Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 13/8/2017
===== 08/8 =====
London đánh dấu 600 ngày luật sư Nguyễn Văn Đài bị giam giữ không xét xử
Ngày 07/8, nhiều nhà hoạt động ở thủ đô London của Anh, Dublin của Ireland và Prague của Cộng hòa Czech đồng loạt đánh dấu 600 ngày luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị giam cầm trái phép bởi nhà cầm quyền Việt Nam.
Trước cửa tòa đại sứ quán Việt Nam tại London, 600 vạch phấn trắng được kẻ trên lề đường, để đánh dấu 600 ngày kể từ khi ông Đài bị bắt giam vào giữa tháng 12 năm 2015.
Nnhóm Văn Lang ở Prague và Front Line Defenders ở Dublin tiến hành nhiều hành động tương tự.
Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà bị bắt giữ ngày 16/12/2015 và bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Mới đây, Việt Nam đã đổi cáo trạng của họ với tội danh mới “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của BLHS với khung hình phạt từ 12 năm tù giam đến tử hình.
Trong hai tuần qua, Việt Nam bắt giữ bảy nhà hoạt động,sáu trong số đó với cáo buộc theo Điều 79 và bốn trong số họ, mục sư Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Trung Trực thuộc Hội Anh em Dân chủ, còn lại Nguyễn Bắc Truyển là cựu thành viên và là người đồng sáng lập tổ chức này.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng ở Nghệ An cũng bị bắt với cáo buộc theo Điều 79.
Nguyen Van Dai Imprisoned 600 Days without Trial
——————–
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị cáo buộc thêm tội danh
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vừa bị công an tỉnh Nghệ An cáo buộc thêm một tội danh “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143 của Bộ luật Hình sự.
Phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt bị bắt cóc bởi công an Nghệ An ngày 15/5 và sau đó bị cáo buộc hai tội danh “chống người thi hành công vụ”theo Điều 257 và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”theo Điều 258 của BLHS.
Gia đình của Hoàng Đức Bình cho rằng cả ba cáo buộc vừa kể đều vô lý, không đúng sự thật, và việc buộc tội như vậy là vô cùng mơ hồ.
=====
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bị đưa ra xét xử vào ngày 21/8
Cựu tù nhân Nguyễn Văn Oai sẽ bị đưa ra xét xử bởi Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai ngày 21/8 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không chấp hành án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.
Ông bị bắt ngày 19/1khi đang đi đánh cá ở một địa điểm gần nhà. Công an địa phương bắt giữ ông vì cho rằng ông không tuân thủ quy định trong thời gian quản chế.
Bà Nguyễn Thị Tri, chị của ông Oai, nói việc gán cho em bà tội “chống người thi hành công vụ” là không đúng vì những người gọi là công an không mặc sắc phục khi bắt giữ ông.
Ông Nguyễn Văn Oai là một cựu tù nhân lương tâm trong vụ án “14 Thanh niên Công giáo và Tin lành” bị chính quyền Việt Nam bắt giữ năm 2011 và bị kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS. Ông bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Sau khi ra tù đợt trước về, Oai không tham gia gì nhiều, chỉ cùng giáo dân lên tiếng phản đối về các khoản thuế của nhà nước và thu cao tiền học phí của học sinh.”
Dân biểu Australia Chris Hayes từng phản đối chính quyền Việt Nam bắt ông Oai, nói cũng như các nhà hoạt động nhân quyền khác.
Sau khi ông Oai bị bắt, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại sứ Bruno Angelet cảnh báo rằng Việt Nam cần tôn trọng các quy định quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Nguyễn Văn Oai bị truy tố về tội ‘không chấp hành án’
———————
Human Rights Watch thúc giục Australia gây áp lực lên Việt Nam về nhân quyền
Một ngày trước Đối thoại Nhân quyền thường niên Vietnam-Australia dự kiến vào ngày 10/8 tại Canberra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) công bố thư ngỏ, kêu gọi chính phủ Australia gây áp lực lên Việt Nam, yêu cầu quốc gia cộng sản này phải cải thiện tình hình nhân quyền.
HRW đã đưa ra một loạt đề nghị liên quan tới những lãnh vực then chốt để cải tiến, chẳng hạn như phóng thích tù chính trị, chấm dứt sách nhiễu và bạo lực đối với các nhà hoạt động, và tôn trọng quyền tự do biểu đạt và tôn giáo.
Bà Elaine Pearson, giám đốc HRW ở Australia, nhận định rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang dốc toàn lực đàn áp sự chỉ trích trên mạng trong năm 2017.
Theo bà, Australia và các quốc gia khác cần phải có phản ứng thống nhất trong việc buộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm. Điều này có nghĩa là chính phủ các nước phải lên tiếng nhiều hơn trước tình trạng đàn áp đang trở nên tồi tệ hơn đối với các blogger và nhà hoạt động ở Việt Nam.
Xem chi tiết: Australia cần phải gây sức ép về nhân quyền lên Việt Nam: HRW
===== 11/8 =====
Công an TPHCM bắt giữ độc đoán vợ chồng Đặng Ngọc Hướng, đánh đập họ trong đồn
Đêm 10/8, công an phường Sơn Kỳ, huyện Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ độc đoán hai vợ chồng Đặng Ngọc Hướng, đánh đập họ trong quá trình giam giữ nhiều giờ trong đồn để ép họ thừa nhận lỗi vi phạm trật tự công cộng.
Đặng Ngọc Hướng, một nhà hoạt động môi trường và nhân quyền ở Hà Tĩnh, cùng vợ đi hưởng tuần trăng mật tại Tân Phú. Tối thứ Năm, hai vợ chồng cùng một số bạn bè gặp gỡ tại một quán cà phê ở Sơn Kỳ.
Khi cả nhóm đang ngồi, thì một sỹ quan công an tới yêu cầu một người trong nhóm họ Nguyễn Thùy Trinh, cũng là một nhà hoạt động môi trường và công đoàn ở Hà Tĩnh, về đồn công an phường làm việc. Cả nhóm phản đối, yêu cầu nêu lý do và cảnh sát nói rằng do Trinh mặc áo có dòng chữ No Formosa.
Được hỗ trợ bởi bạn bè, Trinh đã đi khỏi hiện trường dù nhiều an ninh và mật vụ bao vây. Do không bắt được Trinh, công an Sơn Kỳ bắt giữ vợ chồng Hướng và đưa về đồn. Tại đây, công an đã đánh đập Hướng và ép anh nhận gây rối trật tự công cộng và “không cộng tác với công an.”
Ban đầu, Hướng kiên quyết không ký nhận biên bản đã được thảo sẵn bởi công an cho dù công an giở đủ trò kể cả đánh đập, nhưng sau khi công an đánh vợ anh trước mặt anh thì anh buộc phải ký.
Công an phạt vợ chồng anh 350,000 và buộc hai vợ chồng phải đi khỏi quận Tân Phú cho dù họ định ở đây nhiều ngày trong kỳ trăng mật.
Hà Tĩnh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc xả độc của nhà máy thép Formosa của tập đoàn Formosa Plastic Group của Đài Loan.
======================
Bản tin sử dụng nhiều nguồn tin khác nhau
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
August 13, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 33, từ ngày 07 đến 13/8/2017: Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị thêm cáo buộc
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền, ngày 13/8/2017
Nhà hoạt động công đoàn Hoàng Đức Bình đã bị Công an tỉnh Nghệ An cáo buộc thêm tội danh “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143 của Bộ luật Hình sự (BLHS). Trước đó, Bình đã bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của BLHS. Với ba cáo buộc trên, Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt có thể phải đối mặt với án tù tổng cộng 13 năm, nếu bị kết án, theo luật hiện hành.
Chính quyền tỉnh Nghệ An sẽ xét xử cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Quốc Oai tại thị xã Hoàng Mai vào ngày 21/8 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không chấp hành án tù” theo Điều 304 của BLHS. Nhà hoạt động vì nhân quyền và dân chủ này có thể phải đối mặt với án tù cao nhất là 3 năm với mỗi cáo buộc.
Nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới, trong đó có Ân xá Quốc tế, đã kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho Nguyễn Quốc Oai ngay sau khi anh bị bắt vào ngày 21/01 năm nay.
Công an phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, đã bắt giữ anh Đặng Ngọc Hướng và vợ anh một cách độc đoán đêm tối hôm 10/8 khi hai vợ chồng đang ngồi uống café ở một quán địa phương. Công an đã đưa hai vợ chồng về đồn và đánh đập cả hai, buộc họ phải ký vào biên bản thừa nhận gây rối trật tự công cộng, và trả tự do cho họ vào sáng sớm hôm sau. Anh Hướng là một người hoạt động về môi trường và nhân quyền ở tỉnh Hà Tĩnh và hai vợ chồng bị đánh đập khi đi nghỉ tuần trăng mật.
Ngày 09/8, một ngày trước Đối thoại nhân quyền Việt Nam-Australia tại Canberra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ Australia gây sức ép lên Việt Nam để yêu cầu nước này cải thiện nhân quyền.
Lời kêu gọi được đưa ra trong thời điểm Việt Nam tiến hành chiến dịch khốc liệt đàn áp giới bất đồng chính kiến, người hoạt động nhân quyền, người hoạt động xã hội và blogger, với gần 10 người bị bắt trong hai tuần gần đây với cáo buộc “lật đổ chính quyền” và hai nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga bị kết án với bản án nặng nề 10 năm và 9 năm tù giam tương ứng.
Front Line Defenders, một tổ chức nhân quyền ở Dublin, cùng tổ chức Văn Lang ở Prague, đã tổ chức một sự kiện trước Đại sứ quán Việt Nam tại London để đánh dấu 600 ngày luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị giam giữ. Trước cửa tòa đại sứ Việt Nam tại London, 600 vạch phấn trắng được kẻ trên lề đường, để đánh dấu 600 ngày kể từ khi ông Đài bị bắt giam vào giữa tháng 12 năm 2015.
===== 08/8 =====
London đánh dấu 600 ngày luật sư Nguyễn Văn Đài bị giam giữ không xét xử
Ngày 07/8, nhiều nhà hoạt động ở thủ đô London của Anh, Dublin của Ireland và Prague của Cộng hòa Czech đồng loạt đánh dấu 600 ngày luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị giam cầm trái phép bởi nhà cầm quyền Việt Nam.
Trước cửa tòa đại sứ quán Việt Nam tại London, 600 vạch phấn trắng được kẻ trên lề đường, để đánh dấu 600 ngày kể từ khi ông Đài bị bắt giam vào giữa tháng 12 năm 2015.
Nnhóm Văn Lang ở Prague và Front Line Defenders ở Dublin tiến hành nhiều hành động tương tự.
Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà bị bắt giữ ngày 16/12/2015 và bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự. Mới đây, Việt Nam đã đổi cáo trạng của họ với tội danh mới “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của BLHS với khung hình phạt từ 12 năm tù giam đến tử hình.
Trong hai tuần qua, Việt Nam bắt giữ bảy nhà hoạt động,sáu trong số đó với cáo buộc theo Điều 79 và bốn trong số họ, mục sư Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Trung Trực thuộc Hội Anh em Dân chủ, còn lại Nguyễn Bắc Truyển là cựu thành viên và là người đồng sáng lập tổ chức này.
Nhà hoạt động Lê Đình Lượng ở Nghệ An cũng bị bắt với cáo buộc theo Điều 79.
Nguyen Van Dai Imprisoned 600 Days without Trial
——————–
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình bị cáo buộc thêm tội danh
Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình vừa bị công an tỉnh Nghệ An cáo buộc thêm một tội danh “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo Điều 143 của Bộ luật Hình sự.
Phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt bị bắt cóc bởi công an Nghệ An ngày 15/5 và sau đó bị cáo buộc hai tội danh “chống người thi hành công vụ”theo Điều 257 và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”theo Điều 258 của BLHS.
Gia đình của Hoàng Đức Bình cho rằng cả ba cáo buộc vừa kể đều vô lý, không đúng sự thật, và việc buộc tội như vậy là vô cùng mơ hồ.
=====
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bị đưa ra xét xử vào ngày 21/8
Cựu tù nhân Nguyễn Văn Oai sẽ bị đưa ra xét xử bởi Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai ngày 21/8 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không chấp hành án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.
Ông bị bắt ngày 19/1khi đang đi đánh cá ở một địa điểm gần nhà. Công an địa phương bắt giữ ông vì cho rằng ông không tuân thủ quy định trong thời gian quản chế.
Bà Nguyễn Thị Tri, chị của ông Oai, nói việc gán cho em bà tội “chống người thi hành công vụ” là không đúng vì những người gọi là công an không mặc sắc phục khi bắt giữ ông.
Ông Nguyễn Văn Oai là một cựu tù nhân lương tâm trong vụ án “14 Thanh niên Công giáo và Tin lành” bị chính quyền Việt Nam bắt giữ năm 2011 và bị kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS. Ông bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế.
Sau khi ra tù đợt trước về, Oai không tham gia gì nhiều, chỉ cùng giáo dân lên tiếng phản đối về các khoản thuế của nhà nước và thu cao tiền học phí của học sinh.”
Dân biểu Australia Chris Hayes từng phản đối chính quyền Việt Nam bắt ông Oai, nói cũng như các nhà hoạt động nhân quyền khác.
Sau khi ông Oai bị bắt, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại sứ Bruno Angelet cảnh báo rằng Việt Nam cần tôn trọng các quy định quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Nguyễn Văn Oai bị truy tố về tội ‘không chấp hành án’
———————
Human Rights Watch thúc giục Australia gây áp lực lên Việt Nam về nhân quyền
Một ngày trước Đối thoại Nhân quyền thường niên Vietnam-Australia dự kiến vào ngày 10/8 tại Canberra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch-HRW) công bố thư ngỏ, kêu gọi chính phủ Australia gây áp lực lên Việt Nam, yêu cầu quốc gia cộng sản này phải cải thiện tình hình nhân quyền.
HRW đã đưa ra một loạt đề nghị liên quan tới những lãnh vực then chốt để cải tiến, chẳng hạn như phóng thích tù chính trị, chấm dứt sách nhiễu và bạo lực đối với các nhà hoạt động, và tôn trọng quyền tự do biểu đạt và tôn giáo.
Bà Elaine Pearson, giám đốc HRW ở Australia, nhận định rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang dốc toàn lực đàn áp sự chỉ trích trên mạng trong năm 2017.
Theo bà, Australia và các quốc gia khác cần phải có phản ứng thống nhất trong việc buộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm. Điều này có nghĩa là chính phủ các nước phải lên tiếng nhiều hơn trước tình trạng đàn áp đang trở nên tồi tệ hơn đối với các blogger và nhà hoạt động ở Việt Nam.
Xem chi tiết: Australia cần phải gây sức ép về nhân quyền lên Việt Nam: HRW
===== 11/8 =====
Công an TPHCM bắt giữ độc đoán vợ chồng Đặng Ngọc Hướng, đánh đập họ trong đồn
Đêm 10/8, công an phường Sơn Kỳ, huyện Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ độc đoán hai vợ chồng Đặng Ngọc Hướng, đánh đập họ trong quá trình giam giữ nhiều giờ trong đồn để ép họ thừa nhận lỗi vi phạm trật tự công cộng.
Đặng Ngọc Hướng, một nhà hoạt động môi trường và nhân quyền ở Hà Tĩnh, cùng vợ đi hưởng tuần trăng mật tại Tân Phú. Tối thứ Năm, hai vợ chồng cùng một số bạn bè gặp gỡ tại một quán cà phê ở Sơn Kỳ.
Khi cả nhóm đang ngồi, thì một sỹ quan công an tới yêu cầu một người trong nhóm họ Nguyễn Thùy Trinh, cũng là một nhà hoạt động môi trường và công đoàn ở Hà Tĩnh, về đồn công an phường làm việc. Cả nhóm phản đối, yêu cầu nêu lý do và cảnh sát nói rằng do Trinh mặc áo có dòng chữ No Formosa.
Được hỗ trợ bởi bạn bè, Trinh đã đi khỏi hiện trường dù nhiều an ninh và mật vụ bao vây. Do không bắt được Trinh, công an Sơn Kỳ bắt giữ vợ chồng Hướng và đưa về đồn. Tại đây, công an đã đánh đập Hướng và ép anh nhận gây rối trật tự công cộng và “không cộng tác với công an.”
Ban đầu, Hướng kiên quyết không ký nhận biên bản đã được thảo sẵn bởi công an cho dù công an giở đủ trò kể cả đánh đập, nhưng sau khi công an đánh vợ anh trước mặt anh thì anh buộc phải ký.
Công an phạt vợ chồng anh 350,000 và buộc hai vợ chồng phải đi khỏi quận Tân Phú cho dù họ định ở đây nhiều ngày trong kỳ trăng mật.
Hà Tĩnh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc xả độc của nhà máy thép Formosa của tập đoàn Formosa Plastic Group của Đài Loan.
======================
Bản tin sử dụng nhiều nguồn tin khác nhau
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây