Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 10/9/2017
===== 06/9 =====
Cô giáo Phạm Ngọc Lan bị triệu tập và tra hỏi về Hội Anh em Dân chủ
Cơ quan công an tỉnh Ninh Bình đã triệu tập cô giáo Phạm Ngọc Lan và tra hỏi cô nhiều ngày về Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) và những bài viết trên Facebook.
Cô giáo Lan là một giáo viên tiểu học của một trường ở huyện Yên Mô. Sáng sớm ngày 06/9, cô nhận được giấy triệu tập của công an tỉnh từ hiệu trưởng, và khoảng 8h, một nhóm công an đến trường và yêu cầu cô phải bỏ lớp để theo họ về trụ sở công an tỉnh.
Công an cũng nói với Ban lãnh đạo trường bố trí người dạy thay cho cô Lan trong nhiều ngày.
Tại cơ quan điều tra của công an tỉnh Ninh Bình, một số sỹ quan an ninh đã tra khảo cô về HAEDC và những bài viết của cô trên Facebook.
Việc tra khảo tiếp tục trong ngày 08/9. Cô Lan cho biết công an có yêu cầu cô đến làm việc trong hai ngày cuối tuần nhưng cô từ chối.
Cô Lan, người vừa tốt nghiệp cao học chuyên ngành Hóa tại Đại học Vinh, là thành viên của HAEDC. Cô cũng có nhiều bài viết và chia sẻ bài viết của người khác về tình hình đất nước.
Cũng trong ngày 06/9, công an tỉnh Dak Lak cũng triệu tập thầy giáo Nguyễn Đình Danh lên làm việc liên quan đến HAEDC.
Việc triệu tập hai thành viên của HAEDC nằm trong chiến dịch trấn áp của cơ quan an ninh Việt Nam đối với tổ chức này. Từ cuối tháng 7, Việt Nam đã bắt giữ 6 thành viên của tổ chức với cáo buộc lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Đọc chi tiết: Chia sẻ của cô giáo Ngọc Lan sau khi làm việc với CA tỉnh Ninh Bình
Một cô giáo ở Ninh Bình bị công an chụp mũ ‘phản động’.
===== 08/9 =====
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp về ba nhà hoạt động Việt Nam bị biệt giam
Ngày 08/9, Ân xá Quốc tế (AXQT) kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư ngỏ gửi tới chính quyền Việt Nam để yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ba nhà hoạt động ôn hòa Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội.
Ba thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) bị bắt ngày 30/7/2017 với cáo buộc “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Cáo buộc mơ hồ này, thuộc phạm vi “an ninh quốc gia” của bộ luật, quy định một hình phạt tối đa là án tù chung thân hoặc tử hình.
Hiện họ đang bị biệt giam tại trại giam B14 ở Hà Nội. Những người mới bị bắt này đang có nhiều bệnh cần điều trị. Mặc dù gia đình họ đã cố gắng chuyển thuốc qua nhà chức trách nhà tù, nhưng không chắc liệu thuốc đã được chuyển cho người bệnh, vì gia đình không thể gặp trực tiếp họ.
Việc giam giữ biệt giam có thể tạo điều kiện cho việc tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác và khi kéo dài, bản thân nó có thể bị coi là những hành vi như vậy theo luật và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, AXQT nói, nhấn mạnh thêm về quyền liên lạc kịp thời với luật sư và chuẩn bị biện hộ là một phần thiết yếu của quyền được xét xử công bằng.
AXQT kêu gọi cộng đồng quốc tế viết ngay bằng tiếng Việt, Anh, hoặc bằng ngôn ngữ khác để kêu gọi các cơ quan chức năng của Việt Nam:
Trả tự do cho Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, và Phạm Văn Trội ngay lập tức và vô điều kiện vì họ đã bị tước quyền tự do chỉ vì đã thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận và lập hội;
Trong thời gian chờ phóng thích, đảm bảo rằng họ được bảo vệ khỏi bị tra tấn và ngược đãi khác và được phép tiếp cận gia đình, luật sư được lựa chọn và chăm sóc y tế đầy đủ; và
Chấm dứt ngay lập tức các vụ bắt bớ độc đoán và quấy rối các thành viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ và các nhà hoạt động khác, những người thực hiện quyền biểu đạt quan điểm của họ một cách ôn hòa.
Khiếu nại nên được gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam trước ngày 20/10/2017, AXQT nói.
Việt Nam đang thực hiện chiến dịch trấn áp nhân quyền, với việc bắt giữ và giam giữ bất hợp pháp của ít nhất 15 nhà hoạt động ôn hòa và nhiều nhà phê bình chính phủ kể từ tháng 1 năm 2017. Điều kiện nhà tù ở Việt Nam là khắc nghiệt, thiếu lương thực và chăm sóc sức khoẻ, không đạt yêu cầu tối thiểu được quy định trong các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp về ba nhà hoạt động Việt Nam bị biệt giam
Viet Nam: Activists held incommunicado may face life in prison
===== 09/9 =====
Nghệ An sẽ xét xử tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai vào ngày 18/9
Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai sẽ tổ chức phiên tòa xét xử cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai vào ngày 18/9 sau khi đã hoãn phiên tòa sơ thẩm dự định vào ngày 20/8, theo luật sư Hà Huy Sơn.
Phiên sơ thẩm sẽ được tiến hành tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An ở thành phố Vinh.
Nguyễn Văn Oai, người từng bị giam cầm bốn năm vì tham gia hoạt động chính trị ôn hòa, bị bắt ngày 11/01/2017 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không thực hiện án tù” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự. Anh có thể phải đối mặt với án tù 3 năm cho mỗi cáo buộc.
Sau khi anh bị bắt, nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho anh.
Đọc thêm thông tin về Nguyễn Văn Oai tại đây: /?s=%22nguy%E1%BB%85n+v%C4%83n+oai%22
——————–
Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga vẫn chưa được gặp hai con nhỏ
Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, người có 4 đứa con trong đó có hai bé Phú- 7 tuổi và Tài- 5 tuổi, vẫn chưa được gặp con kể từ khi bị bắt đầu năm nay.
Trần Thị Nga bị bắt ngày 21/1/2017 trước tết Nguyên đán một tuần. Cô bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết và video đăng trên mạng xã hội và Youtube.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam đã kết án cô với bản án nặng nề 9 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Sau phiên xét xử, gia đình đòi cho cô được gặp con nhưng chính quyền tỉnh từ chối, nói rằng gia đình cần phải xin phép Tòa án Nhân dân Tối cao.
Được biết cô Nga đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Tối cao.
Thông tin thêm về nhà hoạt động Trần Thị Nga xem tại đây: /?s=tran+thi+nga
============================
Bản tin của Người Bảo vệ Nhân quyền được tổng hợp từ nhiều nguồn
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây:
Vietnam Human Rights Defenders’ Weekly Report September 04-10: Trial for Human Rights Activist Nguyen Van Oai Re-scheduled on September 18
September 10, 2017
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 37 từ ngày 04/9 đến ngày 10/9/2017: Việt Nam sẽ xét xử nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai vào ngày 18/9
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 10/9/2017
Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai sẽ đưa nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai ra xét xử vào ngày 18/9 sau khi đột ngột hoãn phiên tòa được định vào ngày 20/8. Phiên tòa sẽ được tiến hành tại trụ sở của Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai sẽ bị xử với hai cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không thực hiện án tù” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự. Anh có thể phải đối mặt với án tù 3 năm cho mỗi cáo buộc.
Kể từ khi anh bị bắt vào ngày 19/1, nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho anh.
An ninh Việt Nam mở rộng điều tra nhằm chống lại Hội Anh em Dân chủ sau khi đã bắt giữ nhiều nhân vật chủ chốt của tổ chức này. Trong tuần, công an tỉnh Ninh Bình đã triệu tập cô giáo Phạm Thi Lan và công an tỉnh Đak Lak cũng triệu tập nhà giáo Nguyễn Đình Danh để tra khảo về hội này. Cả hai đều là thành viên của hội, một tổ chức trên mạng đấu tranh đòi cải thiện nhân quyền và đa nguyên chính trị.
Ân xá Quốc tế kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư gửi tới chính quyền Việt Nam yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức, ba thành viên chủ chốt của Hội Anh em Dân chủ bị bắt ngày 30/7 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ nhà nước” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự. Theo Ân xá Quốc tế, ba nhà hoạt động này vô tội vì họ chỉ hoạt động trong khuôn khổ luật pháp của Việt Nam và những cam kết của nước này với thế giới.
Tù nhân lương tâm, nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga vẫn chưa được gặp hai con nhỏ Phan Văn Phú và Phan Văn Tài cùng gia đình kể từ khi cô bị bắt vào ngày 21/1/2017. Cô đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam kết an 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự trong phiên tòa ngày 25/7. Cô đã kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Tối cao để phản đối bản án.
===== 06/9 =====
Cô giáo Phạm Ngọc Lan bị triệu tập và tra hỏi về Hội Anh em Dân chủ
Cơ quan công an tỉnh Ninh Bình đã triệu tập cô giáo Phạm Ngọc Lan và tra hỏi cô nhiều ngày về Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) và những bài viết trên Facebook.
Cô giáo Lan là một giáo viên tiểu học của một trường ở huyện Yên Mô. Sáng sớm ngày 06/9, cô nhận được giấy triệu tập của công an tỉnh từ hiệu trưởng, và khoảng 8h, một nhóm công an đến trường và yêu cầu cô phải bỏ lớp để theo họ về trụ sở công an tỉnh.
Công an cũng nói với Ban lãnh đạo trường bố trí người dạy thay cho cô Lan trong nhiều ngày.
Tại cơ quan điều tra của công an tỉnh Ninh Bình, một số sỹ quan an ninh đã tra khảo cô về HAEDC và những bài viết của cô trên Facebook.
Việc tra khảo tiếp tục trong ngày 08/9. Cô Lan cho biết công an có yêu cầu cô đến làm việc trong hai ngày cuối tuần nhưng cô từ chối.
Cô Lan, người vừa tốt nghiệp cao học chuyên ngành Hóa tại Đại học Vinh, là thành viên của HAEDC. Cô cũng có nhiều bài viết và chia sẻ bài viết của người khác về tình hình đất nước.
Cũng trong ngày 06/9, công an tỉnh Dak Lak cũng triệu tập thầy giáo Nguyễn Đình Danh lên làm việc liên quan đến HAEDC.
Việc triệu tập hai thành viên của HAEDC nằm trong chiến dịch trấn áp của cơ quan an ninh Việt Nam đối với tổ chức này. Từ cuối tháng 7, Việt Nam đã bắt giữ 6 thành viên của tổ chức với cáo buộc lật đổ chính quyền theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự 1999.
Đọc chi tiết: Chia sẻ của cô giáo Ngọc Lan sau khi làm việc với CA tỉnh Ninh Bình
Một cô giáo ở Ninh Bình bị công an chụp mũ ‘phản động’.
===== 08/9 =====
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp về ba nhà hoạt động Việt Nam bị biệt giam
Ngày 08/9, Ân xá Quốc tế (AXQT) kêu gọi cộng đồng quốc tế viết thư ngỏ gửi tới chính quyền Việt Nam để yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ba nhà hoạt động ôn hòa Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội.
Ba thành viên của Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) bị bắt ngày 30/7/2017 với cáo buộc “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự năm 1999. Cáo buộc mơ hồ này, thuộc phạm vi “an ninh quốc gia” của bộ luật, quy định một hình phạt tối đa là án tù chung thân hoặc tử hình.
Hiện họ đang bị biệt giam tại trại giam B14 ở Hà Nội. Những người mới bị bắt này đang có nhiều bệnh cần điều trị. Mặc dù gia đình họ đã cố gắng chuyển thuốc qua nhà chức trách nhà tù, nhưng không chắc liệu thuốc đã được chuyển cho người bệnh, vì gia đình không thể gặp trực tiếp họ.
Việc giam giữ biệt giam có thể tạo điều kiện cho việc tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ nhục khác và khi kéo dài, bản thân nó có thể bị coi là những hành vi như vậy theo luật và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, AXQT nói, nhấn mạnh thêm về quyền liên lạc kịp thời với luật sư và chuẩn bị biện hộ là một phần thiết yếu của quyền được xét xử công bằng.
AXQT kêu gọi cộng đồng quốc tế viết ngay bằng tiếng Việt, Anh, hoặc bằng ngôn ngữ khác để kêu gọi các cơ quan chức năng của Việt Nam:
Trả tự do cho Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, và Phạm Văn Trội ngay lập tức và vô điều kiện vì họ đã bị tước quyền tự do chỉ vì đã thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận và lập hội;
Trong thời gian chờ phóng thích, đảm bảo rằng họ được bảo vệ khỏi bị tra tấn và ngược đãi khác và được phép tiếp cận gia đình, luật sư được lựa chọn và chăm sóc y tế đầy đủ; và
Chấm dứt ngay lập tức các vụ bắt bớ độc đoán và quấy rối các thành viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ và các nhà hoạt động khác, những người thực hiện quyền biểu đạt quan điểm của họ một cách ôn hòa.
Khiếu nại nên được gửi tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam trước ngày 20/10/2017, AXQT nói.
Việt Nam đang thực hiện chiến dịch trấn áp nhân quyền, với việc bắt giữ và giam giữ bất hợp pháp của ít nhất 15 nhà hoạt động ôn hòa và nhiều nhà phê bình chính phủ kể từ tháng 1 năm 2017. Điều kiện nhà tù ở Việt Nam là khắc nghiệt, thiếu lương thực và chăm sóc sức khoẻ, không đạt yêu cầu tối thiểu được quy định trong các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về đối xử với tù nhân (Quy tắc Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác.
Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp về ba nhà hoạt động Việt Nam bị biệt giam
Viet Nam: Activists held incommunicado may face life in prison
===== 09/9 =====
Nghệ An sẽ xét xử tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai vào ngày 18/9
Tòa án Nhân dân thị xã Hoàng Mai sẽ tổ chức phiên tòa xét xử cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai vào ngày 18/9 sau khi đã hoãn phiên tòa sơ thẩm dự định vào ngày 20/8, theo luật sư Hà Huy Sơn.
Phiên sơ thẩm sẽ được tiến hành tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An ở thành phố Vinh.
Nguyễn Văn Oai, người từng bị giam cầm bốn năm vì tham gia hoạt động chính trị ôn hòa, bị bắt ngày 11/01/2017 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và “không thực hiện án tù” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự. Anh có thể phải đối mặt với án tù 3 năm cho mỗi cáo buộc.
Sau khi anh bị bắt, nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới đã kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho anh.
Đọc thêm thông tin về Nguyễn Văn Oai tại đây: /?s=%22nguy%E1%BB%85n+v%C4%83n+oai%22
——————–
Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga vẫn chưa được gặp hai con nhỏ
Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, người có 4 đứa con trong đó có hai bé Phú- 7 tuổi và Tài- 5 tuổi, vẫn chưa được gặp con kể từ khi bị bắt đầu năm nay.
Trần Thị Nga bị bắt ngày 21/1/2017 trước tết Nguyên đán một tuần. Cô bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết và video đăng trên mạng xã hội và Youtube.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 25/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Nam đã kết án cô với bản án nặng nề 9 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Sau phiên xét xử, gia đình đòi cho cô được gặp con nhưng chính quyền tỉnh từ chối, nói rằng gia đình cần phải xin phép Tòa án Nhân dân Tối cao.
Được biết cô Nga đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Tối cao.
Thông tin thêm về nhà hoạt động Trần Thị Nga xem tại đây: /?s=tran+thi+nga
============================
Bản tin của Người Bảo vệ Nhân quyền được tổng hợp từ nhiều nguồn
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây:
Vietnam Human Rights Defenders’ Weekly Report September 04-10: Trial for Human Rights Activist Nguyen Van Oai Re-scheduled on September 18