“Chủ tịch xã Tấn Thắng, ông Trần Văn Trường, phải đối thoại công khai, minh bạch với dân.”
Đó là tuyên bố của người phụ nữ có đất bị chính quyền địa phương thôn Hàm Thắng, xã Tấn Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cưỡng chế ngày 18 tháng 7 nhưng gia đình không đồng thuận.
Một người đàn ông địa chương chứng kiến vụ việc cho biết hoàn cảnh của gia đình bị cưỡng chế:
“Chồng chết từ năm 2005, một mình bà phải nuôi 6, 7 đứa con, một bà mẹ mù, rồi bà nội nữa. Sức còn không đủ nuôi con, lấy đâu đi kiện.”
Một phụ nữ khác nói rằng trong chục năm qua tại địa phương của bà có hơn chục vụ lấy đất mà dân không đồng thuận; thế nhưng vì nghèo khổ không có tài chính để theo đuổi chuyện kiện tụng:
“Hơn chục vụ trong 2-3 năm qua rồi, dân dở khóc dở cười nhưng mà có tiền đâu mà làm.”
Người đàn ông chứng kiến vụ cưỡng chế ở địa phương vào ngày 18 tháng 7 thuật lại trường hợp của gia đình ông cũng như một số người dân khác trong vùng:
“Nhiều bức xúc nhiều về đất đai lắm, không kể siết. Nhà mình đất có sổ đỏ cũng bị cưỡng chế. Chưa hề có thỏa thuận đền bù thỏa đáng nhưng địa phương gây áp lực khiến dân bị áp chế trong nhiều năm trời.”
Theo người đàn ông này thì gia đình ông sống tại địa phương từ năm 1979, đất gia đình được cấp sổ đỏ; còn doanh nghiệp đến vào năm 2006. Thế rồi công ty muốn đất của người dân mà không hề thỏa thuận; họ làm việc với phía chính quyền địa phương để đạt được mục đích. Cơ quan chức năng dùng nhiều biện pháp mà người này cho là thủ đoạn để cưỡng chế của dân giao cho doanh nghiệp.
July 19, 2017
Dân bị cưỡng chế đất đòi đối thoại
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Lực lượng an ninh trong buổi cưỡng chế đất ở tỉnh Bình Thuận ngày 18 tháng 8.
RFA, 18-07-2017
“Chủ tịch xã Tấn Thắng, ông Trần Văn Trường, phải đối thoại công khai, minh bạch với dân.”
Đó là tuyên bố của người phụ nữ có đất bị chính quyền địa phương thôn Hàm Thắng, xã Tấn Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cưỡng chế ngày 18 tháng 7 nhưng gia đình không đồng thuận.
Một người đàn ông địa chương chứng kiến vụ việc cho biết hoàn cảnh của gia đình bị cưỡng chế:
“Chồng chết từ năm 2005, một mình bà phải nuôi 6, 7 đứa con, một bà mẹ mù, rồi bà nội nữa. Sức còn không đủ nuôi con, lấy đâu đi kiện.”
Một phụ nữ khác nói rằng trong chục năm qua tại địa phương của bà có hơn chục vụ lấy đất mà dân không đồng thuận; thế nhưng vì nghèo khổ không có tài chính để theo đuổi chuyện kiện tụng:
“Hơn chục vụ trong 2-3 năm qua rồi, dân dở khóc dở cười nhưng mà có tiền đâu mà làm.”
Người đàn ông chứng kiến vụ cưỡng chế ở địa phương vào ngày 18 tháng 7 thuật lại trường hợp của gia đình ông cũng như một số người dân khác trong vùng:
“Nhiều bức xúc nhiều về đất đai lắm, không kể siết. Nhà mình đất có sổ đỏ cũng bị cưỡng chế. Chưa hề có thỏa thuận đền bù thỏa đáng nhưng địa phương gây áp lực khiến dân bị áp chế trong nhiều năm trời.”
Theo người đàn ông này thì gia đình ông sống tại địa phương từ năm 1979, đất gia đình được cấp sổ đỏ; còn doanh nghiệp đến vào năm 2006. Thế rồi công ty muốn đất của người dân mà không hề thỏa thuận; họ làm việc với phía chính quyền địa phương để đạt được mục đích. Cơ quan chức năng dùng nhiều biện pháp mà người này cho là thủ đoạn để cưỡng chế của dân giao cho doanh nghiệp.