South China Post Morning, ngày 11/12/2017
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
“Không có nhân quyền”: Người nghiện ma tuý Việt Nam trải qua ‘liệu pháp lao động’ trong khi chính quyền thu lợi nhuận.
Nhiều tổ chức nhân quyền cáo buộc quan chức tại các trung tâm biển thủ tiền lương hoặc phí nội trú do gia đình của người cai nghiện trả, và nói rằng những người nghiện bị giam giữ trái với ý muốn của họ.
|
Người nghiện bị đưa đến trung tâm |
Trong suốt bốn năm ở một trại cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam, Trung đã bị buộc phải làm công việc dán lông mi giả như một việc thuộc “liệu pháp lao động” để chữa chứng nghiện heroin.
Nhưng nhiều nhà phê bình nói rằng công việc của Trung và hàng chục ngàn người tương tự khác thuộc dạng lao động cưỡng bức, ít khi giúp người nghiện từ bỏ việc nghiện ngập của họ.
Cảnh sát đã đưa Trung đến một trung tâm cai nghiện được bảo trợ bởi chính phủ ở ngoại ô Hà Nội, trở thành một trong 132 người ở trung tâm này. Trung đã phải đối mặt với những trận đánh thường xuyên từ những người bảo vệ và lao động trong nhiều giờ với tiền công thấp trên danh nghĩa.
“Cuộc sống ở đó, từ ăn uống, đi bộ, ngủ, đi làm – không có nhân quyền gì cả,” theo Trung, một người đàn ông 50 tuổi, người đã bắt đầu sử dụng ma túy cách đây ba thập kỷ.
Những người trong trại cai nghiện là nguồn mang lại tiền cho các nhân viên chính phủ điều hành các trung tâm, theo ông ichard Pearshouse từ tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch).
Trung cho biết mình đã sử dụng lại ma tuý sau khi được thả năm 2014. 80% những người cai nghiện từ các trung tâm tái nghiện, theo các số liệu chính thức.
Liệu pháp lao động của Trung từ đó đã được thay thế bằng một viên methadone hàng ngày từ phòng khám do chính phủ điều hành, mà Trung khẳng định là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất mà ông ta đã từng trải qua.
Ngày nay, Trung đang cố xa rời nghiện ngập, và cố gắng hàn gắn mối quan hệ với con trai duy nhất của ông.
Giữa năm 2014 và năm 2016, hơn 65.000 người nghiện được luân chuyển giữa các trung tâm, bao gồm cả những người bị cảnh sát bắt vào và những người được gia đình tự nguyện gửi.
Đôi khi các trung tâm còn là nơi giam giữ những người thuộc nhiều nhóm khác: những người bị bệnh tâm thần và tàn tật, những người vô gia cư, người già – cùng với những người nghiện như Trung.
|
Học viên cai nghiện làm giày ở một trại cai nghiện ở Hải Phòng |
Hầu hết sẽ ở lại trong một hoặc hai năm, hoặc tối đa là bốn năm nếu họ chưa hoàn toàn cai được. Họ phải trải qua hàng loạt công việc hàng ngày – từ trồng điều đến sản xuất đồ thể thao cho nhãn hiệu quần áo phương Tây, và họ chỉ có thể kiếm được một mức lương ít ỏi từ những công việc đó.
Nhiều tổ chức nhân quyền buộc tội các quan chức tại các trung tâm biển thủ những khoản tiền công của họ hoặc phí của gia đình họ, và giam giữ họ trái với ý muốn của họ.
Richard Pearshouse, một giám đốc liên kết của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), người đã viết một báo cáo về các cơ sở này nói: “Các trung tâm là những thất bại về mặt điều trị ma túy, nhưng chúng lại mang lại thành công rất lớn trong việc tạo ra tiền cho các nhà chức trách của chính phủ điều hành các trung tâm.”
Mặc dù có nhiều trung tâm tương tự ở khắp châu Á, nhiều chuyên gia nói rằng quy mô và số lượng các cơ sở như vậy ở Việt Nam đã vượt xa.
Các điều kiện bên trong rất khác nhau, mặc dù một số trung tâm quá tải đã trải qua những lần trốn trại tập thể.
Chính phủ đã thừa nhận nhu cầu cải cách cơ sở vật chất và làm dịu các chính sách về ma túy, thí điểm điều trị dựa vào cộng đồng và các phòng khám methadone.
Ông Lê Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội ở thành phố Hải Phòng, cho biết: “Các luật và quy định của Việt Nam đang được hoàn thiện, đặc biệt là về trại cai nghiện và điều trị ma túy, để xem xét bệnh nhân nghiện ma túy.
Mỗi trung tâm thuường chứa khoảng 500 người nghiện – chủ yếu là do những người thân đưa đến. Sau một thời gian, học viên được đưa vào làm việc để may giày hoặc chăm sóc vườn rau và có thể được đào tạo nghề như thợ điện hoặc thợ mộc. Nhiều người ở Việt Nam nghĩ rằng kế hoạch này là một điều tốt.
“Những người nghiện ma túy không làm gì tốt cho gia đình hay cộng đồng, họ nên bị nhốt lại.” theo bà Lương, mẹ của hai con trai nghiện heroin. “Khi bạn có một người nghiện ma túy trong nhà, cuộc sống là địa ngục. Tôi có hai người như vậy.”
Những đứa con của bà đã bán sạch đồ đạc của gia đình để lấy tiền mua thuốc, khiến bà phải gửi chúng vào một trung tâm cai nghiện. Bà đuổi một đứa con ra ngoài đường và đã không nhìn thấy anh này trong nhiều năm.
Giống như hầu hết 200.000 người nghiện ma túy đã đăng ký ở Việt Nam, con trai bà bị mắc bệnh nghiện heroin, mặc dù methamphetamines ngày càng phổ biến trong giới thanh thiếu niên Việt Nam.
Một số tổ chức đang cố gắng giúp những người đã cai nghiện làm các công việc cộng đồng để giúp họ tái hoà nhập cuộc sống bình thường, thậm chí có công việc ổn định. Nhưng nhiều chương trình phải vật lộn để tồn tại.
Oanh Khuất, Giám đốc Điều hành của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI), một tổ chức phi chính phủ có nhiều chương trình dựa vào cộng đồng, cho rằng “trở ngại lớn nhất của chúng tôi là thiếu nhận thức.”
Quân, một người nghiện, đã tiêu 900 USD cho một chương trình tự nguyện – một phương án cai nghiện khác của chính phủ – với hy vọng được điều trị tốt hơn mà anh ta có thể đã nhận được tại trung tâm bắt buộc. Nhưng anh nhanh chóng bắt đầu sử dụng lại sau khi anh rời khỏi trung tâm.
“Mô hình cai nghiện ở Việt Nam không hiệu quả,” người nghiện 46 tuổi nói.
Anh ta về nhà với gia đình, nhưng không có việc làm và chi phí sinh hoạt ngày càng cao.
Quân nói: “Chúng tôi không thấy sự giúp đỡ, không có gì từ chính quyền địa phương. “Họ luôn tạo ra rắc rối cho tôi, giám sát tôi như thể tôi là một tội phạm.”
December 13, 2017
Người nghiện ma tuý Việt Nam trải qua ‘liệu pháp lao động’ trong khi chính quyền thu lợi nhuận
by Nhan Quyen • [Human Rights]
South China Post Morning, ngày 11/12/2017
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
“Không có nhân quyền”: Người nghiện ma tuý Việt Nam trải qua ‘liệu pháp lao động’ trong khi chính quyền thu lợi nhuận.
Nhiều tổ chức nhân quyền cáo buộc quan chức tại các trung tâm biển thủ tiền lương hoặc phí nội trú do gia đình của người cai nghiện trả, và nói rằng những người nghiện bị giam giữ trái với ý muốn của họ.
Trong suốt bốn năm ở một trại cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam, Trung đã bị buộc phải làm công việc dán lông mi giả như một việc thuộc “liệu pháp lao động” để chữa chứng nghiện heroin.
Nhưng nhiều nhà phê bình nói rằng công việc của Trung và hàng chục ngàn người tương tự khác thuộc dạng lao động cưỡng bức, ít khi giúp người nghiện từ bỏ việc nghiện ngập của họ.
Cảnh sát đã đưa Trung đến một trung tâm cai nghiện được bảo trợ bởi chính phủ ở ngoại ô Hà Nội, trở thành một trong 132 người ở trung tâm này. Trung đã phải đối mặt với những trận đánh thường xuyên từ những người bảo vệ và lao động trong nhiều giờ với tiền công thấp trên danh nghĩa.
“Cuộc sống ở đó, từ ăn uống, đi bộ, ngủ, đi làm – không có nhân quyền gì cả,” theo Trung, một người đàn ông 50 tuổi, người đã bắt đầu sử dụng ma túy cách đây ba thập kỷ.
Những người trong trại cai nghiện là nguồn mang lại tiền cho các nhân viên chính phủ điều hành các trung tâm, theo ông ichard Pearshouse từ tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch).
Trung cho biết mình đã sử dụng lại ma tuý sau khi được thả năm 2014. 80% những người cai nghiện từ các trung tâm tái nghiện, theo các số liệu chính thức.
Liệu pháp lao động của Trung từ đó đã được thay thế bằng một viên methadone hàng ngày từ phòng khám do chính phủ điều hành, mà Trung khẳng định là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất mà ông ta đã từng trải qua.
Ngày nay, Trung đang cố xa rời nghiện ngập, và cố gắng hàn gắn mối quan hệ với con trai duy nhất của ông.
Giữa năm 2014 và năm 2016, hơn 65.000 người nghiện được luân chuyển giữa các trung tâm, bao gồm cả những người bị cảnh sát bắt vào và những người được gia đình tự nguyện gửi.
Đôi khi các trung tâm còn là nơi giam giữ những người thuộc nhiều nhóm khác: những người bị bệnh tâm thần và tàn tật, những người vô gia cư, người già – cùng với những người nghiện như Trung.
Hầu hết sẽ ở lại trong một hoặc hai năm, hoặc tối đa là bốn năm nếu họ chưa hoàn toàn cai được. Họ phải trải qua hàng loạt công việc hàng ngày – từ trồng điều đến sản xuất đồ thể thao cho nhãn hiệu quần áo phương Tây, và họ chỉ có thể kiếm được một mức lương ít ỏi từ những công việc đó.
Nhiều tổ chức nhân quyền buộc tội các quan chức tại các trung tâm biển thủ những khoản tiền công của họ hoặc phí của gia đình họ, và giam giữ họ trái với ý muốn của họ.
Richard Pearshouse, một giám đốc liên kết của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), người đã viết một báo cáo về các cơ sở này nói: “Các trung tâm là những thất bại về mặt điều trị ma túy, nhưng chúng lại mang lại thành công rất lớn trong việc tạo ra tiền cho các nhà chức trách của chính phủ điều hành các trung tâm.”
Mặc dù có nhiều trung tâm tương tự ở khắp châu Á, nhiều chuyên gia nói rằng quy mô và số lượng các cơ sở như vậy ở Việt Nam đã vượt xa.
Các điều kiện bên trong rất khác nhau, mặc dù một số trung tâm quá tải đã trải qua những lần trốn trại tập thể.
Chính phủ đã thừa nhận nhu cầu cải cách cơ sở vật chất và làm dịu các chính sách về ma túy, thí điểm điều trị dựa vào cộng đồng và các phòng khám methadone.
Ông Lê Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội ở thành phố Hải Phòng, cho biết: “Các luật và quy định của Việt Nam đang được hoàn thiện, đặc biệt là về trại cai nghiện và điều trị ma túy, để xem xét bệnh nhân nghiện ma túy.
Mỗi trung tâm thuường chứa khoảng 500 người nghiện – chủ yếu là do những người thân đưa đến. Sau một thời gian, học viên được đưa vào làm việc để may giày hoặc chăm sóc vườn rau và có thể được đào tạo nghề như thợ điện hoặc thợ mộc. Nhiều người ở Việt Nam nghĩ rằng kế hoạch này là một điều tốt.
“Những người nghiện ma túy không làm gì tốt cho gia đình hay cộng đồng, họ nên bị nhốt lại.” theo bà Lương, mẹ của hai con trai nghiện heroin. “Khi bạn có một người nghiện ma túy trong nhà, cuộc sống là địa ngục. Tôi có hai người như vậy.”
Những đứa con của bà đã bán sạch đồ đạc của gia đình để lấy tiền mua thuốc, khiến bà phải gửi chúng vào một trung tâm cai nghiện. Bà đuổi một đứa con ra ngoài đường và đã không nhìn thấy anh này trong nhiều năm.
Giống như hầu hết 200.000 người nghiện ma túy đã đăng ký ở Việt Nam, con trai bà bị mắc bệnh nghiện heroin, mặc dù methamphetamines ngày càng phổ biến trong giới thanh thiếu niên Việt Nam.
Một số tổ chức đang cố gắng giúp những người đã cai nghiện làm các công việc cộng đồng để giúp họ tái hoà nhập cuộc sống bình thường, thậm chí có công việc ổn định. Nhưng nhiều chương trình phải vật lộn để tồn tại.
Oanh Khuất, Giám đốc Điều hành của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI), một tổ chức phi chính phủ có nhiều chương trình dựa vào cộng đồng, cho rằng “trở ngại lớn nhất của chúng tôi là thiếu nhận thức.”