Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 16/7/2017
===== 12/7 =====
Hà Nam sắp đưa Trần Thị Nga ra xét xử với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam sẽ xét xử nhà hoạt động xã hội Trần Thị Nga trong hai ngày 25 và 26/7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Luật sư Hà Huy Sơn, một trong ba luật sư bào chữa cho cô nói nhiều khả năng cô phải đối mặt với một bản án nặng nề đã định trước.
Nhà hoạt động nhân quyền và quyền lao động, đất đai Trần Thị Nga, 40 tuổi, là mẹ của bốn người con, trong đó có hai người con trai nhỏ. Cô bị bắt hồi cuối tháng Giêng năm nay.
Cô được nhiều người biết đến qua các hoạt động như tham gia biểu tình chống Trung Cộng, tuần hành vì môi trường, phản đối Formosa gây ra thảm họa môi trường ven biển miền Trung, và giúp đỡ dân oan khiếu kiện. Nga và hai con nhỏ liên tục bị công an bắt cóc, chặn đánh giữa đường trước khi bị bắt.
Phiên xét xử sơ thẩm cô Nga sẽ diễn ra gần một tháng sau khi Tòa án Nhân dân Khánh Hòa kết án blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù giam cũng với cáo buộc“tuyên truyền chống nhà nước”.
——————–
Cuộc đối thoại giữa Đan viện Thiên An với chính quyền Thừa Thiên–Huế không có kết quả
Cuộc họp giữa đại diện Đan viên Thiên An và chính quyền Thừa Thiên-Huế vào ngày 12/7 đã không dẫn đến một kết quả tích cực nào.
Cho dù trước đó chính quyền tỉnh hứa sẽ giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai nhưng nội dung cuộc họp vẫn là đôi co giữa hai bên về quyền sử dụng 107 hecta đất mà Đan viện Thiên An đang quản lý.
Vào năm 1998, khoảng 49 héc ta rừng thông này đã bị nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên–Huế cưỡng chiếm để xây khu du lịch. Đan viện Thiên An đã không được bồi thường một đồng nào.
Sau một thời gian dài khiếu kiện từ địa phương lên đến trung ương, đơn khiếu nại của các đan sĩ Thiên An đến nay vẫn không được giải quyết.
Vào các ngày 28 và 29/6 vừa qua, hàng trăm công an thường phục đã ập vào kéo đổ thánh giá, đập phá tượng Chúa Giêsu ngay trong khu đất nội vi của đan viện.
Nhóm công an giả dạng côn đồ còn sử dụng gậy gộc và ống sắt đánh đập nhiều đan sĩ.
Cũng trong buổi họp, đại diện Đan viện đã lên án mạnh mẽ những hành vi đàn áp, hành hung thô bạo đan sĩ, cũng như những lời nói tục tĩu chà đạp danh dự, nhân phẩm người tu hành của các cán bộ, nhóm côn đồ, đám phụ nữ được công an bảo kê.
Đan viện cũng bày tỏ sự tức giận trước việc côn đồ do nhà cầm quyền bảo kê phá hủy thánh giá ngay trong khuôn viên Đan viện trong cuộc đụng độ vừa qua. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cho rằng do sự việc xảy ra quá bất ngờ, nên lực lượng chức năng không kịp ngăn chặn “người dân tự phát”.
Đến cuối buổi họp, nhà cầm quyền Thừa Thiên-Huế đã yêu cầu đại diện Đan viện ký vào một biên bản khoảng 11 trang giấy A4 dường như đã được chuẩn bị trước nhưng các đan sĩ đã từ chối ký.
Chính quyền Việt Nam đã thực hiện việc nhiều cuộc cưỡng chiếm đất đai, tài sản của nhiều tôn giáo khác nhau trong nhiều năm qua.
===== 13/7 =====
Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Ân xá Quốc tế đã kêu gọi chiến dịch viết thỉnh nguyện thư cho ban lãnh đạo Việt Nam yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho phép cô được tiếp xúc với luật sư, gia đình cũng như được đối xử và chăm sóc sức khỏe đúng mức theo tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc với tù nhân, nhất là không bị hành hạ tra tấn trong tù.
Ân xá Quốc tế kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư bằng Anh ngữ, Việt Ngữ hoặc bất cứ ngôn ngữ nào có thể, rồi gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh để phản đối bản án 10 năm tù giam đối với Mẹ Nấm, người đã bị kết tội trong một phiên tòa không công bằng.
Theo Ân xá Quốc tế, tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ là một nhà đấu tranh ôn hòa trong mục đích bảo vệ quyền con người. Cô là nạn nhân của việc nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm và chà đạp quyền lên tự do tư tưởng và tự do phát biểu của công dân.
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
——————–
Tổ chức Article 19 hối thúc trả tự do cho Mẹ Nấm
ARTICLE 19, một tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận có trụ sở chính ở London, đã hối thúc chính quyền Việt Nam lập tức phóng thích nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Theo tổ chức này thì Điều 88 đi ngược lại những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế về tự do biểu đạt. Việc bắt giữ và kết án cô Quỳnh đi ngược lại những cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như Hiến pháp 2013 của quốc gia này.
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1982, mà Điều 19 của nó bảo đảm quyền tự do biểu đạt. Tổ chức ARTICLE 19 xác định rằng quyền căn bản này đã được nhắc lại trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam được quốc hội Việt Nam thông qua năm 2013.
Điều 88 của Bộ luật Hình sự hạn chế quyền tự do biểu đạt được quy định trong Điều 19 của công ước, cho phép nhà nước thẩm quyền đàn áp những người thực hiện quyền biểu đạt , tổ chức ARTICLE 19 nói.
Tổ chức ARTICLE 19 yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam có những bước đi kịp thời để xét lại Bộ luật Hình sự với những từ ngữ mơ hồ và mang tính đàn áp, đồng thời chấm dứt việc đàn áp giới bất đồng chính kiến.
ARTICLE 19 được thành lập năm 1987, và từng tranh đấu thành công để chính phủ Iran hủy bỏ lệnh tử hình Hồi giáo đối với nhà văn Salman Rushdie năm 1998.
Vietnam: Free human rights blogger “Mother Mushroom”
===== 15/7 =====
Công an HCM đàn áp, bắt giữ nhóm đi bộ vì môi trường
Một nhóm các nhà hoạt động môi trường, trong đó có cô giáo Ngô Thị Thứ và bạn trẻ Trần Quỳnh Như Uyên, dự định đi bộ từ thành phố Hồ Chí Minh ra Bình Thuận để phản đối việc chôn lấp hơn một triệu mét khối chất thải rắn của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân ở vùng biển địa phương.
Tuy nhiên, nhóm chỉ đi được một quãng đường ngắn thì bị lực lượng an ninh thành phố HCM tạo cớ và bắt giữ, đưa về giam giữ và tra khảo ở phường Tân Phú, quận 9. Tại đây, công an tịch thu giấy tờ cá nhân và tài sản cá nhân của họ, kể cả điện thoại.
Công an đã tra khảo, ép các thành viên của nhóm ký vào một biên bản cam kết không tham gia biểu tình. Một số đã phản đối và không ký.
Sau đó, công an đã đưa họ về địa phương và chỉ trả tự do vào đêm muộn. Cô giáo Thứ nói công an còn giữ điện thoại và giấy tờ cá nhân của cô.
Một số nhà hoạt động ở Sài Gòn biết được tin đã đến trụ sở công an phường Tân Phú để hỗ trợ những người bị bắt, và họ đã bị lực lượng mật vụ và côn đồ ở đây đe dọa.
===================================
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây
July 16, 2017
Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 29, từ ngày 10 đến 16/7/2017: Việt Nam sắp đưa nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga ra xét xử
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 16/7/2017
Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam thông báo sẽ đưa nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga ra xét xử vào ngày 25-26/7 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Một bản án nặng nề đang chờ đợi người mẹ có bốn đứa con trong đó có hai cháu bảy và bốn tuổi.
Việc bắt giữ và xét xử nhà hoạt động Trần Thị Nga là một phần của chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền và người hoạt động xã hội cũng như giới blogger. Vào cuối tháng 6, Việt Nam đã kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với bản án 10 năm tù giam về những cáo buộc tương tự.
Cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ân xá Quốc tế đã kêu gọi chiến dịch viết thỉnh nguyện thư cho ban lãnh đạo Việt Nam đòi phóng thích cho cô trong khi ARTICLE 19, một tổ chức đấu tranh đòi quyền tự do biểu đạt nói rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm cam kết quốc tế và vi phạm chính Hiến pháp 2013 khi kết án cô.
Ngày 15/7, lực lượng an ninh của thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ một nhóm những người hoạt động môi trường khi họ đang đi bộ từ thành phố này tiến về Bình Thuận nhằm phản đối việc chôn lấp một khối lượng lớn chất thải của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ở vùng biển địa phương. Công an đã tịch thu giấy tờ cá nhân và điện thoại của những người bị bắt, tra khảo họ trong nhiều giờ trước khi trả tự do cho họ vào đêm muộn cùng ngày.
Và một số tin khác
===== 12/7 =====
Hà Nam sắp đưa Trần Thị Nga ra xét xử với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam sẽ xét xử nhà hoạt động xã hội Trần Thị Nga trong hai ngày 25 và 26/7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Luật sư Hà Huy Sơn, một trong ba luật sư bào chữa cho cô nói nhiều khả năng cô phải đối mặt với một bản án nặng nề đã định trước.
Nhà hoạt động nhân quyền và quyền lao động, đất đai Trần Thị Nga, 40 tuổi, là mẹ của bốn người con, trong đó có hai người con trai nhỏ. Cô bị bắt hồi cuối tháng Giêng năm nay.
Cô được nhiều người biết đến qua các hoạt động như tham gia biểu tình chống Trung Cộng, tuần hành vì môi trường, phản đối Formosa gây ra thảm họa môi trường ven biển miền Trung, và giúp đỡ dân oan khiếu kiện. Nga và hai con nhỏ liên tục bị công an bắt cóc, chặn đánh giữa đường trước khi bị bắt.
Phiên xét xử sơ thẩm cô Nga sẽ diễn ra gần một tháng sau khi Tòa án Nhân dân Khánh Hòa kết án blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù giam cũng với cáo buộc“tuyên truyền chống nhà nước”.
——————–
Cuộc đối thoại giữa Đan viện Thiên An với chính quyền Thừa Thiên–Huế không có kết quả
Cuộc họp giữa đại diện Đan viên Thiên An và chính quyền Thừa Thiên-Huế vào ngày 12/7 đã không dẫn đến một kết quả tích cực nào.
Cho dù trước đó chính quyền tỉnh hứa sẽ giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai nhưng nội dung cuộc họp vẫn là đôi co giữa hai bên về quyền sử dụng 107 hecta đất mà Đan viện Thiên An đang quản lý.
Vào năm 1998, khoảng 49 héc ta rừng thông này đã bị nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên–Huế cưỡng chiếm để xây khu du lịch. Đan viện Thiên An đã không được bồi thường một đồng nào.
Sau một thời gian dài khiếu kiện từ địa phương lên đến trung ương, đơn khiếu nại của các đan sĩ Thiên An đến nay vẫn không được giải quyết.
Vào các ngày 28 và 29/6 vừa qua, hàng trăm công an thường phục đã ập vào kéo đổ thánh giá, đập phá tượng Chúa Giêsu ngay trong khu đất nội vi của đan viện.
Nhóm công an giả dạng côn đồ còn sử dụng gậy gộc và ống sắt đánh đập nhiều đan sĩ.
Cũng trong buổi họp, đại diện Đan viện đã lên án mạnh mẽ những hành vi đàn áp, hành hung thô bạo đan sĩ, cũng như những lời nói tục tĩu chà đạp danh dự, nhân phẩm người tu hành của các cán bộ, nhóm côn đồ, đám phụ nữ được công an bảo kê.
Đan viện cũng bày tỏ sự tức giận trước việc côn đồ do nhà cầm quyền bảo kê phá hủy thánh giá ngay trong khuôn viên Đan viện trong cuộc đụng độ vừa qua. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cho rằng do sự việc xảy ra quá bất ngờ, nên lực lượng chức năng không kịp ngăn chặn “người dân tự phát”.
Đến cuối buổi họp, nhà cầm quyền Thừa Thiên-Huế đã yêu cầu đại diện Đan viện ký vào một biên bản khoảng 11 trang giấy A4 dường như đã được chuẩn bị trước nhưng các đan sĩ đã từ chối ký.
Chính quyền Việt Nam đã thực hiện việc nhiều cuộc cưỡng chiếm đất đai, tài sản của nhiều tôn giáo khác nhau trong nhiều năm qua.
===== 13/7 =====
Ân xá Quốc tế kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Ân xá Quốc tế đã kêu gọi chiến dịch viết thỉnh nguyện thư cho ban lãnh đạo Việt Nam yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho phép cô được tiếp xúc với luật sư, gia đình cũng như được đối xử và chăm sóc sức khỏe đúng mức theo tiêu chuẩn của Liên Hợp quốc với tù nhân, nhất là không bị hành hạ tra tấn trong tù.
Ân xá Quốc tế kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư bằng Anh ngữ, Việt Ngữ hoặc bất cứ ngôn ngữ nào có thể, rồi gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh để phản đối bản án 10 năm tù giam đối với Mẹ Nấm, người đã bị kết tội trong một phiên tòa không công bằng.
Theo Ân xá Quốc tế, tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ là một nhà đấu tranh ôn hòa trong mục đích bảo vệ quyền con người. Cô là nạn nhân của việc nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm và chà đạp quyền lên tự do tư tưởng và tự do phát biểu của công dân.
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
——————–
Tổ chức Article 19 hối thúc trả tự do cho Mẹ Nấm
ARTICLE 19, một tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận có trụ sở chính ở London, đã hối thúc chính quyền Việt Nam lập tức phóng thích nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Theo tổ chức này thì Điều 88 đi ngược lại những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế về tự do biểu đạt. Việc bắt giữ và kết án cô Quỳnh đi ngược lại những cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như Hiến pháp 2013 của quốc gia này.
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1982, mà Điều 19 của nó bảo đảm quyền tự do biểu đạt. Tổ chức ARTICLE 19 xác định rằng quyền căn bản này đã được nhắc lại trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam được quốc hội Việt Nam thông qua năm 2013.
Điều 88 của Bộ luật Hình sự hạn chế quyền tự do biểu đạt được quy định trong Điều 19 của công ước, cho phép nhà nước thẩm quyền đàn áp những người thực hiện quyền biểu đạt , tổ chức ARTICLE 19 nói.
Tổ chức ARTICLE 19 yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam có những bước đi kịp thời để xét lại Bộ luật Hình sự với những từ ngữ mơ hồ và mang tính đàn áp, đồng thời chấm dứt việc đàn áp giới bất đồng chính kiến.
ARTICLE 19 được thành lập năm 1987, và từng tranh đấu thành công để chính phủ Iran hủy bỏ lệnh tử hình Hồi giáo đối với nhà văn Salman Rushdie năm 1998.
Vietnam: Free human rights blogger “Mother Mushroom”
===== 15/7 =====
Công an HCM đàn áp, bắt giữ nhóm đi bộ vì môi trường
Một nhóm các nhà hoạt động môi trường, trong đó có cô giáo Ngô Thị Thứ và bạn trẻ Trần Quỳnh Như Uyên, dự định đi bộ từ thành phố Hồ Chí Minh ra Bình Thuận để phản đối việc chôn lấp hơn một triệu mét khối chất thải rắn của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân ở vùng biển địa phương.
Tuy nhiên, nhóm chỉ đi được một quãng đường ngắn thì bị lực lượng an ninh thành phố HCM tạo cớ và bắt giữ, đưa về giam giữ và tra khảo ở phường Tân Phú, quận 9. Tại đây, công an tịch thu giấy tờ cá nhân và tài sản cá nhân của họ, kể cả điện thoại.
Công an đã tra khảo, ép các thành viên của nhóm ký vào một biên bản cam kết không tham gia biểu tình. Một số đã phản đối và không ký.
Sau đó, công an đã đưa họ về địa phương và chỉ trả tự do vào đêm muộn. Cô giáo Thứ nói công an còn giữ điện thoại và giấy tờ cá nhân của cô.
Một số nhà hoạt động ở Sài Gòn biết được tin đã đến trụ sở công an phường Tân Phú để hỗ trợ những người bị bắt, và họ đã bị lực lượng mật vụ và côn đồ ở đây đe dọa.
===================================
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây