VOA, ngày 15/8/2017
Bị bác quy chế tị nạn, gần 200 người Thượng vượt biên sang Campuchia đã bị trục xuất về Việt Nam từ tháng Giêng 2017 cho đến nay, theo thông tin của một tổ chức phi chính phủ tại Hoa Kỳ.
Ông Ray Nong thuộc tổ chức The Montagnard Human Rights Organization ở North Carolina hôm thứ Hai 14/8 nói VOA rằng Hà Nội gây áp lực buộc Phnom Penh trục xuất gần 200 người Thượng hồi hương trong tám tháng qua:
“Từ tháng 1 cho đến nay có 200 người bị trục xuất. Có ngày 16 người, có ngày 20 người, có ngày 13 người, họ bị trục xuất từ từ từng nhóm nhỏ để tránh quốc tế biết. Họ bị áp lực từ Việt Nam và một phần từ Campuchia.”
Từ tháng 1 cho đến nay có 200 người bị trục xuất. Họ bị trục xuất từ từ từng nhóm nhỏ để tránh quốc tế biết. Họ bị áp lực từ Việt Nam và một phần từ Campuchia.
Tờ Phnom Penh Post hôm 10/8 trích lời Cao Ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) nói rằng cơ quan này đã trục xuất hơn 120 người Thượng về Việt Nam.
Tờ báo này còn cho biết vừa qua chỉ có 3 người được cấp quy chế tị nạn ở Campuchia, và 13 người khác đã được đưa sang Philippines, và hiện còn lại khoảng 39 người ở Phnom Penh.
Ông Ray Nong nói chính phủ Việt Nam cử viên chức sang tận trại tị nạn của người Thượng tại Campuchia để vừa khuyên răn, vừa ép buộc họ phải hồi hương:
“Công an Việt Nam từ Buôn Ma Thuột, Pleiku sang tới trại tị nạn của Campuchia đe dọa buộc họ trở về, đừng có theo những người xấu ở Hoa Kỳ, tốt hơn là làm đơn tình nguyện hồi hương, nếu không sẽ bị áp đảo.”
Trong một đợt trục xuất gần đây nhất, tờ Cambodia Daily trích lời một cảnh sát nói rằng vào thứ Năm tuần trước, 13 người Thượng bị Campuchia từ chối yêu cầu xin tị nạn đã bị trục xuất về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế O’yadaw của Campuchia, thông qua cửa khẩu Lệ Thanh ở tỉnh Gia Lai.
Ông Chea Bunthoeun, Phó sở cảnh sát tỉnh Ratanakkiri nói rằng 13 người này nằm trong số một nhóm 16 người Thượng, đa phần theo đạo Tin lành, bị đàn áp tôn giáo và chính trị ở các tỉnh Tây nguyên Việt Nam.
Trong khi đó ông Tan Sovichea, phát ngôn nhân Cơ quan Di trú trực thuộc Bộ Nội vụ Campuchia vào ngày 8/6 nói với truyền thông quốc tế rằng chính phủ Campuchia không trục xuất 16 người Thượng này, việc trở về là do họ “tự nguyện” và được văn phòng Cao ủy Tị nạn LHQ ở Phnom Penh sắp xếp với bên Việt Nam sau khi xét thấy họ không hội đủ điều kiện để được cấp giấy tị nạn.
Trước đó, báo Nhân dân dẫn nguồn tin công an tỉnh Gia Lai loan tin rằng vào ngày 11/6 có 16 người và vào ngày 1/5 có 25 người vượt biên trái phép “tự nguyện” hồi hương thông qua cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ.
Tờ báo của Đảng Cộng sản nói rằng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Thái-lan phối hợp chính quyền Vương quốc Campuchia và Công an Việt Nam hoàn tất thủ tục trao trả, tiếp nhận những người vượt biên trái phép tự nguyện hồi hương.
“Họ là những nạn nhân bị kẻ xấu dụ dỗ, xúi giục vượt biên sang Campuchia trái phép bằng nhiều con đường khác nhau, để được qua một nước thứ 3, nuôi ảo vọng về một cuộc sống giàu có, sung túc, không phải lao động,” theo báo Nhân dân.
Báo Công an tỉnh Đăk Lăk tháng trước nói rằng những người này do do mắc mưu, nghe theo lời Fulro và các đối tượng xấu lừa mị đã vượt biên sang Campuchia vào năm 2015.
Ông Ray chia sẻ rằng khi về Việt Nam, những người Thượng này bị chính quyền theo dõi nghiêm ngặt và không còn đất đai để canh tác.
Tuy nhiên, ông Y Abel Knul, một thầy truyền đạo Tin Lành ở Buôn Tiêu, tỉnh Đăk Lăk nói rằng những người Thượng hồi hương không gặp trở ngại lắm:
“Nói chung, hiện tại đối với chính quyền thì họ không gặp nhiều khó khăn. Họ vẫn sinh hoạt bình thường. Chính quyền cũng không gây khó khăn đối với những người từ Campuchia trở về.”
Tuy nhiên, ông Y Abel xác nhận rằng một số người Thượng trở về không còn đất canh tác do đã bán đất lấy tiền trả cho người giúp họ vượt biên trước kia:
“Khi họ đi thì họ bán hết đất canh tác. Cũng có một số người phải lấy tiền đất, chung tiền để được dẫn đi vượt biên. Tôi biết một số người đã bị lừa.”
Theo ông Ray, một số người Thượng sợ hãi trước việc công an Việt Nam sang Campuchia đe dọa, nên đã tìm cách vượt biên sang Thái Lan:
“Có một số người từ chối hồi hương, họ tìm cách chạy qua Thái Lan. Hiện nay gần 400 người Thượng tị nạn bất hợp pháp tại Thái Lan, trong đó 6 người hiện đang ở trong tù.”
Nhưng sang Thái Lan tình hình cũng không mấy khả quan. Ông Ray nói những người Thượng ở Thái Lan đang trong tình trạng khốn khổ và sống trong sợ hãi. Họ không nhận được trợ cấp mà phải tự sống ở thôn quê, làm công cho nông dân Thái. Tuy nhiên, gần đây Thái Lan ra quy định không được thuê lao động nhập cư bất hợp pháp.
Được biết từ năm 2001 khoảng trên dưới 3.000 người Thượng băng rừng chạy sang Campuchia với lý do được họ cho biết nhằm tránh bị đàn áp sau những cuộc biểu tình đòi quyền lợi đất đai và đòi tự do thờ phượng tại quê nhà họ ở các tỉnh Tây Nguyên.
Đa phần trong số họ đã cải đạo sang Tin Lành. Những người Thượng này nói với hãng tin Aljazeera rằng đã phải đối mặt với sự áp bức và kỳ thị tôn giáo sau năm 1975.
August 16, 2017
Gần 200 người Thượng bị trục xuất về Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VOA, ngày 15/8/2017
Bị bác quy chế tị nạn, gần 200 người Thượng vượt biên sang Campuchia đã bị trục xuất về Việt Nam từ tháng Giêng 2017 cho đến nay, theo thông tin của một tổ chức phi chính phủ tại Hoa Kỳ.
Ông Ray Nong thuộc tổ chức The Montagnard Human Rights Organization ở North Carolina hôm thứ Hai 14/8 nói VOA rằng Hà Nội gây áp lực buộc Phnom Penh trục xuất gần 200 người Thượng hồi hương trong tám tháng qua:
“Từ tháng 1 cho đến nay có 200 người bị trục xuất. Có ngày 16 người, có ngày 20 người, có ngày 13 người, họ bị trục xuất từ từ từng nhóm nhỏ để tránh quốc tế biết. Họ bị áp lực từ Việt Nam và một phần từ Campuchia.”
Tờ Phnom Penh Post hôm 10/8 trích lời Cao Ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) nói rằng cơ quan này đã trục xuất hơn 120 người Thượng về Việt Nam.
Tờ báo này còn cho biết vừa qua chỉ có 3 người được cấp quy chế tị nạn ở Campuchia, và 13 người khác đã được đưa sang Philippines, và hiện còn lại khoảng 39 người ở Phnom Penh.
Ông Ray Nong nói chính phủ Việt Nam cử viên chức sang tận trại tị nạn của người Thượng tại Campuchia để vừa khuyên răn, vừa ép buộc họ phải hồi hương:
“Công an Việt Nam từ Buôn Ma Thuột, Pleiku sang tới trại tị nạn của Campuchia đe dọa buộc họ trở về, đừng có theo những người xấu ở Hoa Kỳ, tốt hơn là làm đơn tình nguyện hồi hương, nếu không sẽ bị áp đảo.”
Trong một đợt trục xuất gần đây nhất, tờ Cambodia Daily trích lời một cảnh sát nói rằng vào thứ Năm tuần trước, 13 người Thượng bị Campuchia từ chối yêu cầu xin tị nạn đã bị trục xuất về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế O’yadaw của Campuchia, thông qua cửa khẩu Lệ Thanh ở tỉnh Gia Lai.
Ông Chea Bunthoeun, Phó sở cảnh sát tỉnh Ratanakkiri nói rằng 13 người này nằm trong số một nhóm 16 người Thượng, đa phần theo đạo Tin lành, bị đàn áp tôn giáo và chính trị ở các tỉnh Tây nguyên Việt Nam.
Trong khi đó ông Tan Sovichea, phát ngôn nhân Cơ quan Di trú trực thuộc Bộ Nội vụ Campuchia vào ngày 8/6 nói với truyền thông quốc tế rằng chính phủ Campuchia không trục xuất 16 người Thượng này, việc trở về là do họ “tự nguyện” và được văn phòng Cao ủy Tị nạn LHQ ở Phnom Penh sắp xếp với bên Việt Nam sau khi xét thấy họ không hội đủ điều kiện để được cấp giấy tị nạn.
Trước đó, báo Nhân dân dẫn nguồn tin công an tỉnh Gia Lai loan tin rằng vào ngày 11/6 có 16 người và vào ngày 1/5 có 25 người vượt biên trái phép “tự nguyện” hồi hương thông qua cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ.
Tờ báo của Đảng Cộng sản nói rằng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) tại Thái-lan phối hợp chính quyền Vương quốc Campuchia và Công an Việt Nam hoàn tất thủ tục trao trả, tiếp nhận những người vượt biên trái phép tự nguyện hồi hương.
“Họ là những nạn nhân bị kẻ xấu dụ dỗ, xúi giục vượt biên sang Campuchia trái phép bằng nhiều con đường khác nhau, để được qua một nước thứ 3, nuôi ảo vọng về một cuộc sống giàu có, sung túc, không phải lao động,” theo báo Nhân dân.
Một nhóm người Thượng ở Campuchia.
Báo Công an tỉnh Đăk Lăk tháng trước nói rằng những người này do do mắc mưu, nghe theo lời Fulro và các đối tượng xấu lừa mị đã vượt biên sang Campuchia vào năm 2015.
Ông Ray chia sẻ rằng khi về Việt Nam, những người Thượng này bị chính quyền theo dõi nghiêm ngặt và không còn đất đai để canh tác.
Tuy nhiên, ông Y Abel Knul, một thầy truyền đạo Tin Lành ở Buôn Tiêu, tỉnh Đăk Lăk nói rằng những người Thượng hồi hương không gặp trở ngại lắm:
“Nói chung, hiện tại đối với chính quyền thì họ không gặp nhiều khó khăn. Họ vẫn sinh hoạt bình thường. Chính quyền cũng không gây khó khăn đối với những người từ Campuchia trở về.”
Tuy nhiên, ông Y Abel xác nhận rằng một số người Thượng trở về không còn đất canh tác do đã bán đất lấy tiền trả cho người giúp họ vượt biên trước kia:
“Khi họ đi thì họ bán hết đất canh tác. Cũng có một số người phải lấy tiền đất, chung tiền để được dẫn đi vượt biên. Tôi biết một số người đã bị lừa.”
Theo ông Ray, một số người Thượng sợ hãi trước việc công an Việt Nam sang Campuchia đe dọa, nên đã tìm cách vượt biên sang Thái Lan:
“Có một số người từ chối hồi hương, họ tìm cách chạy qua Thái Lan. Hiện nay gần 400 người Thượng tị nạn bất hợp pháp tại Thái Lan, trong đó 6 người hiện đang ở trong tù.”
Nhưng sang Thái Lan tình hình cũng không mấy khả quan. Ông Ray nói những người Thượng ở Thái Lan đang trong tình trạng khốn khổ và sống trong sợ hãi. Họ không nhận được trợ cấp mà phải tự sống ở thôn quê, làm công cho nông dân Thái. Tuy nhiên, gần đây Thái Lan ra quy định không được thuê lao động nhập cư bất hợp pháp.
Được biết từ năm 2001 khoảng trên dưới 3.000 người Thượng băng rừng chạy sang Campuchia với lý do được họ cho biết nhằm tránh bị đàn áp sau những cuộc biểu tình đòi quyền lợi đất đai và đòi tự do thờ phượng tại quê nhà họ ở các tỉnh Tây Nguyên.
Đa phần trong số họ đã cải đạo sang Tin Lành. Những người Thượng này nói với hãng tin Aljazeera rằng đã phải đối mặt với sự áp bức và kỳ thị tôn giáo sau năm 1975.