Mike Ives, The New York Times, ngày 12/8/2017
Hà Nội, Việt Nam: Đỗ Thị Mai cho hay, cô đã bị sốc khi biết rằng đứa con trai 17 tuổi Đỗ Đăng Dư, đã rơi vào tình trạng hôn mê chỉ sau vài tuần bị cảnh sát bắt vì cáo buộc ăn cắp một món hàng trị giá khoảng 90 đô la.
Ban đầu, cảnh sát nói rằng những vết thương nghiêm trọng ở đầu và chân của Dư là do anh ta bị ngã trong phòng tắm, luật sư của gia đình cho biết. “Con tôi bất tỉnh, vì vậy tôi không thể hỏi nó”, Mai nói.
Dư chết trong bệnh viện một vài ngày sau đó, vào tháng 10 năm 2015, và các thành viên trong gia đình nói với một người phỏng vấn rằng họ tin rằng anh bị tra tấn khi giam giữ. Tháng kế tiếp, hai luật sư của họ đã bị tấn công bởi tám người đàn ông đeo mặt nạ sau khi đến làm việc với gia đình về vụ án.
Gần hai năm sau, bà Mai vẫn đang tìm kiếm công lý. “Hai tháng trước khi chết, con tôi khỏe mạnh”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn đầy cảm xúc tại nhà trong một khu vực nông thôn của thủ đô Hà Nội. “Làm thế nào mà con tôi lại ra nông nỗi ấy?”
Việt Nam đang dần dần cập nhật hệ thống tư pháp hình sự trong nhiều năm, dưới áp lực của các chính phủ phương Tây, và những thay đổi bổ sung được Quốc hội thông qua vào tháng 6 dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng Giêng. Nhưng, dựa trên các cuộc phỏng vấn với cựu tù nhân và các báo cáo của các cơ quan truyền thông nhà nước ở Việt Nam, nhiều nhà ngoại giao và các nhóm nhân quyền nghi ngờ rằng các nhà tù ở nước này có tỷ lệ tử hình, lao động cưỡng bức và tử vong cao.
Theo báo cáo của chính phủ gần đây về hệ thống nhà tù của Việt Nam – đã được đưa lên trang web chính thức vài tháng trước, có thể là do tình cờ theo các nhà hoạt động nhân quyền – dường như xác nhận nhiều nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của các nhà hoạt động.
Báo cáo cho biết 429 tù nhân đã bị tử hình từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016, một sự thừa nhận hiếm có của chính phủ một đảng, từ lâu đã giữ kín những thông tin như vậy. Theo Ân xá Quốc tế, con số này biến Việt Nam thành quốc gia có số người bị tử hình cao thứ ba thế giới trong thời gian đó, sau Trung Quốc và Iran.
Báo cáo cũng đề cập đến giai đoạn 2011-2016, cho biết 261.840 tù nhân đã được đào tạo nghề, một thuật ngữ mà các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng thực chất là lao động cưỡng bức. Thêm vào đó, bản báo cáo nói, xác hoặc tro của 2.812 tù nhân đã được các thành viên trong gia đình nhận về, cho thấy tỷ lệ tử vong cao trong tù đối với số tù nhân mà chính phủ cho biết là dưới 150.000.
Benjamin Swanton, cố vấn pháp luật xã hội lâu đời và là chuyên gia tư vấn phát triển của Việt Nam, cho biết: “Thống kê cho thấy chúng ta có lý do để nghi ngờ rằng quản trị đang trở nên độc đoán và bạo lực hơn khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời các câu hỏi qua email về các điều kiện trong nhà tù Việt Nam.
Nhiều quan chức trong Đảng cầm quyền Việt Nam ủng hộ sự thay đổi hệ thống tư pháp hình sự, theo Pip Nicholson, giáo sư Trường Đại học Luật Melbourne ở Úc, người chuyên về luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, số quan chức ủng hộ các quy tắc kiểu phương Tây, như các tòa án thực sự độc lập hoặc giả định về sự vô tội cho đến khi bị kết tội là thiểu số, bà nói thêm.
Kết quả, theo các chuyên gia về chính sách và các nhà bảo vệ nhân quyền, là một hệ thống tòa án, nơi bắt giữ gần như luôn luôn dẫn đến việc kết án và một hệ thống nhà tù mà tình hình nhân quyền đáng báo động. Tình trạng tham nhũng, cán bộ không bị trừng phạt vì sai phạm, và bạo lực trong nhà tù hầu như được dung nạp, nhiều luật sư nói, bởi vì hệ thống phục vụ lợi ích của đảng bằng cách đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và làm giàu cho quản giáo và giám thị trại giam.
“Thật dễ dàng để chết ở trong tù”, theo Doan Trang, một nhà báo độc lập ở Hà Nội, người đã viết rất nhiều về sự đàn áp do nhà nước chỉ đạo ở đất nước này.
Việc chính phủ đưa ra báo cáo về số liệu thống kê trong nhà tù là một phần của một quá trình thay đổi dài hạn theo xu hướng toàn cầu. Ví dụ, nó ghi nhận rằng số tội phạm bị tử hình ở Việt Nam đã giảm xuống còn 22 trong năm 2009 từ 45 năm 1993.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết số tù nhân bị kết án tử hình ở Việt Nam đã tăng lên 681 vào năm ngoái từ 336 năm 2011, và chính phủ có kế hoạch xây dựng 5 trung tâm hành quyết mới để đáp ứng nhu cầu.
Xu hướng toàn cầu là giảm án tử hình, theo Janice Beanland của Ân xá Quốc tế. Đây là lý do tại sao chúng tôi kinh ngạc khi biết rằng trên thực tế, Việt Nam đã và đang hành quyết thường xuyên hơn chúng tôi tưởng, bà nói.
Báo cáo của chính phủ cho biết, Việt Nam đã cải tiến giáo dục nghề nghiệp trong nhà tù và các tù nhân được đào tạo về các vấn đề như may, xây dựng, mộc, cơ khí, nông nghiệp và chế biến nông sản.
Nhưng cựu tù nhân và các nhóm nhân quyền nói rằng lao động như vậy thường không phải là tự nguyện và hạt điều, hàng may mặc và các sản phẩm khác được xuất khẩu từ các nhà tù để kiếm lợi nhuận.
Ông Đoàn Huy Chương, một nhà hoạt động vì nhân quyền, người đã được trả tự do vào tháng Hai sau khi thực hiện án 7 năm tù giam, cho biết các tù nhân thường bị đánh thức dậy lúc 6 giờ sáng và lao động chân tay, không trả tiền cho đến tận 3 giờ chiều hoặc có khi đến 7 giờ chiều tối.
Các tù nhân có tiền có thể mua chuộc giám thị để được vào các bệnh viện nếu họ bị ốm, ông nói. Nếu không có tiền, họ vẫn phải làm việc cho dù bị sốt, ông nói.
Những người hoạt động nhân quyền cho biết họ đặc biệt lo lắng về tuyên bố của chính phủ cho biết xác và tro của 2.812 tù nhân đã được gia đình tù nhân đem về chôn cất.
Trong một báo cáo năm 2014, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết nhiều tù nhân bị chết sau khi bị bắt vì những cáo buộc không nghiêm trọng và việc giải thích của các quan chức về các cái chết đó “đáng lo ngại và cho thấy sự che chở có hệ thống.” Những người còn sống sót nói rằng họ bị cảnh sát đánh đập để ép buộc họ nhận tội về những việc mà họ không làm.
“Tôi không nghĩ rằng họ có ý định đánh chết ai đó ngay từ ban đầu nhưng tôi nghĩ rằng tình trạng vô trách nhiệm và không kiểm soát trong hệ thống rất trầm trọng và đó là vấn đề cơ bản,” ông Phil Robertson, phó giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở châu Á nói.
Trong trường hợp Dư, người bị chết trong năm 2015, cán bộ điều tra nói vài tháng sau khi thiếu niên này bị chết, rằng chấn thương đầu của Dư – một vết thương trên diện rộng – đã xảy ra khi người tù cùng phòng giam của anh ta đánh lên đỉnh đầu chứ không phải do bị ngã, Lê Luận, một trong những luật sư của gia đình nói.
Người bị giam cùng phòng, Vũ Văn Bình, sau đó đã bị kết án 10 năm tù vì “cố ý gây thương tích”. Nhưng ông Luận nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông tin rằng lời giải thích của cảnh sát về cái chết của ông Dư mâu thuẫn với khám nghiệm pháp y.
Ví dụ, ông nói, trích dẫn một tia X mà ông cung cấp cho The New York Times, vết thương nằm trên trán của Dư, chứ không phải trên đỉnh đầu. Theo ông, thật khó tưởng tượng, làm thế nào mà việc bị ngã ở phòng tắm lại gây ra những vết thương ở đùi của Dư, như công an đã công bố.
Các nguyên nhân mà cảnh sát mô tả “không thể tạo ra những vết thương nghiêm trọng như vậy”, luật sư Luân nói. “Phải có một tai nạn khác.”
Các thành viên của gia đình Dư đã nói trong một cuộc phỏng vấn riêng rằng họ vẫn không chắc chắn ông đã chết như thế nào. Sự chắc chắn duy nhất, họ nói, là việc giải thích của công an không đầy đủ.
“Dư đã phạm tội gì đó, nhưng cháu tôi không đáng bị chết,” cụ Đỗ Đình Văn, ông của Dư nói khi đứng bên bàn thời đứa cháu mình.
August 15, 2017
Tù nhân ở Việt Nam bị cái chết đe dọa thường xuyên do bị đối xử hà khắc,
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Mike Ives, The New York Times, ngày 12/8/2017
Hà Nội, Việt Nam: Đỗ Thị Mai cho hay, cô đã bị sốc khi biết rằng đứa con trai 17 tuổi Đỗ Đăng Dư, đã rơi vào tình trạng hôn mê chỉ sau vài tuần bị cảnh sát bắt vì cáo buộc ăn cắp một món hàng trị giá khoảng 90 đô la.
Ban đầu, cảnh sát nói rằng những vết thương nghiêm trọng ở đầu và chân của Dư là do anh ta bị ngã trong phòng tắm, luật sư của gia đình cho biết. “Con tôi bất tỉnh, vì vậy tôi không thể hỏi nó”, Mai nói.
Dư chết trong bệnh viện một vài ngày sau đó, vào tháng 10 năm 2015, và các thành viên trong gia đình nói với một người phỏng vấn rằng họ tin rằng anh bị tra tấn khi giam giữ. Tháng kế tiếp, hai luật sư của họ đã bị tấn công bởi tám người đàn ông đeo mặt nạ sau khi đến làm việc với gia đình về vụ án.
Gần hai năm sau, bà Mai vẫn đang tìm kiếm công lý. “Hai tháng trước khi chết, con tôi khỏe mạnh”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn đầy cảm xúc tại nhà trong một khu vực nông thôn của thủ đô Hà Nội. “Làm thế nào mà con tôi lại ra nông nỗi ấy?”
Việt Nam đang dần dần cập nhật hệ thống tư pháp hình sự trong nhiều năm, dưới áp lực của các chính phủ phương Tây, và những thay đổi bổ sung được Quốc hội thông qua vào tháng 6 dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng Giêng. Nhưng, dựa trên các cuộc phỏng vấn với cựu tù nhân và các báo cáo của các cơ quan truyền thông nhà nước ở Việt Nam, nhiều nhà ngoại giao và các nhóm nhân quyền nghi ngờ rằng các nhà tù ở nước này có tỷ lệ tử hình, lao động cưỡng bức và tử vong cao.
Theo báo cáo của chính phủ gần đây về hệ thống nhà tù của Việt Nam – đã được đưa lên trang web chính thức vài tháng trước, có thể là do tình cờ theo các nhà hoạt động nhân quyền – dường như xác nhận nhiều nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của các nhà hoạt động.
Báo cáo cho biết 429 tù nhân đã bị tử hình từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016, một sự thừa nhận hiếm có của chính phủ một đảng, từ lâu đã giữ kín những thông tin như vậy. Theo Ân xá Quốc tế, con số này biến Việt Nam thành quốc gia có số người bị tử hình cao thứ ba thế giới trong thời gian đó, sau Trung Quốc và Iran.
Báo cáo cũng đề cập đến giai đoạn 2011-2016, cho biết 261.840 tù nhân đã được đào tạo nghề, một thuật ngữ mà các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng thực chất là lao động cưỡng bức. Thêm vào đó, bản báo cáo nói, xác hoặc tro của 2.812 tù nhân đã được các thành viên trong gia đình nhận về, cho thấy tỷ lệ tử vong cao trong tù đối với số tù nhân mà chính phủ cho biết là dưới 150.000.
Benjamin Swanton, cố vấn pháp luật xã hội lâu đời và là chuyên gia tư vấn phát triển của Việt Nam, cho biết: “Thống kê cho thấy chúng ta có lý do để nghi ngờ rằng quản trị đang trở nên độc đoán và bạo lực hơn khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không trả lời các câu hỏi qua email về các điều kiện trong nhà tù Việt Nam.
Nhiều quan chức trong Đảng cầm quyền Việt Nam ủng hộ sự thay đổi hệ thống tư pháp hình sự, theo Pip Nicholson, giáo sư Trường Đại học Luật Melbourne ở Úc, người chuyên về luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, số quan chức ủng hộ các quy tắc kiểu phương Tây, như các tòa án thực sự độc lập hoặc giả định về sự vô tội cho đến khi bị kết tội là thiểu số, bà nói thêm.
Kết quả, theo các chuyên gia về chính sách và các nhà bảo vệ nhân quyền, là một hệ thống tòa án, nơi bắt giữ gần như luôn luôn dẫn đến việc kết án và một hệ thống nhà tù mà tình hình nhân quyền đáng báo động. Tình trạng tham nhũng, cán bộ không bị trừng phạt vì sai phạm, và bạo lực trong nhà tù hầu như được dung nạp, nhiều luật sư nói, bởi vì hệ thống phục vụ lợi ích của đảng bằng cách đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và làm giàu cho quản giáo và giám thị trại giam.
“Thật dễ dàng để chết ở trong tù”, theo Doan Trang, một nhà báo độc lập ở Hà Nội, người đã viết rất nhiều về sự đàn áp do nhà nước chỉ đạo ở đất nước này.
Việc chính phủ đưa ra báo cáo về số liệu thống kê trong nhà tù là một phần của một quá trình thay đổi dài hạn theo xu hướng toàn cầu. Ví dụ, nó ghi nhận rằng số tội phạm bị tử hình ở Việt Nam đã giảm xuống còn 22 trong năm 2009 từ 45 năm 1993.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết số tù nhân bị kết án tử hình ở Việt Nam đã tăng lên 681 vào năm ngoái từ 336 năm 2011, và chính phủ có kế hoạch xây dựng 5 trung tâm hành quyết mới để đáp ứng nhu cầu.
Xu hướng toàn cầu là giảm án tử hình, theo Janice Beanland của Ân xá Quốc tế. Đây là lý do tại sao chúng tôi kinh ngạc khi biết rằng trên thực tế, Việt Nam đã và đang hành quyết thường xuyên hơn chúng tôi tưởng, bà nói.
Báo cáo của chính phủ cho biết, Việt Nam đã cải tiến giáo dục nghề nghiệp trong nhà tù và các tù nhân được đào tạo về các vấn đề như may, xây dựng, mộc, cơ khí, nông nghiệp và chế biến nông sản.
Nhưng cựu tù nhân và các nhóm nhân quyền nói rằng lao động như vậy thường không phải là tự nguyện và hạt điều, hàng may mặc và các sản phẩm khác được xuất khẩu từ các nhà tù để kiếm lợi nhuận.
Ông Đoàn Huy Chương, một nhà hoạt động vì nhân quyền, người đã được trả tự do vào tháng Hai sau khi thực hiện án 7 năm tù giam, cho biết các tù nhân thường bị đánh thức dậy lúc 6 giờ sáng và lao động chân tay, không trả tiền cho đến tận 3 giờ chiều hoặc có khi đến 7 giờ chiều tối.
Các tù nhân có tiền có thể mua chuộc giám thị để được vào các bệnh viện nếu họ bị ốm, ông nói. Nếu không có tiền, họ vẫn phải làm việc cho dù bị sốt, ông nói.
Những người hoạt động nhân quyền cho biết họ đặc biệt lo lắng về tuyên bố của chính phủ cho biết xác và tro của 2.812 tù nhân đã được gia đình tù nhân đem về chôn cất.
Trong một báo cáo năm 2014, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết nhiều tù nhân bị chết sau khi bị bắt vì những cáo buộc không nghiêm trọng và việc giải thích của các quan chức về các cái chết đó “đáng lo ngại và cho thấy sự che chở có hệ thống.” Những người còn sống sót nói rằng họ bị cảnh sát đánh đập để ép buộc họ nhận tội về những việc mà họ không làm.
“Tôi không nghĩ rằng họ có ý định đánh chết ai đó ngay từ ban đầu nhưng tôi nghĩ rằng tình trạng vô trách nhiệm và không kiểm soát trong hệ thống rất trầm trọng và đó là vấn đề cơ bản,” ông Phil Robertson, phó giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ở châu Á nói.
Trong trường hợp Dư, người bị chết trong năm 2015, cán bộ điều tra nói vài tháng sau khi thiếu niên này bị chết, rằng chấn thương đầu của Dư – một vết thương trên diện rộng – đã xảy ra khi người tù cùng phòng giam của anh ta đánh lên đỉnh đầu chứ không phải do bị ngã, Lê Luận, một trong những luật sư của gia đình nói.
Người bị giam cùng phòng, Vũ Văn Bình, sau đó đã bị kết án 10 năm tù vì “cố ý gây thương tích”. Nhưng ông Luận nói trong một cuộc phỏng vấn rằng ông tin rằng lời giải thích của cảnh sát về cái chết của ông Dư mâu thuẫn với khám nghiệm pháp y.
Ví dụ, ông nói, trích dẫn một tia X mà ông cung cấp cho The New York Times, vết thương nằm trên trán của Dư, chứ không phải trên đỉnh đầu. Theo ông, thật khó tưởng tượng, làm thế nào mà việc bị ngã ở phòng tắm lại gây ra những vết thương ở đùi của Dư, như công an đã công bố.
Các nguyên nhân mà cảnh sát mô tả “không thể tạo ra những vết thương nghiêm trọng như vậy”, luật sư Luân nói. “Phải có một tai nạn khác.”
Các thành viên của gia đình Dư đã nói trong một cuộc phỏng vấn riêng rằng họ vẫn không chắc chắn ông đã chết như thế nào. Sự chắc chắn duy nhất, họ nói, là việc giải thích của công an không đầy đủ.
“Dư đã phạm tội gì đó, nhưng cháu tôi không đáng bị chết,” cụ Đỗ Đình Văn, ông của Dư nói khi đứng bên bàn thời đứa cháu mình.