Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần 34 từ ngày 14 đến 20/8/2017: Phóng viên Không Biên giới kêu gọi trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Oai

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 20/7/2017

Ngày 18/8, Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã ra tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger Nguyễn Văn Oai, người sẽ bị đưa ra tòa vào ngày 21/8 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “vi phạm lệnh quản thúc” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự với mức án tù cao nhất 3 năm cho mỗi cáo buộc. RSF cho rằng những cáo buộc đối với ông chỉ đơn thuần là một cái cớ để nhà cầm quyền Việt Nam dập tắt những tiếng nói chỉ trích chính quyền.

Trong ngày 18/8, chính quyền Nghệ An điều động 200 cảnh sát để đánh đập 15 người thân và bạn bè của nhà hoạt động Lê Đình Lượng khi họ đến Sở Công an tỉnh để hỏi về tình hình của ông và yêu cầu được thăm gặp ông. Sau khi đánh đập cả người già và phụ nữ mang thai, cảnh sát bắt sáu người trong số đó và đưa đi thẩm vấn. Trong quá trình thẩm vấn hàng giờ, cảnh sát tiếp tục đánh đập họ và chỉ trả tự do vào nửa đêm sau khi đã ép họ ký vào biên bản nói rằng họ không hề bị đánh đập. Nguyễn Thị Xoan, con dâu của ông Lượng, người bị đánh đập, nói rằng họ phải ký vì công an có vẻ sẵn sàng đánh họ đến chết.

Blogger Phan Văn Bách ở Hà Nội tiếp tục bị sách nhiễu bởi những kẻ ủng hộ chính quyền. Cùng với việc đe dọa anh và gia đình, chúng còn ném mắm tôm và mảnh thủy tinh vỡ vào nhà riêng của anh ở phường Trung Tự, quận Đống Đa. Anh đã báo cảnh sát địa phương nhưng tình hình không được cải thiện.

Ngày 15/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo về tự do tôn giáo thế giới năm 2016. Trong phần nói về Việt Nam, báo cáo nói rằng chính quyền trung ương của Việt Nam hầu như không làm gì trước thực trạng các nhà cầm quyền cấp tỉnh và huyện không ngừng ngược đãi các tôn giáo chưa được chấp nhận, hoặc không chịu hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà cầm quyền. Do đó, hiện tượng tấn công, hành hung và khủng bố tu sĩ; phá hoại cơ sở và trưng thu đất đai của tổ chức tôn giáo; và việc hình sự hóa hoạt động tín ngưỡng vẫn diễn ra tại nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa và miền núi.

Bản báo cáo có nêu một danh sách dài những vụ vi phạm tự do tôn giáo xảy ra trong suốt năm 2016 trên khắp mọi miền đất nước. Hai trường hợp được nhắc tới một cách chi tiết trong bản báo cáo là Mục sư Ksor Xiem thuộc Hội Thánh Tin Lành Dega, và Mục sư Nguyễn Công Chính thuộc Hội Thánh Tin Lành Lutheran.

Mục sư Ksor Xiem chết vì bị tra tấn trong tù hồi tháng 12 năm 2015 còn mục sư Nguyễn Công Chính cùng gia đình vừa sang được tới Hoa Kỳ để bắt đầu cuộc đời lưu vong sau khi ở tù nhiều năm.

Bản báo cáo nói rằng Tổng thống, Ngoại trưởng và Đại sứ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thực thi việc cải tiến tự do tôn giáo, cho phép mọi tổ chức tôn giáo được hoạt động tự do, chấm dứt hạn chế đối với các tổ chức tôn giáo không ghi danh.

Theo báo cáo, chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam giải quyết một cách ôn hòa những vụ tranh chấp đất đai với các tổ chức tôn giáo. Phía Hoa Kỳ nhấn mạnh sẽ tiếp tục tiếp xúc thường xuyên với mọi nhóm tôn giáo ở Việt Nam.

Đáp lại, Việt Nam nói rằng bản báo cáo có một số điều chỉnh sát với tình hình thực tế ở Việt Nam. Song đáng tiếc, Báo cáo vẫn tiếp tục đưa ra một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động ở Việt Nam.”

Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, nói rằng bà vẫn chưa nhận được thông tin về chồng mình từ chính quyền. Ông Truyền bị bắt cóc ngày 30/7 khi đang chờ vợ gần Nhà thờ Kỳ Đồng ở Sài Gòn, và sau đó Bộ Công an tuyên bố đã bắt giam ông cùng Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, và Trương Minh Đức để khởi tố họ với cáo buộc “lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự.

 

===== 15/8 =====

Báo cáo tự do tôn giáo của Hoa Kỳ 2016: Hà Nội bỏ mặc các địa phương ngược đãi tôn giáo

Ngày 15/8, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo về Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2016. Phần nói về Việt Nam, báo cáo nhận định rằng chính quyền trung ương duy trì những điều luật để hạn chế các quyền tự do tôn giáo theo như Hiến pháp Việt Nam quy định. Cụ thể là Hà Nội sẵn sàng đàn áp tôn giáo dưới danh nghĩa “bảo vệ an ninh quốc gia” và “đoàn kết dân tộc”.

Bản báo cáo cho rằng chính quyền trung ương của Việt Nam hầu như không làm gì trước thực trạng các nhà cầm quyền cấp tỉnh và địa phương không ngừng ngược đãi các tôn giáo chưa được chấp nhận, hoặc không chịu hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà cầm quyền. Do đó, hiện tượng tấn công, hành hung và khủng bố tu sĩ; phá hoại cơ sở và trưng thu đất đai của tổ chức tôn giáo; và việc hình sự hóa hoạt động tín ngưỡng vẫn diễn ra tại nhiều nơi, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa và miền núi.

Bản báo cáo đưa ra một danh sách dài những vụ vi phạm tự do tôn giáo xảy ra trong suốt năm 2016 trên khắp mọi miền đất nước. Hai trường hợp được nhắc tới một cách chi tiết trong bản báo cáo là mục sư Ksor Xiem thuộc Hội Thánh Tin Lành Dega, và mục sư Nguyễn Công Chính thuộc Hội Thánh Tin Lành Lutheran.

Mục sư Ksor Xiem chết vì bị tra tấn trong tù hồi tháng 12 năm 2015. Mục sư Nguyễn Công Chính cùng gia đình vừa sang được tới Hoa Kỳ để bắt đầu cuộc đời lưu vong sau khi ở tù nhiều năm.

Bản báo cáo nói rằng Tổng thống, Ngoại trưởng và Đại sứ Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thực thi việc cải tiến tự do tôn giáo, cho phép mọi tổ chức tôn giáo được hoạt động tự do, chấm dứt hạn chế đối với các tổ chức tôn giáo không ghi danh.

Theo báo cáo, chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam giải quyết một cách ôn hòa những vụ tranh chấp đất đai với các tổ chức tôn giáo. Phía Hoa Kỳ nhấn mạnh sẽ tiếp tục tiếp xúc thường xuyên với mọi nhóm tôn giáo ở Việt Nam.

Hai ngày sau, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối báo cáo, cho rằng báo cáo có một số điều chỉnh sát với tình hình thực tế ở Việt Nam nhưng vẫn “tiếp tục đưa ra một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam.” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói rằng “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Chính điều này đã tạo nên một đời sống tôn giáo, tín ngưỡng hết sức phong phú, sinh động ở Việt Nam.”

===== 16/8 =====

Vợ tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển chưa nhận được thông tin chính thức về vụ bắt giữ ông

Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, cho biết bà chưa nhận được thông tin chính thức từ chính quyền về việc bắt giữ và cáo buộc chồng bà.

Bà cho biết, ông Nguyễn Bắc Truyển bị an ninh Việt Nam bắt cóc vào ngày 30/7 vừa qua, khi đang chờ đón bà ở ngoài cổng nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế trên đường Kỳ Đồng ở Sài Gòn. Cho đến nay, bà vẫn chưa được gặp chồng, và không biết ông đang bị chính quyền giam giữ tại nơi nào, và tình trạng sức khỏe ra sao.

Ông Nguyễn Bắc Truyển từng bị án tù 4 năm vì những hoạt động ôn hòa cho dân chủ của Việt Nam. Năm 2010, ông mãn hạn tù trở về và từ đó đến nay, ông làm việc toàn thời gian tại Văn phòng Công lý và Hòa bình, và là thiện nguyện viên trong chương trình “Tri ân Thương phế binh” do nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức.

Trong bức thư ngỏ kêu cứu, bà Phương xác định chồng bà luôn sống cho lý tưởng và phục vụ xã hội, và không làm bất cứ điều gì vi phạm pháp luật.

Bức thư được viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, nhắm gửi đến các tổ chức nhân quyền trong nước và hải ngoại, đến chính phủ của các quốc gia yêu chuộng dân chủ và hòa bình.

Bà Phượng xin​ mọi người hãy cùng với bà lên tiếng và vận động nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển, để ông được trở về với gia đình và có cơ hội tiếp tục phục vụ cho xã hội.

===== 18-19/8 =====

Phóng viên Không Biên giới kêu gọi trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Oai

Ngày 18/8, Phóng viên Không Biên giới công bố thư ngỏ trên mạng kêu gọi trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Oai, nói rằng anh là một nhà hoạt động trên mạng xã hội thường đề cập đến những chủ đề nhạy cảm, như vận động cho tù nhân chính trị, tố cáo những bất công xã hội.

Sau 7 tháng bị giam giữ, anh Nguyễn Văn Oai sẽ bị xét xử bởi Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai vào ngày 21/8 với cáo buộc chống người thi hành công vụ theo Điều 257 và vi phạm lệnh quản thúc theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự. Trước đó, anh đã bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế vào năm 2013 theo Điều 79 của BLHS.

RSF cho rằng những cáo buộc đối với ông chỉ đơn thuần là một cái cớ để nhà cầm quyền Việt Nam dập tắt những tiếng nói chỉ trích.

Việt Nam bị RSF xếp gần chót trong bảng xếp hạng Tự do Báo chí Toàn cầu năm 2017.

——————–

Công an Nghệ An đánh đập nhiều người trong gia đình ông Lê Đình Lượng

Ngày 18/8, một nhóm 15 người là người thân và bạn bè của nhà hoạt động Lê Đình Lượng lên Sở Công an tỉnh Nghệ An đề hỏi về việc tại sao gia đình chưa nhận được giấy tờ gì từ khi ông bị bắt giữ cho đến nay và xin giấy tờ thăm ông và gửi một số đồ tư trang cũng như để đòi hỏi vấn đề sức khỏe của ông vì có người chứng kiến ông bị đánh trước khi bị mật vụ lôi lên xe.

Con dâu ông Lượng là Nguyễn Thị Xoan nói rằng công an đã mời vào phòng tiếp dân để làm việc. Sau đó, khoảng 200 công an được điều động đến để đánh đập họ một cách dã man.

Sau đó, công an lôi sáu người tên là Lê Đình Hiếu và vợi Nguyễn Thị Xoan, Lê Văn Nhàn, Trần Thị Tô và Hồ Văn Lực đến phòng riêng để thẩm vấn. Trong quá trình thẩm vấn, công an liên tục đánh đập họ bằng dùi cui. Người bị đánh nặng nhất là anh Lê Văn Nhàn, anh bị chúng dùng dùi cui để đánh khiến anh bị thương nặng từ đầu xuống chân. Chân bị thương không thể đi lại. Đầu và tai bị sưng cảy và nhiều vết thương nặng trên người.

Anh Lê Đình Hiếu, Hồ Văn Lực và anh Thức cũng bị đánh thậm tệ không kém, chỗ tập trung những vết thương của họ gây nên là đầu, chân, bụng và hai sườn bên.

Riêng chị Trần Thị Tô thì liên tục bị chúng lăng mạ, đánh đập khắp mọi nơi trên cơ thể. Bọn chúng lột tất cả quần áo của chị và sỉ nhục đạo Thiên Chúa, sỉ nhục danh phẩm của một con người đồng thời đe dọa và uy hiếp chị nhưng chị rất cứng rắn không nói với chúng một lời nào.

Do Xoan không hợp tác làm việc với một người không mặc đồng phục và đeo khẩu hiệu nên ông ta đã liên tục đánh vào mặt cô, tay đánh còn miệng ông ta thì nói “T ao không thích mặc đấy,tao đánh mày đấy,mày làm gì tao?!”

Theo lời kể của các anh em thì mỗi câu hỏi của công an đưa ra, nếu họ trả lời không vừa ý của chúng thì sẽ bị những trận đòn nhừ tử và cứ lặp đi lặp lặp lại như vậy chúng đã bắt các anh em khai những điều theo ý muốn của chúng.

Sau những trận đánh một sống một còn, thì chúng bắt chúng tôi phai ký rằng “chúng tôi không bị đánh và bắt bớ”, cô Xoan cho biết.

Công an đã trả tự do cho họ vào lúc nửa đêm cùng ngày.

Ông Lê Đình Lượng bị nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An bắt hôm 14 /7 vừa qua, với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79 của BLHS. Ông Lượng là một giáo dân thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An, thường xuyên có mặt tại các cuộc biểu tình ôn hòa, tranh đấu cho sự toàn vẹn lãnh thổ, chống Formosa và bảo vệ môi trường. Ông còn là cựu chiến binh từng bảo vệ biên giới phía Bắc chống Tàu cộng những năm 1980.

——————-

Blogger Phan Văn Bách tiếp tục bị sách nhiễu

Blogger Phan Văn Bách, một trong những nhà báo tự do của Phong trào Chấn hưng Nước Việt, tiếp tục bị sách nhiễu bởi những kẻ trung thành với chế độ.

Vào đêm 18/8, nhà anh bị tấn công bằng sơn và mảnh vỡ của bóng đèn. Đây là vụ tấn công thứ 4 nhằm vào anh và gia đìnht trong khoảng 3 tuần qua.

Vụ đầu tiên là hôm 29/7, nhà anh bị ném chất bẩn làm từ hỗn hợp của mắm tôm, dầu thải và cua chết.

Ngày 05/8, một nhóm khoảng 10 người kéo đến nhà anh chửi bới và đe dọa hành hung anh.

Một tuần sau, anh bị hai thanh niên kéo đến trước cửa nhà dọa giết anh, và đến 22h đêm, nhà anh lại bị ném mắm tôm.

Trong sáng ngày 19/7, anh nhận được một gói bưu phẩm từ một người anh không quen biết, và khi mở ra, thì có ba chai nhựa đựng chất lỏng nghi là mắm tôm, và một lá cờ của Việt Nam Cộng hòa. Anh cho rằng đây là một âm mưu, vì đối với chính quyền thì lưu giữ lá cờ của VNCH cũng có thể bị khép tội chống chính quyền.

===================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc bản tin Anh ngữ tại đây