Ảnh: Đàn Chim Việt Online
SBTN, 20-09-2017
Một phái đoàn vận động cho nhân quyền Việt Nam đã tới Geneva, Thụy Sĩ để chuẩn bị cho hàng loạt cuộc gặp với các cơ quan Liên Hiệp Quốc trong khuôn khổ cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát UPR.
Phái đoàn gồm ba người là bà Lê Thị Minh Hà, vợ của blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh; cô Anna Nguyễn và cô Đinh Thảo. Theo báo mạng Đàn Chim Việt Online, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva hôm Thứ Ba 19/09 đã diễn ra buổi điều trần đầu tiên. Đoàn Việt Nam có cuộc tiếp xúc đầu tiên với tổ chức CIVICUS, một tổ chức phi chính phủ và cũng là một liên minh quốc tế nhằm củng cố xã hội dân sự trên toàn thế giới. Qua tổ chức VOICE của giới hoạt động Việt Nam, CIVICUS đã sắp xếp cho các nhà hoạt động Việt Nam phát biểu trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Đoàn Việt Nam sẽ giám sát việc thực hiện 182 cam kết cải tiến nhân quyền do nhà cầm quyền CSVN Việt Nam đưa ra hồi tháng 6 năm 2014, theo cơ chế UPR dành cho các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội Đồng Nhân Quyền, được chính thức áp dụng từ năm 2008. UPR có nhiệm vụ kiểm tra tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, bất kể lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển, định kỳ 4-5 năm một lần. Kể từ UPR năm 2014 tới nay, cộng đồng quốc tế đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, số người bị bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu ngày càng tăng.
Huy Lam / SBTN
September 21, 2017
Đoàn Việt Nam vận động cho nhân quyền tại UPR 2017 tới Geneva
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ảnh: Đàn Chim Việt Online
SBTN, 20-09-2017
Một phái đoàn vận động cho nhân quyền Việt Nam đã tới Geneva, Thụy Sĩ để chuẩn bị cho hàng loạt cuộc gặp với các cơ quan Liên Hiệp Quốc trong khuôn khổ cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát UPR.
Phái đoàn gồm ba người là bà Lê Thị Minh Hà, vợ của blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh; cô Anna Nguyễn và cô Đinh Thảo. Theo báo mạng Đàn Chim Việt Online, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva hôm Thứ Ba 19/09 đã diễn ra buổi điều trần đầu tiên. Đoàn Việt Nam có cuộc tiếp xúc đầu tiên với tổ chức CIVICUS, một tổ chức phi chính phủ và cũng là một liên minh quốc tế nhằm củng cố xã hội dân sự trên toàn thế giới. Qua tổ chức VOICE của giới hoạt động Việt Nam, CIVICUS đã sắp xếp cho các nhà hoạt động Việt Nam phát biểu trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Đoàn Việt Nam sẽ giám sát việc thực hiện 182 cam kết cải tiến nhân quyền do nhà cầm quyền CSVN Việt Nam đưa ra hồi tháng 6 năm 2014, theo cơ chế UPR dành cho các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội Đồng Nhân Quyền, được chính thức áp dụng từ năm 2008. UPR có nhiệm vụ kiểm tra tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, bất kể lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển, định kỳ 4-5 năm một lần. Kể từ UPR năm 2014 tới nay, cộng đồng quốc tế đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ, số người bị bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu ngày càng tăng.
Huy Lam / SBTN