An ninh và côn đồ đến đập phá thánh giá tại Đan viện Thiên An.
, 24-07-2017
Nhà nước Việt Nam công bố Dự thảo Nghị Định về việc xử phạt hành chính trong lãnh vực tín ngưỡng và tôn giáo để lấy ý kiến dân. Nếu được thông qua thì Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ đầu tháng Sáu 2018. Theo dự thảo nghị định, mức phạt cao nhất cho những vi phạm trong lĩnh vực tôn giáo là 60 triệu đồng. Hiện dự thảo vẫn đang chờ lấy ý kiến người dân.
Theo bản Dự thảo Nghị định phổ biến rộng rãi trên báo chí trong nước hôm thứ Năm 20 tháng Bảy, những qui định xử phạt hành chính về tín ngưỡng và tôn giáo mà nhà nước đang nhắm tới bao gồm nhiều hình thức khác nhau, từ mức độ xử phạt cho đến biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi bị cho là vi phạm hành chính liên quan đến tôn giáo.
Những cá nhân có hoạt động tôn giáo mà vi phạm hành chính phải chịu mức phạt tối đa 30 triệu đồng, trong lúc tổ chức có hành động vi phạm tương tự thì bị phạt 60 triệu đồng.
Bên cạnh đó, những hành vi gọi là lợi dụng tự do tín ngưỡng và tôn giáo để xâm phạm quyền lợi nhà nước, sử dụng tôn giáo nhằm lôi kéo, khích động, gây chia rẻ, bịa đặt xuyên tạc với âm mưu chống lại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, hình phạt bổ sung của qui định này là buộc đối tương bị xử lý phải cải chính thông tin sai sự thật và phải khắc phục hậu quả.
Với người trong nước thì xử phạt vi phạm hành chính về tôn giáo là như vậy, còn với người nước ngoài thì biện pháp trục xuất khỏi Việt Nam sẽ được thực hiện.
Xử phạt để răn đe hay bảo vệ tôn giáo?
Ông Bùi Hữu Dược, Vụ Phật Giáo thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ, giải thích:
Qui định về việc xử phạt và mức xử phạt cao nhất đối với người vi phạm hành chính có liên quan tới tôn giáo là 60 triệu chứ không phải tất cả mọi hành vi vi phạm đều phạt 60 triệu. Cũng có rất nhiều hành vi vi phạm nhưng không phải phạt tiền mà chỉ phê bình, góp ý hoặc cảnh cáo. Không phải nhất nhất mọi vi phạm đều phạt tiền vì tiền đối với sinh hoạt tôn giáo để mà phạt họ thì chỉ là một khía cạnh để giáo dục để răn đe thôi.
Được hỏi liệu qui định xử phạt hành chính đối với hành vi gọi là lợi dụng tín ngưỡng hay tôn giáo để tuyên truyền chống phá Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có dẫn tới suy nghĩ là nhà nước đang tìm cách kiểm soát đạo giáo trong nước chặc chẽ hơn, ông Bùi Hữu Dược trả lời:
Rất cám ơn đã hỏi câu hỏi đó, tôi cũng chia sẻ với bà con là qui định phần xử phạt hành chính về vi phạm quyền tự do tôn giáo có nghĩa là bảo vệ cho cái hoạt động tôn giáo được đúng pháp luật và được đúng niềm tin tôn giáo của họ. Phạt là phạt những người vi phạm chứ không phạt những người sinh hoạt tôn giáo. Ai vi phạm pháp luật làm cản trở tự do tôn giáo, ai vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới niềm tin tôn đều bị pháp luật cấm. Tự do tôn giáo là quyền của con người được pháp luật Việt Nam bảo hộ và tôi biết nhiều nước trên thế giới cũng bảo họ quyền này. Nhưng mà trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều người vi phạm, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm việc chống phá nhà nước, lợi dụng lôi kéo những người có niềm tin mà họ chưa hiểu hết và họ đi trái với qui định của Giáo lý, Giáo luật tôn giáo. Nếu có gì chưa rõ thì sẽ có cuộc trao đổi sau, còn hôm nay tôi xin phép vì tôi có việc.
Ngăn cản tự do tông giáo
Dự thảo Nghị định mới đưa ra cũng qui định mức phạt từ 20 đến 30 triệu hoặc nhiều hơn đối với tổ chức tôn giáo ở trong nước mà gia nhập tổ chức tôn giáo ở bên ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước Việt Nam.
Mục sư Lê Quang Du, quản nhiệm một hội thánh Tin Lành ở Sài Gòn, nói rằng đây là đề xuất gây lo lắng cho nhiều người, đặc biệt những người theo đạo Tin Lành thuộc các nhóm Tin Lành không được nhà nước công nhận:
Đã là tôn giáo thì được quyền theo bất cứ giáo phái nào hoặc bất cứ nhà thờ nào. Nhà nước ra quyết định tự do tôn giáo mà chính họ ngăn trở tôn giáo, luật nào cũng làm cho người ta bị phạt hoặc bị bắt thôi. Năm 2005 thủ tướng Phan Văn Khải quyết định là tự do tôn giáo,và giáo phái Tin Lành nào được công nhận hay không được công nhận. Được công nhận là phải ký kết phải làm theo những gì chính quyền quyết định. Không được công nhận là những giáo phái không chịu ký. Họ không hiểu hay cố ý không biết Tin Lành là của Đức Chúa Trời chứ không phải của Mỹ, của Pháp hay của Canada. Họ cố ý không hiểu như vậy nên tôi thấy càng ngày Tin Lành càng bị bó vô chứ không được tự do đâu. Chỉ những giáo phái nào gọi nôm na là quốc doanh thì còn được quyền tự do.
Tại sao Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính đối với những hoạt động tôn giáo bị cho là vi phạm lại được đưa ra lúc này, là ý kiến của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng:
Về xử lý pháp luật và xử lý vi phạm hành chính thì đó là qui phạm chung ở Việt Nam đối với nhiều lãnh vực. Nhưng mà xử lý bằng tiền đối với tôn giáo vi phạm hành chính thì đây là lần đầu tiên.
Chính vì lần đầu tiên này cho thấy Việt Nam càng không cởi mở đối với hoạt động tôn giáo. Điểm thứ ba là khi nhà nước bắt buộc phải đưa ra các qui phạm xử lý hành chính tôn giáo bằng tiền thì có nghĩa là nhà nước đã xuống thang về tôn giáo. Việc này xảy ra sau phong trào biểu tình phản kháng Formosa và những bất công từ một số cơ quan quản lý của chính quyền liên quan đến vụ ô nhiễm Formosa, đồng thời với một số hoạt động khác liên quan tới một số tôn giáo khác chẳng hạn Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy hay Phật Giáo Thông Nhất và gần đây nhất là vụ Đan Viện Thiên An ở Huế.
Điều đó cho thấy nhà nước đã bất lực trong việc xử lý hình sự đối với những người bị coi là vi phạm tôn giáo. Nhà nước không dám bắt bớ tràn lan như trước đây mà chuyển qua xử lý vi phạm hành chính bằng tiền. Mặc dù qui định này có thể được thông qua nhưng trong thực tế tôi không cho rằng có tính khả thi. Đa số những hoạt động tôn giáo ở Việt Nam là biểu hiện cái nhu cầu thực tế của người dân chứ không phải cái gì đó mà vi phạm pháp luật nhà nước. Thành thủ tôi nghĩ nếu được thông qua thì vô hình chung là làm giảm tính hiệu lực từ lòng dân đối với bản qui định này.
Theo Ban Tôn Giáo Chính Phủ, nếu được thông qua thì Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính liên quan đến tôn giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Sáu năm 2018.
July 25, 2017
Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo gây lo ngại
by Nhan Quyen • [Human Rights]
An ninh và côn đồ đến đập phá thánh giá tại Đan viện Thiên An.
, 24-07-2017
Nhà nước Việt Nam công bố Dự thảo Nghị Định về việc xử phạt hành chính trong lãnh vực tín ngưỡng và tôn giáo để lấy ý kiến dân. Nếu được thông qua thì Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ đầu tháng Sáu 2018. Theo dự thảo nghị định, mức phạt cao nhất cho những vi phạm trong lĩnh vực tôn giáo là 60 triệu đồng. Hiện dự thảo vẫn đang chờ lấy ý kiến người dân.
Theo bản Dự thảo Nghị định phổ biến rộng rãi trên báo chí trong nước hôm thứ Năm 20 tháng Bảy, những qui định xử phạt hành chính về tín ngưỡng và tôn giáo mà nhà nước đang nhắm tới bao gồm nhiều hình thức khác nhau, từ mức độ xử phạt cho đến biện pháp khắc phục hậu quả đối với những hành vi bị cho là vi phạm hành chính liên quan đến tôn giáo.
Những cá nhân có hoạt động tôn giáo mà vi phạm hành chính phải chịu mức phạt tối đa 30 triệu đồng, trong lúc tổ chức có hành động vi phạm tương tự thì bị phạt 60 triệu đồng.
Bên cạnh đó, những hành vi gọi là lợi dụng tự do tín ngưỡng và tôn giáo để xâm phạm quyền lợi nhà nước, sử dụng tôn giáo nhằm lôi kéo, khích động, gây chia rẻ, bịa đặt xuyên tạc với âm mưu chống lại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt hành chính. Ngoài ra, hình phạt bổ sung của qui định này là buộc đối tương bị xử lý phải cải chính thông tin sai sự thật và phải khắc phục hậu quả.
Với người trong nước thì xử phạt vi phạm hành chính về tôn giáo là như vậy, còn với người nước ngoài thì biện pháp trục xuất khỏi Việt Nam sẽ được thực hiện.
Xử phạt để răn đe hay bảo vệ tôn giáo?
Ông Bùi Hữu Dược, Vụ Phật Giáo thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ, giải thích:
Qui định về việc xử phạt và mức xử phạt cao nhất đối với người vi phạm hành chính có liên quan tới tôn giáo là 60 triệu chứ không phải tất cả mọi hành vi vi phạm đều phạt 60 triệu. Cũng có rất nhiều hành vi vi phạm nhưng không phải phạt tiền mà chỉ phê bình, góp ý hoặc cảnh cáo. Không phải nhất nhất mọi vi phạm đều phạt tiền vì tiền đối với sinh hoạt tôn giáo để mà phạt họ thì chỉ là một khía cạnh để giáo dục để răn đe thôi.
Được hỏi liệu qui định xử phạt hành chính đối với hành vi gọi là lợi dụng tín ngưỡng hay tôn giáo để tuyên truyền chống phá Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có dẫn tới suy nghĩ là nhà nước đang tìm cách kiểm soát đạo giáo trong nước chặc chẽ hơn, ông Bùi Hữu Dược trả lời:
Rất cám ơn đã hỏi câu hỏi đó, tôi cũng chia sẻ với bà con là qui định phần xử phạt hành chính về vi phạm quyền tự do tôn giáo có nghĩa là bảo vệ cho cái hoạt động tôn giáo được đúng pháp luật và được đúng niềm tin tôn giáo của họ. Phạt là phạt những người vi phạm chứ không phạt những người sinh hoạt tôn giáo. Ai vi phạm pháp luật làm cản trở tự do tôn giáo, ai vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng tới niềm tin tôn đều bị pháp luật cấm. Tự do tôn giáo là quyền của con người được pháp luật Việt Nam bảo hộ và tôi biết nhiều nước trên thế giới cũng bảo họ quyền này. Nhưng mà trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều người vi phạm, lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm việc chống phá nhà nước, lợi dụng lôi kéo những người có niềm tin mà họ chưa hiểu hết và họ đi trái với qui định của Giáo lý, Giáo luật tôn giáo. Nếu có gì chưa rõ thì sẽ có cuộc trao đổi sau, còn hôm nay tôi xin phép vì tôi có việc.
Ngăn cản tự do tông giáo
Dự thảo Nghị định mới đưa ra cũng qui định mức phạt từ 20 đến 30 triệu hoặc nhiều hơn đối với tổ chức tôn giáo ở trong nước mà gia nhập tổ chức tôn giáo ở bên ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước Việt Nam.
Mục sư Lê Quang Du, quản nhiệm một hội thánh Tin Lành ở Sài Gòn, nói rằng đây là đề xuất gây lo lắng cho nhiều người, đặc biệt những người theo đạo Tin Lành thuộc các nhóm Tin Lành không được nhà nước công nhận:
Đã là tôn giáo thì được quyền theo bất cứ giáo phái nào hoặc bất cứ nhà thờ nào. Nhà nước ra quyết định tự do tôn giáo mà chính họ ngăn trở tôn giáo, luật nào cũng làm cho người ta bị phạt hoặc bị bắt thôi. Năm 2005 thủ tướng Phan Văn Khải quyết định là tự do tôn giáo,và giáo phái Tin Lành nào được công nhận hay không được công nhận. Được công nhận là phải ký kết phải làm theo những gì chính quyền quyết định. Không được công nhận là những giáo phái không chịu ký. Họ không hiểu hay cố ý không biết Tin Lành là của Đức Chúa Trời chứ không phải của Mỹ, của Pháp hay của Canada. Họ cố ý không hiểu như vậy nên tôi thấy càng ngày Tin Lành càng bị bó vô chứ không được tự do đâu. Chỉ những giáo phái nào gọi nôm na là quốc doanh thì còn được quyền tự do.
Tại sao Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính đối với những hoạt động tôn giáo bị cho là vi phạm lại được đưa ra lúc này, là ý kiến của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng:
Về xử lý pháp luật và xử lý vi phạm hành chính thì đó là qui phạm chung ở Việt Nam đối với nhiều lãnh vực. Nhưng mà xử lý bằng tiền đối với tôn giáo vi phạm hành chính thì đây là lần đầu tiên.
Chính vì lần đầu tiên này cho thấy Việt Nam càng không cởi mở đối với hoạt động tôn giáo. Điểm thứ ba là khi nhà nước bắt buộc phải đưa ra các qui phạm xử lý hành chính tôn giáo bằng tiền thì có nghĩa là nhà nước đã xuống thang về tôn giáo. Việc này xảy ra sau phong trào biểu tình phản kháng Formosa và những bất công từ một số cơ quan quản lý của chính quyền liên quan đến vụ ô nhiễm Formosa, đồng thời với một số hoạt động khác liên quan tới một số tôn giáo khác chẳng hạn Công Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy hay Phật Giáo Thông Nhất và gần đây nhất là vụ Đan Viện Thiên An ở Huế.
Điều đó cho thấy nhà nước đã bất lực trong việc xử lý hình sự đối với những người bị coi là vi phạm tôn giáo. Nhà nước không dám bắt bớ tràn lan như trước đây mà chuyển qua xử lý vi phạm hành chính bằng tiền. Mặc dù qui định này có thể được thông qua nhưng trong thực tế tôi không cho rằng có tính khả thi. Đa số những hoạt động tôn giáo ở Việt Nam là biểu hiện cái nhu cầu thực tế của người dân chứ không phải cái gì đó mà vi phạm pháp luật nhà nước. Thành thủ tôi nghĩ nếu được thông qua thì vô hình chung là làm giảm tính hiệu lực từ lòng dân đối với bản qui định này.
Theo Ban Tôn Giáo Chính Phủ, nếu được thông qua thì Dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính liên quan đến tôn giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Sáu năm 2018.