Bà Trần Thị Nga bị bắt hôm 27/1/2017.
RFA, 24-07-2017
Việt Nam cần lập tức phóng thích cho bà Trần Thị Nga và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nữ hoạt động vì nhân quyền này.
Tổ chức theo dõi nhân quyền-Human Rights Watch vừa phổ biến thông cáo báo chí với lời kêu gọi vừa nêu vào ngày 24 tháng Bảy, một ngày trước khi nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, còn được gọi là Thúy Nga, bị đưa ra tòa xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam.
Bà Trần thị Nga bị cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ vào ngày 21 tháng Giêng năm 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Trong thông cáo báo chí của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam thường áp dụng biện pháp cực đoan hòng dập tắt tiếng nói phản biện, nhắm vào các nhà hoạt động như bà Trần Thị Nga với các cáo buộc ngụy tạo cùng mức án tù nhiều năm, sách nhiễu và ngược đãi gia đình họ.
Ông Phil Robertson còn kêu gọi các nhà tài trợ nước ngoài cần gây sức yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Trần Thị Nga và tuyên bố rõ ràng rằng các mối quan hệ được mật thiết hơn sẽ phụ thuộc vào việc Chính phủ Hà Nội chấp nhận tiếng nói phản biện, thay vì tống họ vào tù.
Cũng trong ngày 24 tháng 7, trước khi phiên tòa xét xử nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga diễn ra tại Hà Nam, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Nga.
Trong thông cáo phát đi ngày 24 tháng Bảy, RSF cho biết rất lo ngại về biện pháp nhà cầm quyền bắt giữ bà Trần Thị Nga. RSF nhấn mạnh rằng Hà Nội phải trả tự do cho bà Trần Thị Nga vì bà Nga vô tội và sức khỏe của bà Nga đáng lo ngại do ăn uống không đầy đủ cũng như không được chăm sóc đúng mức.
Human Rights Watch và Amnesty International cùng lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ bà Trần Thị Nga trong quá trình đàn áp các nhà hoạt động và blogger đang tiếp diễn. Những người này bị cáo buộc với các điều khoản như “xâm hại an ninh quốc gia” được diễn giải mơ hồ.
Theo nhận định hiện Việt Nam có hơn 100 nhà hoạt động đang bị tù vì đã thực thi các quyền cơ bản của họ như tự do về ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tôn giáo.
Human Rights Watch còn kêu gọi Việt Nam cần phóng thích các tù nhân lương tâm vô điều kiện và sửa đổi tất cả các điều luật có nội dung hình sự hóa hành vi bày tỏ chính kiến ôn hòa.
July 25, 2017
Nhân quyền quốc tế lên tiếng về trường hợp bà Trần Thị Nga
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bà Trần Thị Nga bị bắt hôm 27/1/2017.
RFA, 24-07-2017
Việt Nam cần lập tức phóng thích cho bà Trần Thị Nga và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nữ hoạt động vì nhân quyền này.
Tổ chức theo dõi nhân quyền-Human Rights Watch vừa phổ biến thông cáo báo chí với lời kêu gọi vừa nêu vào ngày 24 tháng Bảy, một ngày trước khi nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, còn được gọi là Thúy Nga, bị đưa ra tòa xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam.
Bà Trần thị Nga bị cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ vào ngày 21 tháng Giêng năm 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Trong thông cáo báo chí của Human Rights Watch, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam thường áp dụng biện pháp cực đoan hòng dập tắt tiếng nói phản biện, nhắm vào các nhà hoạt động như bà Trần Thị Nga với các cáo buộc ngụy tạo cùng mức án tù nhiều năm, sách nhiễu và ngược đãi gia đình họ.
Ông Phil Robertson còn kêu gọi các nhà tài trợ nước ngoài cần gây sức yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Trần Thị Nga và tuyên bố rõ ràng rằng các mối quan hệ được mật thiết hơn sẽ phụ thuộc vào việc Chính phủ Hà Nội chấp nhận tiếng nói phản biện, thay vì tống họ vào tù.
Cũng trong ngày 24 tháng 7, trước khi phiên tòa xét xử nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga diễn ra tại Hà Nam, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bà Nga.
Trong thông cáo phát đi ngày 24 tháng Bảy, RSF cho biết rất lo ngại về biện pháp nhà cầm quyền bắt giữ bà Trần Thị Nga. RSF nhấn mạnh rằng Hà Nội phải trả tự do cho bà Trần Thị Nga vì bà Nga vô tội và sức khỏe của bà Nga đáng lo ngại do ăn uống không đầy đủ cũng như không được chăm sóc đúng mức.
Human Rights Watch và Amnesty International cùng lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ bà Trần Thị Nga trong quá trình đàn áp các nhà hoạt động và blogger đang tiếp diễn. Những người này bị cáo buộc với các điều khoản như “xâm hại an ninh quốc gia” được diễn giải mơ hồ.
Theo nhận định hiện Việt Nam có hơn 100 nhà hoạt động đang bị tù vì đã thực thi các quyền cơ bản của họ như tự do về ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tôn giáo.
Human Rights Watch còn kêu gọi Việt Nam cần phóng thích các tù nhân lương tâm vô điều kiện và sửa đổi tất cả các điều luật có nội dung hình sự hóa hành vi bày tỏ chính kiến ôn hòa.