Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 30/7/2017
———————
Nhà hoạt động Nguyễn Hiếu bị đánh đập bởi Công an Vũng Tàu
Nhà hoạt động Nguyễn Hiếu ở thành phố Vũng Tàu bị công an địa phương đánh đập và bắt giữ nhiều giờ trong đêm 24/7 khi anh đến hỗ trợ cho cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, người bị công an địa phương sách nhiễu trong đêm đó.
Vào khoảng 9 h tối ngày thứ Hai, công an Vũng Tàu đập cửa nhà riêng của Bùi Hằng đòi kiểm tra hành chính. Bùi Hằng từ chối mở cửa và kêu gọi anh chị em đấu tranh hỗ trợ cho bà. Được tin, anh Hiếu đến hỗ trợ và dùng điện thoại để quay cảnh công an sách nhiễu.
Khi phát hiện bị quay phim, công an quay ra tấn công Hiếu, giật điện thoại và đánh đập anh. Sau đó công an đưa anh về phường và khóa tay anh trong nhiều giờ.
Đến gần nửa đêm, công an mới trả tự do cho anh Hiếu khi có nhiều nhà hoạt động ở địa phương đến đòi trả người.
Đây là lần thứ hai anh Hiếu bị đánh đập bởi lực lượng công an Vũng Tàu trong vòng hai tuần do những hoạt động ôn hòa đòi quyền con người cũng như biểu tình chống Formosa, Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.
Hai tuần trước, anh cũng bị đánh đập bởi một nhóm mật vụ. An ninh Vũng Tàu cũng phá hoại việc làm ăn của gia đình anh khi ép chủ nhà phá hợp đồng.
===== 25/7 =====
Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế
Ngày 25/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự trong một phiên tòa công khai nhưng người thân, bạn bè và các nhà hoạt động khác không được tham dự phiên tòa.
Phái đoàn Liên minh Châu Âu và nhiều đại sứ quán của khối này đã đề nghị được cử đại diện đến quan sát phiên tòa nhưng đã bị phía Việt Nam từ chối.
Việt Nam đã đưa một lực lượng lớn an ninh và mật vụ đến xung quanh phiên tòa để ngăn không cho nhiều nhà hoạt động khác đến từ nhiều địa phương trong cả nước tiếp cận khu vực tòa án. Một số nhà hoạt động như Trịnh Đình Hòa, Tuấn Nghĩa và Hoàng Lan đã bị mật vụ đánh đập gần khu vực tòa.
Phiên toà được xét xử với thông báo là “công khai”, nhưng thực chất là xử kín. Ngay cả chồng bà Nga là ông Lương Dân Lý và hai đứa con nhỏ bốn và bảy tuổi không được vào phòng xử án
Trong phần tranh luận và biện hộ tại phiên toà, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng quá trình tố tụng vụ án hình sự đối với bà Nga không đúng với trình tự của pháp luật, những chứng cứ mà phía Viện kiểm sát đưa ra không được kiểm định
Theo luật sư Sơn, bà Nga không thừa nhận mình phạm tội trước toà. Dĩ nhiên, lời bào chữa của luật sư Sơn là vô nghĩa, vì bản án đã được định trước.
Đọc thêm: Bị xử 9 năm tù, bà Trần Thị Nga hát vang bài Trả Lại Cho Dân trước tòa
Người mẹ 2 con bị kết án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế
===== 28/7 =====
Liên Hợp quốc, cộng đồng quốc tế phản đối việc kết án nhà hoạt động Trần Thị Nga
Sau khi Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án nhà hoạt động về quyền lao động và quyền sở hữu đất đai Nguyễn Thị Nga với bản án nặng nề 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, Liên minh Châu Âu, chính phủ Mỹ, chính phủ Đức và nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới và nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước đã lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam trong việc bỏ tù người mẹ có hai con nhỏ này.
Ngày 28/7, trong một thông cáo được đăng tải trên trang Facebook của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, người phát ngôn của tổ chức này bày tỏ sự quan ngại về việc Việt Nam gia tăng đàn áp nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền khi họ chỉ trích chính phủ và các chính sách của chính phủ.
Việc xét xử Trần Thị Nga không tuân theo tiêu chuẩn về một phiên tòa công bằng khi cô không có đủ thời gian để bào chữa trong một phiên tòa chỉ kéo dài 1 ngày và người thân cùng bạn bè không được vào phòng xử án.
Người phát ngôn nói ngoài hai trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 7 nhà hoạt động khác, hàng chục người đang bị giam giữ và có hai người bị trục xuất khỏi đất nước và rất nhiều nhà hoạt động đã bị đánh đập, sách nhiễu trong vòng sáu tháng qua. Người hoạt động nhân quyền không nên bị đối xử như tội phạm gây huy hại cho an ninh quốc gia, người phát ngôn nói.
Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền quốc tế liên tục kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Điều 88 và một số điều khác trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự vì chúng đi ngược với luật nhân quyền quốc tế, tổ chức này nói. Sự thất bại của Chính phủ Việt Nam trong việc đề cập đến những quan ngại của cộng đồng quốc tế trong việc hạn chế những quyền phổ quát dấy lên nghi ngờ về những hứa hẹn của quốc gia này trong việc bảo vệ và nâng cao quyền con người.
Cuối cùng, tổ chức này kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người đã bị bắt giữ và giam cầm chỉ vì thực thi quyền biểu đạt, và xóa bỏ những điều khoản mơ hồ trong phần An ninh quốc gia được dùng để đàn áp giới bất đồng chính kiến.
Một ngày sau phiên tòa “công khai”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Ted Osius đã ra tuyên bố yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Nga và tất cả các tù nhân lương tâm khác cũng như cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam tự do thể hiện quan điểm của mình và tụ họp ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt.
Đại sứ Ted Osius nói Hoa Kỳ đã “chứng kiến một số bước tích cực về nhân quyền tại Việt Nam trong vài năm qua. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc đối với những nhà hoạt động ôn hòa kể từ đầu năm 2016 rất đáng lo ngại.”
Washington thúc giục Hà Nội đảm bảo rằng các hành động và đạo luật của Việt Nam, trong đó có Bộ luật Hình sự, nhất quán với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp của Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của nước này, vị đại sứ nói.
Trong cùng ngày, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nói việc kết án Trần Thị Nga , người biểu đạt ý kiến của mình về các quyền lao động và đất đai một cách ôn hòa, mâu thuẫn trực tiếp với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một nước thành viên. Trong thông điệp đăng tải trên trang web của phái đoàn, Đại sứ Bruno Angelet nói “Sẽ là công bằng nếu bà Trần Thị Nga được trả tự do một cách vô điều kiện.”
Ông nói rằng EU đã nghi ngờ về sự minh bạch của quá trình xét xử Trần Thị Nga khi Việt Nam không cho phép nhiều đại diện của Phái đoàn EU cũng như của các đại sứ quán các nước thành viên EU quan sát phiên xét xử cô.
Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng như hợp tác với các cơ quan thẩm quyền nhằm hướng tới việc cải thiện tình hình nhân quyền tại đây, ông nói.
Ngày 27/7, Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tuyên bố “‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.
Cũng như trong trường hợp của blogger nổi tiếng người Việt Nam ‘‘Mẹ Nấm“, người bị kết án mười năm tù giam vì sự dấn thân cho nhân quyền cách đây chưa đầy một tháng, bản án này cũng đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền mà Việt Nam đã công nhận cũng như vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia. Ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng bảo vệ sự tự do biểu đạt và tự do báo chí.”
Bản án phi lý đi ngược lại các cải cách trong lĩnh vực nhà nước pháp quyền của Chính phủ Việt Nam, bà Bärbel Kofler. Bên cạnh đó, qua việc này Việt Nam còn mạo hiểm với danh tiếng của mình là một quốc gia định hướng cải cách và hiện đại hóa, bà nói thêm.
Ân xá Quốc tế (AI) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã lên tiếng phản đối ngay sau khi phiên tòa kết thúc. AI cho rằng bản án này là vô nhân đạo và kêu gọi Hà Nội phải ngay lập tức hủy bỏ án đó và trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa còn CPJ kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt biện pháp đàn áp đối với những blogger can đảm như Trần Thị Nga.
Việt Nam hiện giam giữ hơn 90 tù nhân lương tâm và con số này đang tăng lên, theo AI. Tổ chức này kêu gọi Hà Nội chấm dứt ngay những hạn chế hà khắc đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Theo CPJ, Việt Nam là một trong số những nhà tù lớn nhất trên thế giới đối với các nhà báo, với ít nhất 8 nhà báo bị cầm tù kể từ năm 2016.
Ngày 27/7, 19 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, trong đó có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền, cùng hàng chục người Việt trong nước và nước ngoài, đã ra tuyên bố phản đối bản án của Trần Thị Nga và yêu cầu trả tự do cho cô ngay lập tức. Tuyên bố nêu rõ phiên tòa xử nhà hoạt động Trần Thị Nga không phải là phiên tòa công khai như chính quyền nói, và các quá trình tố tụng không hợp lệ theo pháp luật hiện hành và các chứng cứ buộc tội là mơ hồ.
Trong một diễn biến mới nhất, ông Phan Văn Phong, bố của hai đứa con Tài và Phú của Trần Thị Nga, cùng gia đình đến Trại giam Công an tỉnh Hà Nam để làm thủ tục thăm gặp và gửi đồ tiếp tế cho cô, nhưng công an nói cô không được quyền nhận thăm gặp và đồ hỗ trợ như là một hình phạt vì đã không chịu nhận tội. Tuy nhiên, phía công an không nói hình thức phạt này sẽ kéo dài bao lâu.
Ở Việt Nam, tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm, bị đối xử hà khắc bởi quản giáo. Nhiều người bị đánh đập bởi quản giáo hoặc tù nhân khác mà quản giáo không can thiệp, bị phạt cùm chân trong phòng biệt giam, bị cung cấp thức ăn và nước uống với phẩm cấp thấp, nhiều khi bị trộn với dây đồng, thủy tinh, và buộc phải mua thêm thức ăn và đồ dùng sinh hoạt ở canteen do quản giáo điều hành với giá cao hơn nhiều lần giá bên ngoài thị trường.
——————–
Con dâu của nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị công an bắt tại Sài Gòn
Vào tối ngày 28/7, chị Nguyễn Thị Xoan, con dâu của nhà hoạt động Lê Đình Lượng, bị bắt bởi một nhóm mặc thường phục tự xưng là công an, và bị đưa về công an Phường 8, quận Gò Vấp.
Khi chồng cô là Lê Đình Hiếu, con trai của Lê Đình Lượng, bế con nhỏ đòi gặp vợ thì anh bị một nhóm công an ở đây đánh đập dã man và cướp điện thoại.
Trong đồn, cô Xoan bị tra khảo về việc cô đòi trả tự do cho bố chồng trên các phương tiện truyền thông như Facebook. Công an đã dùng vũ lực để lấy vân tay của cô
Cô yêu cầu được gặp con nhỏ và cho con bú nhưng công an từ chối.
Biết được tin, nhiều nhà hoạt động ở Sài Gòn đã đến trước đồn công an để đòi tự do cho cô. Sau 5h giam giữ, công an buộc phải trả tự do cho cô.
Ông Lê Đình Lượng là một giáo dân thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa (Nghệ An). Ông thường xuyên có mặt tại các cuộc biểu tình ôn hòa, tranh đấu cho sự toàn vẹn lãnh thổ, chống Formosa và bảo vệ môi trường.
Chị Xoan có tên trên Facebook là Jery Xoan, là con dâu ông Lượng. Chị Xoan sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, đang lên tiếng mạnh mẽ cho bố chồng mình kể từ khi ông bị bắt.
Trên facebook cá nhân, chị Xoan đã đưa thông tin về việc chị bị đe dọa khủng bố, vì chị lên tiếng cho bố chồng.
===== 29/7 =====
Mục Sư Nguyễn Công Chính được trả tự do và cùng gia đình định cư Hoa Kỳ
Mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính đã được Chính phủ Việt Nam phóng thích 4 năm trước khi án tù 11 năm của ông kết thúc, và ông cùng với vợ là cô Trần Thị Hồng và 5 người con đã rời khỏi Việt Nam và đến Hoa Kỳ.
Năm 2010, mục sư Chính bị xử án tù 11 năm với cáo buộc mơ hồ là “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” khi ông giúp đỡ cho các người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của họ.
Trong tù, ông thường bị ngược đãi và tra tấn. Tháng 4 năm ngoái, cô Hồng đã gặp phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để kêu cứu cho chồng. Liền sau đó, cô đã bị công an Gia Lai tra khảo ròng rã 2 tháng, bị tra tấn 3 lần vì không tiết lộ nội dung trao đổi với phái đoàn Hoa Kỳ.
Nhiều tổ chức nhân quyền ở trong và ngoài Việt Nam đã tranh đấu đòi tự do cho mục sư Chính và đẩy lùi sự đàn áp đối với gia đình ông ở ngoài.
Xem chi tiết: Mục Sư Nguyễn Công Chính được trả tự do và cùng gia đình định cư Hoa Kỳ
Mục sư Nguyễn Công Chính tới Mỹ
===== 30/7 =====
Việt Nam bắt thêm bốn cựu tù nhân lương tâm để khởi tố vụ án “lật đổ chính quyền” liên quan đến Hội AEDC
Hôm 30/7, Bộ Công an loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Trong số những người bị bắt có ba thành viên của Hội Anh em Dân chủ (Hội AEDC) là Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức. Người thứ 4 là cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, cũng là người sáng lập ra tổ chức này, cùng với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài.
“Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự” và “nằm trong vụ án Nguyễn Văn Đài,” Bộ Công an loan báo trên website của mình.
Cùng thời điểm, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà theo cáo buộc mới. Hai người đã bị bắt vào cuối năm 2015 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của BLHS.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt sau hai năm rưỡi hết án quản chế. Tháng Hai, ông và bạn bị lực lượng mật vụ bắt cóc, đánh đập và cướp hết tài sản khi đi thăm bạn ở Quảng Bình. Ông hiện còn đang chữa trị vết thương do vụ hành hung này.
Ông Phạm Văn Trội hết án quản chế 4 năm vào năm ngoái sau khi đã thi hành 4 năm tù giam vì Điều 88.
Oong John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát biểu về những vụ bắt bớ hôm nay rằng “Các vụ bắt giữ mới nhất cho thấy một năm thật tồi tệ cho nhân quyền Việt Nam. Trước đó là những vụ hành hung các nhà bất đồng chính kiến, án tù nặng nề hơn cho các nhà hoạt động bị xử phạt.”
“Những điều đó cho thấy cuộc trấn áp mới lớn đang được tiến hành và các nhà tài trợ cho Việt Nam, nhất là EU và Nhật, cần phải lên tiếng về việc này.”
Hồi tháng 10/2016, Liên Hợp quốc phát đi thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 88, 79, 87, 245 và 258 Bộ luật Hình sự mà Cao ủy Nhân quyền nói là “vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”.
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho “toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này”.
Đọc thêm: VN: Bắt thêm bốn người trong vụ án Nguyễn Văn Đài
——————–
Ba nhà báo của Chấn hưng Nước Việt bị công an Hà Nội “mời” làm việc
Ba nhà báo của kênh Chấn hưng Nước Việt (CHNV) Phan Văn Bách, Lê Văn Dũng và Lê Trọng Hùng đã nhận được “Giấy mời” của Cơ quan An ninh Điều tra của Sở Công an Hà Nội đến cơ quan này trong tuần tới để làm việc về Vũ Quang Thuận, người sáng lập kênh CHNV và đã bị bắt đầu tháng Ba với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88.
Kênh CHNV thường có những chương trình livestream trên Facebook về các chủ đề mà truyền thông lề đảng không đụng chạm tới như tham nhũng, lạm quyền, ô nhiễm môi trường, mất an toàn thực phẩm, quyền trẻ em… và nhận được nhiều quan tâm của công dân mạng.
Nguyễn Văn Điển, một thành viên của Chấn hưng Nước Việt, cũng đã bị bắt cùng với Vũ Quang Thuận và cùng cáo buộc theo Điều 88.
Người sáng lập phong trào Chấn hưng Nước Việt, Trần Huỳnh Duy Thức, đang thụ án tù 16 năm theo cáo buộc Điều 79.
=========================
Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
July 30, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 31 từ ngày 24 đến ngày 30/7/2017: Việt Nam kết án Trần Thị Nga với 9 năm tù, bắt giam năm người với cáo buộc theo Điều 79
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 30/7/2017
Trong nỗ lực gia tăng đàn áp nhằm vào giới bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, người hoạt động xã hội và giới blogger, Việt Nam đã kết án nhà hoạt động Trần Thị Nga với mức án nặng nề, và bắt giam năm người khác với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Trong ngày 25, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam đã đưa ra mức án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động về quyền đất đai và quyền người lao động Trần Thị Nga trong một phiên tòa mà không có người thân nào của cô được tham dự trong khi đại sứ quán các nước EU bị từ chối đề nghị cử đại diện tham dự. Nhiều nhà hoạt động từ khắp cả nước đến ủng hộ cô nhưng họ bị lực lượng an ninh buộc phải đứng xa khu vực xử án, và có một số nhà hoạt động bị mật vụ đánh đập dã man.
Ngày 26/7, công an tỉnh Nghệ An đã bắt cóc nhà hoạt động Lê Đình Lượng và hai ngày sau công bố rằng ông bị bắt và bị cáo buộc thực hiện “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS. Con trai của ông cũng bị công an ở thành phố Hồ Chí Minh đánh đập còn con dâu bị công an bắt cóc và tra khảo trong nhiều giờ về việc cô công khai kêu gọi trả tự do cho bố chồng.
Ngày 30/7, cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp bốn cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển để điều tra về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 cùng với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông là cô Lê Thu Hà, hai người đã bị bắt vào cuối năm 2015 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của BLHS.
Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính bốn năm trước khi thời hạn tù 11 năm. Ông cùng vợ và bốn con bị ép sống lưu vong ở Hoa Kỳ. Trong bảy năm vừa qua trong tù, ông bị đối xử vô nhân đạo trong khi ở ngoài, vợ ông, cô Trần Thị Hồng, thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, cũng nhiều lần bị đánh đập bởi công an Gia Lai.
Công an thành phố Hà Nội đã gửi “giấy mời” cho ba thành viên Phan Văn Bách, Lê Văn Dũng và Lê Trọng Hùng lên làm việc liên quan đến Vũ Quang Thuận, người sáng lập kênh Chấn hưng Nước Việt và đang bị bắt giam để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của BLHS.
Đêm 24/7, nhà hoạt động Nguyễn Hiếu ở thành phố Vũng Tàu, đã bị lực lượng công an địa phương đánh đập khi ông đến hỗ trợ cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, người đang bị cảnh sát địa phương sách nhiễu. Công an bắt giữ Hiếu khi ông đang quay phim ghi lại việc chúng sách nhiễu và đưa ông về đồn nơi ông bị còng trong nhiều giờ trước khi cảnh sát trả tự do vì nhiều nhà hoạt động khác đến đòi thả người.
===== 24/7 =====
Công an Nghệ An bắt khẩn cấp nhà hoạt động Lê Đình Lượng
.Chiều 24/7, nhà hoạt động Lê Đình Lượng đã bị công an tỉnh Nghệ An bắt cóc sau khi ông cùng một số nhà hoạt động đến thăm gia đình cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai.
Sau đó, truyền thông địa phương nói rằng Cơ quan an ninh điều tra Công an Nghệ An bắt khẩn cấp ông để điều tra về hành vi ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.
Ngày 26/7, công an Nghệ An chính thức công bố việc bắt nhà hoạt động Lê Đình Lượng và khởi tố ông theo cáo buộc Điều 79.
Ông Lượng là một tín đồ Thiên Chúa giáo, thường xuyên hỗ trợ nhiều gia đình cuả nhóm 14 thanh niên Công giáo bị nhà cầm quyền bắt giam năm 2010. Ông cũng giúp đỡ bà con chống lại việc lạm thu bởi chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới và phí giáo dục, cũng như đòi quyền được sinh con thứ 3. Trong thời gian gần đây, ông tích cực tham gia phong trào phản đối Formosa, kẻ đã gây ra tai họa môi trường lớn nhất Việt Nam ở khu vực ven biển miền Trung năm 2016.
———————
Nhà hoạt động Nguyễn Hiếu bị đánh đập bởi Công an Vũng Tàu
Nhà hoạt động Nguyễn Hiếu ở thành phố Vũng Tàu bị công an địa phương đánh đập và bắt giữ nhiều giờ trong đêm 24/7 khi anh đến hỗ trợ cho cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng, người bị công an địa phương sách nhiễu trong đêm đó.
Vào khoảng 9 h tối ngày thứ Hai, công an Vũng Tàu đập cửa nhà riêng của Bùi Hằng đòi kiểm tra hành chính. Bùi Hằng từ chối mở cửa và kêu gọi anh chị em đấu tranh hỗ trợ cho bà. Được tin, anh Hiếu đến hỗ trợ và dùng điện thoại để quay cảnh công an sách nhiễu.
Khi phát hiện bị quay phim, công an quay ra tấn công Hiếu, giật điện thoại và đánh đập anh. Sau đó công an đưa anh về phường và khóa tay anh trong nhiều giờ.
Đến gần nửa đêm, công an mới trả tự do cho anh Hiếu khi có nhiều nhà hoạt động ở địa phương đến đòi trả người.
Đây là lần thứ hai anh Hiếu bị đánh đập bởi lực lượng công an Vũng Tàu trong vòng hai tuần do những hoạt động ôn hòa đòi quyền con người cũng như biểu tình chống Formosa, Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông.
Hai tuần trước, anh cũng bị đánh đập bởi một nhóm mật vụ. An ninh Vũng Tàu cũng phá hoại việc làm ăn của gia đình anh khi ép chủ nhà phá hợp đồng.
===== 25/7 =====
Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị kết án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế
Ngày 25/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự trong một phiên tòa công khai nhưng người thân, bạn bè và các nhà hoạt động khác không được tham dự phiên tòa.
Phái đoàn Liên minh Châu Âu và nhiều đại sứ quán của khối này đã đề nghị được cử đại diện đến quan sát phiên tòa nhưng đã bị phía Việt Nam từ chối.
Việt Nam đã đưa một lực lượng lớn an ninh và mật vụ đến xung quanh phiên tòa để ngăn không cho nhiều nhà hoạt động khác đến từ nhiều địa phương trong cả nước tiếp cận khu vực tòa án. Một số nhà hoạt động như Trịnh Đình Hòa, Tuấn Nghĩa và Hoàng Lan đã bị mật vụ đánh đập gần khu vực tòa.
Phiên toà được xét xử với thông báo là “công khai”, nhưng thực chất là xử kín. Ngay cả chồng bà Nga là ông Lương Dân Lý và hai đứa con nhỏ bốn và bảy tuổi không được vào phòng xử án
Trong phần tranh luận và biện hộ tại phiên toà, luật sư Hà Huy Sơn cho rằng quá trình tố tụng vụ án hình sự đối với bà Nga không đúng với trình tự của pháp luật, những chứng cứ mà phía Viện kiểm sát đưa ra không được kiểm định
Theo luật sư Sơn, bà Nga không thừa nhận mình phạm tội trước toà. Dĩ nhiên, lời bào chữa của luật sư Sơn là vô nghĩa, vì bản án đã được định trước.
Đọc thêm: Bị xử 9 năm tù, bà Trần Thị Nga hát vang bài Trả Lại Cho Dân trước tòa
Người mẹ 2 con bị kết án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế
===== 28/7 =====
Liên Hợp quốc, cộng đồng quốc tế phản đối việc kết án nhà hoạt động Trần Thị Nga
Sau khi Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết án nhà hoạt động về quyền lao động và quyền sở hữu đất đai Nguyễn Thị Nga với bản án nặng nề 9 năm tù giam và 5 năm quản chế, Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, Liên minh Châu Âu, chính phủ Mỹ, chính phủ Đức và nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới và nhiều tổ chức xã hội dân sự trong nước đã lên tiếng phản đối chính phủ Việt Nam trong việc bỏ tù người mẹ có hai con nhỏ này.
Ngày 28/7, trong một thông cáo được đăng tải trên trang Facebook của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, người phát ngôn của tổ chức này bày tỏ sự quan ngại về việc Việt Nam gia tăng đàn áp nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền khi họ chỉ trích chính phủ và các chính sách của chính phủ.
Việc xét xử Trần Thị Nga không tuân theo tiêu chuẩn về một phiên tòa công bằng khi cô không có đủ thời gian để bào chữa trong một phiên tòa chỉ kéo dài 1 ngày và người thân cùng bạn bè không được vào phòng xử án.
Người phát ngôn nói ngoài hai trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga, Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 7 nhà hoạt động khác, hàng chục người đang bị giam giữ và có hai người bị trục xuất khỏi đất nước và rất nhiều nhà hoạt động đã bị đánh đập, sách nhiễu trong vòng sáu tháng qua. Người hoạt động nhân quyền không nên bị đối xử như tội phạm gây huy hại cho an ninh quốc gia, người phát ngôn nói.
Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền quốc tế liên tục kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Điều 88 và một số điều khác trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự vì chúng đi ngược với luật nhân quyền quốc tế, tổ chức này nói. Sự thất bại của Chính phủ Việt Nam trong việc đề cập đến những quan ngại của cộng đồng quốc tế trong việc hạn chế những quyền phổ quát dấy lên nghi ngờ về những hứa hẹn của quốc gia này trong việc bảo vệ và nâng cao quyền con người.
Cuối cùng, tổ chức này kêu gọi Việt Nam trả tự do cho những người đã bị bắt giữ và giam cầm chỉ vì thực thi quyền biểu đạt, và xóa bỏ những điều khoản mơ hồ trong phần An ninh quốc gia được dùng để đàn áp giới bất đồng chính kiến.
Một ngày sau phiên tòa “công khai”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngài Ted Osius đã ra tuyên bố yêu cầu Chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Nga và tất cả các tù nhân lương tâm khác cũng như cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam tự do thể hiện quan điểm của mình và tụ họp ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt.
Đại sứ Ted Osius nói Hoa Kỳ đã “chứng kiến một số bước tích cực về nhân quyền tại Việt Nam trong vài năm qua. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ, kết án và những bản án hà khắc đối với những nhà hoạt động ôn hòa kể từ đầu năm 2016 rất đáng lo ngại.”
Washington thúc giục Hà Nội đảm bảo rằng các hành động và đạo luật của Việt Nam, trong đó có Bộ luật Hình sự, nhất quán với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp của Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của nước này, vị đại sứ nói.
Trong cùng ngày, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nói việc kết án Trần Thị Nga , người biểu đạt ý kiến của mình về các quyền lao động và đất đai một cách ôn hòa, mâu thuẫn trực tiếp với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một nước thành viên. Trong thông điệp đăng tải trên trang web của phái đoàn, Đại sứ Bruno Angelet nói “Sẽ là công bằng nếu bà Trần Thị Nga được trả tự do một cách vô điều kiện.”
Ông nói rằng EU đã nghi ngờ về sự minh bạch của quá trình xét xử Trần Thị Nga khi Việt Nam không cho phép nhiều đại diện của Phái đoàn EU cũng như của các đại sứ quán các nước thành viên EU quan sát phiên xét xử cô.
Liên minh châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng như hợp tác với các cơ quan thẩm quyền nhằm hướng tới việc cải thiện tình hình nhân quyền tại đây, ông nói.
Ngày 27/7, Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tuyên bố “‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.
Cũng như trong trường hợp của blogger nổi tiếng người Việt Nam ‘‘Mẹ Nấm“, người bị kết án mười năm tù giam vì sự dấn thân cho nhân quyền cách đây chưa đầy một tháng, bản án này cũng đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền mà Việt Nam đã công nhận cũng như vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia. Ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng bảo vệ sự tự do biểu đạt và tự do báo chí.”
Bản án phi lý đi ngược lại các cải cách trong lĩnh vực nhà nước pháp quyền của Chính phủ Việt Nam, bà Bärbel Kofler. Bên cạnh đó, qua việc này Việt Nam còn mạo hiểm với danh tiếng của mình là một quốc gia định hướng cải cách và hiện đại hóa, bà nói thêm.
Ân xá Quốc tế (AI) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã lên tiếng phản đối ngay sau khi phiên tòa kết thúc. AI cho rằng bản án này là vô nhân đạo và kêu gọi Hà Nội phải ngay lập tức hủy bỏ án đó và trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa còn CPJ kêu gọi Việt Nam phải chấm dứt biện pháp đàn áp đối với những blogger can đảm như Trần Thị Nga.
Việt Nam hiện giam giữ hơn 90 tù nhân lương tâm và con số này đang tăng lên, theo AI. Tổ chức này kêu gọi Hà Nội chấm dứt ngay những hạn chế hà khắc đối với những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền.
Theo CPJ, Việt Nam là một trong số những nhà tù lớn nhất trên thế giới đối với các nhà báo, với ít nhất 8 nhà báo bị cầm tù kể từ năm 2016.
Ngày 27/7, 19 tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, trong đó có Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền, cùng hàng chục người Việt trong nước và nước ngoài, đã ra tuyên bố phản đối bản án của Trần Thị Nga và yêu cầu trả tự do cho cô ngay lập tức. Tuyên bố nêu rõ phiên tòa xử nhà hoạt động Trần Thị Nga không phải là phiên tòa công khai như chính quyền nói, và các quá trình tố tụng không hợp lệ theo pháp luật hiện hành và các chứng cứ buộc tội là mơ hồ.
Trong một diễn biến mới nhất, ông Phan Văn Phong, bố của hai đứa con Tài và Phú của Trần Thị Nga, cùng gia đình đến Trại giam Công an tỉnh Hà Nam để làm thủ tục thăm gặp và gửi đồ tiếp tế cho cô, nhưng công an nói cô không được quyền nhận thăm gặp và đồ hỗ trợ như là một hình phạt vì đã không chịu nhận tội. Tuy nhiên, phía công an không nói hình thức phạt này sẽ kéo dài bao lâu.
Ở Việt Nam, tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm, bị đối xử hà khắc bởi quản giáo. Nhiều người bị đánh đập bởi quản giáo hoặc tù nhân khác mà quản giáo không can thiệp, bị phạt cùm chân trong phòng biệt giam, bị cung cấp thức ăn và nước uống với phẩm cấp thấp, nhiều khi bị trộn với dây đồng, thủy tinh, và buộc phải mua thêm thức ăn và đồ dùng sinh hoạt ở canteen do quản giáo điều hành với giá cao hơn nhiều lần giá bên ngoài thị trường.
——————–
Con dâu của nhà hoạt động Lê Đình Lượng bị công an bắt tại Sài Gòn
Vào tối ngày 28/7, chị Nguyễn Thị Xoan, con dâu của nhà hoạt động Lê Đình Lượng, bị bắt bởi một nhóm mặc thường phục tự xưng là công an, và bị đưa về công an Phường 8, quận Gò Vấp.
Khi chồng cô là Lê Đình Hiếu, con trai của Lê Đình Lượng, bế con nhỏ đòi gặp vợ thì anh bị một nhóm công an ở đây đánh đập dã man và cướp điện thoại.
Trong đồn, cô Xoan bị tra khảo về việc cô đòi trả tự do cho bố chồng trên các phương tiện truyền thông như Facebook. Công an đã dùng vũ lực để lấy vân tay của cô
Cô yêu cầu được gặp con nhỏ và cho con bú nhưng công an từ chối.
Biết được tin, nhiều nhà hoạt động ở Sài Gòn đã đến trước đồn công an để đòi tự do cho cô. Sau 5h giam giữ, công an buộc phải trả tự do cho cô.
Ông Lê Đình Lượng là một giáo dân thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa (Nghệ An). Ông thường xuyên có mặt tại các cuộc biểu tình ôn hòa, tranh đấu cho sự toàn vẹn lãnh thổ, chống Formosa và bảo vệ môi trường.
Chị Xoan có tên trên Facebook là Jery Xoan, là con dâu ông Lượng. Chị Xoan sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, đang lên tiếng mạnh mẽ cho bố chồng mình kể từ khi ông bị bắt.
Trên facebook cá nhân, chị Xoan đã đưa thông tin về việc chị bị đe dọa khủng bố, vì chị lên tiếng cho bố chồng.
===== 29/7 =====
Mục Sư Nguyễn Công Chính được trả tự do và cùng gia đình định cư Hoa Kỳ
Mục sư Tin lành Nguyễn Công Chính đã được Chính phủ Việt Nam phóng thích 4 năm trước khi án tù 11 năm của ông kết thúc, và ông cùng với vợ là cô Trần Thị Hồng và 5 người con đã rời khỏi Việt Nam và đến Hoa Kỳ.
Năm 2010, mục sư Chính bị xử án tù 11 năm với cáo buộc mơ hồ là “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” khi ông giúp đỡ cho các người Tây Nguyên theo đạo Tin Lành và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của họ.
Trong tù, ông thường bị ngược đãi và tra tấn. Tháng 4 năm ngoái, cô Hồng đã gặp phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để kêu cứu cho chồng. Liền sau đó, cô đã bị công an Gia Lai tra khảo ròng rã 2 tháng, bị tra tấn 3 lần vì không tiết lộ nội dung trao đổi với phái đoàn Hoa Kỳ.
Nhiều tổ chức nhân quyền ở trong và ngoài Việt Nam đã tranh đấu đòi tự do cho mục sư Chính và đẩy lùi sự đàn áp đối với gia đình ông ở ngoài.
Xem chi tiết: Mục Sư Nguyễn Công Chính được trả tự do và cùng gia đình định cư Hoa Kỳ
Mục sư Nguyễn Công Chính tới Mỹ
===== 30/7 =====
Việt Nam bắt thêm bốn cựu tù nhân lương tâm để khởi tố vụ án “lật đổ chính quyền” liên quan đến Hội AEDC
Hôm 30/7, Bộ Công an loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Trong số những người bị bắt có ba thành viên của Hội Anh em Dân chủ (Hội AEDC) là Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức. Người thứ 4 là cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, cũng là người sáng lập ra tổ chức này, cùng với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài.
“Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự” và “nằm trong vụ án Nguyễn Văn Đài,” Bộ Công an loan báo trên website của mình.
Cùng thời điểm, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà theo cáo buộc mới. Hai người đã bị bắt vào cuối năm 2015 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của BLHS.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt sau hai năm rưỡi hết án quản chế. Tháng Hai, ông và bạn bị lực lượng mật vụ bắt cóc, đánh đập và cướp hết tài sản khi đi thăm bạn ở Quảng Bình. Ông hiện còn đang chữa trị vết thương do vụ hành hung này.
Ông Phạm Văn Trội hết án quản chế 4 năm vào năm ngoái sau khi đã thi hành 4 năm tù giam vì Điều 88.
Oong John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát biểu về những vụ bắt bớ hôm nay rằng “Các vụ bắt giữ mới nhất cho thấy một năm thật tồi tệ cho nhân quyền Việt Nam. Trước đó là những vụ hành hung các nhà bất đồng chính kiến, án tù nặng nề hơn cho các nhà hoạt động bị xử phạt.”
“Những điều đó cho thấy cuộc trấn áp mới lớn đang được tiến hành và các nhà tài trợ cho Việt Nam, nhất là EU và Nhật, cần phải lên tiếng về việc này.”
Hồi tháng 10/2016, Liên Hợp quốc phát đi thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 88, 79, 87, 245 và 258 Bộ luật Hình sự mà Cao ủy Nhân quyền nói là “vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”.
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho “toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này”.
Đọc thêm: VN: Bắt thêm bốn người trong vụ án Nguyễn Văn Đài
——————–
Ba nhà báo của Chấn hưng Nước Việt bị công an Hà Nội “mời” làm việc
Ba nhà báo của kênh Chấn hưng Nước Việt (CHNV) Phan Văn Bách, Lê Văn Dũng và Lê Trọng Hùng đã nhận được “Giấy mời” của Cơ quan An ninh Điều tra của Sở Công an Hà Nội đến cơ quan này trong tuần tới để làm việc về Vũ Quang Thuận, người sáng lập kênh CHNV và đã bị bắt đầu tháng Ba với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88.
Kênh CHNV thường có những chương trình livestream trên Facebook về các chủ đề mà truyền thông lề đảng không đụng chạm tới như tham nhũng, lạm quyền, ô nhiễm môi trường, mất an toàn thực phẩm, quyền trẻ em… và nhận được nhiều quan tâm của công dân mạng.
Nguyễn Văn Điển, một thành viên của Chấn hưng Nước Việt, cũng đã bị bắt cùng với Vũ Quang Thuận và cùng cáo buộc theo Điều 88.
Người sáng lập phong trào Chấn hưng Nước Việt, Trần Huỳnh Duy Thức, đang thụ án tù 16 năm theo cáo buộc Điều 79.
=========================
Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây