Ông Jan Figel, Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng (bên phải) trả lời truyền thông ở Naja. Ảnh chụp ngày 7 tháng 2 năm 2017.
RFA, 11-12-2017
Diễn Đàn Liên Âu 19
Trong hai ngày 5 và 6 tháng 12 vừa qua, Liên Âu tổ chức lần thứ 19 Diễn Đàn Liên Âu và các tổ chức Phi Chính phủ tại thủ đô Brussels với chủ đề: “Nhân quyền bị hăm dọa: Thăm dò lối tiếp cận mới trong bối cảnh của cuộc thách thức toàn cầu”. Về tham dự có trên 250 nhà hoạt động, nhà nghiên cứu và người bảo vệ nhân quyền đến từ 60 quốc gia trên năm châu như Châu Âu, Châu Á, Bắc và Nam Mỹ Châu, Úc châu và Châu Đại dương.
Vào ngày đầu tiên, 5 tháng 12, tổ chức Quê Mẹ – Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam được mời làm Chủ toạ cuộc hội luận mang đề tài “Sự bất bao dung của một số quốc gia và xã hội Á Châu đối với tôn giáo, tín ngưỡng hay các ý thức hệ đa dạng”. Khách mời thuyết trình gồm có ông Jan Figel, Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ngoài các quốc gia Liên Âu, bà Mercedes Garcia Perez, Trưởng Vụ Nhân quyền tại Bộ Ngoại giao Liên Âu, ông Andrew Khoo, Luật sư nổi tiếng nhân quyền tại Mã Lai, ký giả Julfikar Ali Manik, người Bangladesh được nhiều giải thưởng của New York Times, và ông Dolka Isa, nhà hoạt động Hồi giáo Uyghur. Thành phần tham dự gồm các nhà hoạt động đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Mã Lai, Bangladesh, Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan. Tổ chức Quê Mẹ – Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đại diện cho Việt Nam.
Bà Mercedes Garcia Perez, Trưởng Phái đoàn Liên Âu đến Hà Nội dự cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam ngày 1 tháng 12 vừa qua, phát biểu qua bài nói về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại Á châu, bà cho biết rằng những vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam sẽ va chạm nghiêm trọng đến Hiệp ước Tự do mậu dịch Liên Âu – Việt nam hiện đang bàn thảo giữa Brussels và Hà Nội.
Trong bài phỏng vấn dành riêng cho phóng viên Đài Á Châu Tự do, ông Jan Figel, Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, cho biết những cố gắng của Liên Âu là luôn gây áp lực cho sự tôn trọng các quyền cơ bản trong thế giới.
Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thử nghiệm cho mọi nhân quyền
Ỷ Lan: Thưa ông Jan Figel, ông vừa phát biểu tại Diễn Đàn Liên Âu và các tổ chức Phi Chính phủ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại Á châu. Theo ông vì sao quyền tự do này quan trọng đến thế?
Một số các quốc gia có dân số đông tại Á châu giới hạn hoặc khắc nghiệt với tự do tôn giáo, đồng thời toàn bộ tình hình nhân quyền trong những quốc gia này rất tiêu cực.
– Jan Figel
Jan Figel: Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không những quan trọng cho các tôn giáo, mà cho tất cả chúng ta, vì nó tương liên với nhân phẩm của mọi người, tại mỗi quốc gia. Nó là tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tin hay không tin, tự do thay đổi tôn giáo. Từ quan điểm này, nó là một trong những chìa khoá hướng tới văn hiến.
Thứ hai, Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thử nghiệm cho mọi nhân quyền. Nếu quyền này bị giới hạn, thì mọi quyền dân sự và chính trị cũng bị giới hạn theo.
Thứ ba, Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng dự phần cho việc quản lý hoàn hảo xã hội.
Vì thế, những gì chúng ta đóng góp cho sự thăng tiến bền vững và thiết lập tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trong thế giới, đặc biệt tại Á châu, là điều quan trọng. Một mặt, Á châu đại diện cho tiềm lực nhân sinh khổng lồ, nhưng mặt khác, đang có sự hiện diện một số hoàn cảnh tiêu cực. Một số các quốc gia có dân số đông tại Á châu giới hạn hoặc khắc nghiệt với tự do tôn giáo, đồng thời toàn bộ tình hình nhân quyền trong những quốc gia này rất tiêu cực. Cho nên sự tiêu cực trầm trọng này là thông điệp báo động, mà cũng là lời kêu gọi chúng ta phải làm mạnh hơn nữa, cộng tác với khối nhân dân, với chính quyền, với các xã hội dân sự để thăng tiến nhân quyền cho mọi người, mọi quốc gia.
Ỷ Lan: Ông là người Slovakia, một quốc gia cựu cộng sản, nay đã bước sang chế độ dân chủ. Cuộc phỏng vấn dành cho Đài Á Châu Tự do sẽ được phát về Việt Nam, là quốc gia Cộng sản chưa làm bước chuyển hóa sang dân chủ. Ông có ý kiến gì về Việt Nam, và trong cương vị Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ông có ý định viếng thăm Việt Nam hay không?
Jan Figel: Tôi sẵn sàng thăm viếng Việt Nam. Chuyến đi sắp tới tại Á châu là Pakistan, tôi hy vọng có dịp thăm viếng nhiều quốc gia trong vùng.
Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta sinh ra trong tự do và bình đẳng. Sự tự do và nhân phẩm ta đang bàn, phải được mọi người tôn trọng và thăng tiến, kể cả mọi thể chế, mọi chính quyền tại bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, tôi cầu mong nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước khác đừng đánh mất niềm hy vọng, đừng bỏ rơi cuộc dấn thân bảo vệ nhân phẩm, tự do và trách nhiệm.
Chế độ Cộng sản tại Châu Âu bị sụp đổ vì đã không thể duy trì. Nhân dân không còn tin vào Cộng sản. Một đảng độc quyền tự nó đã cấm ngặt sự đa dạng, không cho phép cạnh tranh cho sự tiến bộ. Chúng ta cần một xã hội tự do và công bằng. Đây là một giấc mộng, nhưng tôi tin chắc rằng, nhanh hay chậm, Việt Nam sẽ đổi thay cùng với nhân dân trong thế giới.
Ỷ Lan: Xin cảm ơn Ông Jan Figel.
December 13, 2017
Phỏng vấn Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ông Jan Figel, Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng (bên phải) trả lời truyền thông ở Naja. Ảnh chụp ngày 7 tháng 2 năm 2017.
RFA, 11-12-2017
Diễn Đàn Liên Âu 19
Trong hai ngày 5 và 6 tháng 12 vừa qua, Liên Âu tổ chức lần thứ 19 Diễn Đàn Liên Âu và các tổ chức Phi Chính phủ tại thủ đô Brussels với chủ đề: “Nhân quyền bị hăm dọa: Thăm dò lối tiếp cận mới trong bối cảnh của cuộc thách thức toàn cầu”. Về tham dự có trên 250 nhà hoạt động, nhà nghiên cứu và người bảo vệ nhân quyền đến từ 60 quốc gia trên năm châu như Châu Âu, Châu Á, Bắc và Nam Mỹ Châu, Úc châu và Châu Đại dương.
Vào ngày đầu tiên, 5 tháng 12, tổ chức Quê Mẹ – Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam được mời làm Chủ toạ cuộc hội luận mang đề tài “Sự bất bao dung của một số quốc gia và xã hội Á Châu đối với tôn giáo, tín ngưỡng hay các ý thức hệ đa dạng”. Khách mời thuyết trình gồm có ông Jan Figel, Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ngoài các quốc gia Liên Âu, bà Mercedes Garcia Perez, Trưởng Vụ Nhân quyền tại Bộ Ngoại giao Liên Âu, ông Andrew Khoo, Luật sư nổi tiếng nhân quyền tại Mã Lai, ký giả Julfikar Ali Manik, người Bangladesh được nhiều giải thưởng của New York Times, và ông Dolka Isa, nhà hoạt động Hồi giáo Uyghur. Thành phần tham dự gồm các nhà hoạt động đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Mã Lai, Bangladesh, Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan. Tổ chức Quê Mẹ – Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đại diện cho Việt Nam.
Bà Mercedes Garcia Perez, Trưởng Phái đoàn Liên Âu đến Hà Nội dự cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam ngày 1 tháng 12 vừa qua, phát biểu qua bài nói về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại Á châu, bà cho biết rằng những vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam sẽ va chạm nghiêm trọng đến Hiệp ước Tự do mậu dịch Liên Âu – Việt nam hiện đang bàn thảo giữa Brussels và Hà Nội.
Trong bài phỏng vấn dành riêng cho phóng viên Đài Á Châu Tự do, ông Jan Figel, Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, cho biết những cố gắng của Liên Âu là luôn gây áp lực cho sự tôn trọng các quyền cơ bản trong thế giới.
Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thử nghiệm cho mọi nhân quyền
Ỷ Lan: Thưa ông Jan Figel, ông vừa phát biểu tại Diễn Đàn Liên Âu và các tổ chức Phi Chính phủ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại Á châu. Theo ông vì sao quyền tự do này quan trọng đến thế?
Jan Figel: Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng không những quan trọng cho các tôn giáo, mà cho tất cả chúng ta, vì nó tương liên với nhân phẩm của mọi người, tại mỗi quốc gia. Nó là tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tin hay không tin, tự do thay đổi tôn giáo. Từ quan điểm này, nó là một trong những chìa khoá hướng tới văn hiến.
Thứ hai, Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là một thử nghiệm cho mọi nhân quyền. Nếu quyền này bị giới hạn, thì mọi quyền dân sự và chính trị cũng bị giới hạn theo.
Thứ ba, Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng dự phần cho việc quản lý hoàn hảo xã hội.
Vì thế, những gì chúng ta đóng góp cho sự thăng tiến bền vững và thiết lập tự do tôn giáo hay tín ngưỡng trong thế giới, đặc biệt tại Á châu, là điều quan trọng. Một mặt, Á châu đại diện cho tiềm lực nhân sinh khổng lồ, nhưng mặt khác, đang có sự hiện diện một số hoàn cảnh tiêu cực. Một số các quốc gia có dân số đông tại Á châu giới hạn hoặc khắc nghiệt với tự do tôn giáo, đồng thời toàn bộ tình hình nhân quyền trong những quốc gia này rất tiêu cực. Cho nên sự tiêu cực trầm trọng này là thông điệp báo động, mà cũng là lời kêu gọi chúng ta phải làm mạnh hơn nữa, cộng tác với khối nhân dân, với chính quyền, với các xã hội dân sự để thăng tiến nhân quyền cho mọi người, mọi quốc gia.
Ỷ Lan: Ông là người Slovakia, một quốc gia cựu cộng sản, nay đã bước sang chế độ dân chủ. Cuộc phỏng vấn dành cho Đài Á Châu Tự do sẽ được phát về Việt Nam, là quốc gia Cộng sản chưa làm bước chuyển hóa sang dân chủ. Ông có ý kiến gì về Việt Nam, và trong cương vị Đặc sứ Liên Âu về Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, ông có ý định viếng thăm Việt Nam hay không?
Jan Figel: Tôi sẵn sàng thăm viếng Việt Nam. Chuyến đi sắp tới tại Á châu là Pakistan, tôi hy vọng có dịp thăm viếng nhiều quốc gia trong vùng.
Hãy nhớ rằng tất cả chúng ta sinh ra trong tự do và bình đẳng. Sự tự do và nhân phẩm ta đang bàn, phải được mọi người tôn trọng và thăng tiến, kể cả mọi thể chế, mọi chính quyền tại bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, tôi cầu mong nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân các nước khác đừng đánh mất niềm hy vọng, đừng bỏ rơi cuộc dấn thân bảo vệ nhân phẩm, tự do và trách nhiệm.
Chế độ Cộng sản tại Châu Âu bị sụp đổ vì đã không thể duy trì. Nhân dân không còn tin vào Cộng sản. Một đảng độc quyền tự nó đã cấm ngặt sự đa dạng, không cho phép cạnh tranh cho sự tiến bộ. Chúng ta cần một xã hội tự do và công bằng. Đây là một giấc mộng, nhưng tôi tin chắc rằng, nhanh hay chậm, Việt Nam sẽ đổi thay cùng với nhân dân trong thế giới.
Ỷ Lan: Xin cảm ơn Ông Jan Figel.