ hồ chứa nước và bùn thải từ khai thác titan của công ty Tân Quang Cường, huyện Hàm Thuận, Bình Thuận.
Cũng trong ngày thứ Năm 13 tháng 7, Bộ Tài nguyên – Môi trường thông báo chất lượng nước biển 4 tỉnh miền Trung đã có thể tiếp tục cho việc nuôi trồng thuỷ sản, bảo tồn thuỷ sinh, cũng như các hoạt động vui chơi giải trí dưới nước.
Theo Bộ Tài nguyên – Môi trường, kết quả cho thấy chất lượng nước biển và trầm tích biển tại khu vực 4 tỉnh miền Trung đã ổn định. Đặc biệt thông số phenol và sắt đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển.
Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ tài nguyên môi trường triển khai chương trình quan trắc từ ngày 4-9 tháng 5, đánh giá lại hiện trạng môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung sau 1 năm xảy ra sự cố.
Bộ Tài Nguyên – Môi Trường cũng đề nghị Ủy Ban Nhân Dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế nên tiếp tục giám sát chặt chẽ nguồn xả thải từ khu công nghiệp Formosa.