Nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo thay mặt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ thủ đô Hà Nội trình bày tham luận về “Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi” tại phiên họp trọng thể Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.
Sinh năm 1997 – tức năm nay cô nữ sinh mới được 20 tuổi, cái tuổi căng tràn nhựa sống, tuổi của sự xông pha đầy nhiệt huyết.
Khi cô đứng lên thay mặt tuổi trẻ thủ đô Hà Nội – dù mang tính hình thức, thì cô cũng đang đứng trong vai trò là một nữ sinh trẻ tuổi và có học thức. Cô cảm thấy mình có “sứ mệnh lớn, có trách nhiệm sống đúng với những gì mình phát biểu”.
Và cô nữ sinh rạng ngời đó đã bày tỏ luận điểm: “đi theo ánh sáng của Đảng, của Đoàn”.
Vấn đề, là trước khi “đi theo ánh sáng”, trong tiêu đề rất dài, có cụm từ “cách mạng”, đây là cụm từ dùng để thay đổi hình thái kinh tế – chính trị bằng bạo lực. Nhưng ở một nghĩa khác, nó cho thấy tính đột phá, xung phong và kiên quyết trong phương thức đổi mới cả nền chính trị – xã hội.
Xét trong bối cảnh hiện nay, khi cơ hội đổi mới ngàn năm có một vào thập niên 2000 đã trôi qua, khi dân số vàng cũng đánh tụt mất,… thì thanh niên vẫn là nguồn nuôi dưỡng nội lực cho sự bức phá trong tương lai.
|
Nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo |
Nhưng để bứt phá, thì trong thanh niên ngoài tinh thần học hỏi, tính tri thức, thì còn cả một tinh thần độc lập và tự chủ khi nhìn nhận vấn đề chính trị – kinh tế và xã hội. Tính tự chủ và độc lập này là tối cần thiết trong một cơ chế mà sự áp đặt, kiềm tỏa và giam hãm tinh thần luôn là một mệnh đề chính,…
Trở về cụm từ “đi theo ánh sáng”, rõ ràng – lúc này tính độc lập trong chính bản thân cô và cả quan điểm đại diện tuổi trẻ rõ ràng hoàn toàn mờ nhạt. Bản thân chủ thể (là tuổi trẻ) lúc này đã bị định hướng, dẫn dắt trên quan điểm, lập trường, thái độ của Đảng, của Đoàn. Chính vì tự bản thân chủ thể không thể độc lập, nên thành ra tính trẻ tuổi trở nên mờ nhạt – vì vậy, làm sao cái sức nhựa đó có thể nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như cô kỳ vọng? Có thể thỏa sức sáng tạo như cô mong muốn? Có thể thể hiện khả năng cá nhân, không bị gò bó như cô tâm niệm?
Bởi nếu ánh sáng đó là những luận điểm mang tính trói buộc và áp đặt, là xơ cứng và giáo điều, là chống lại trào lưu – xu hướng phát triển thì đồng nghĩa, cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo và tuổi trẻ Thủ đô cũng trở thành một lực lượng phản động đối với xã hội không hơn, không kém.
Có lẽ sự hồi hộp khi trình bày trước lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã biến một quan điểm đáng ra cần trong sáng nhất, nhiệt huyết nhất trở thành một bài phát biểu khuôn sáo nhất, trống rỗng nhất.
Nếu trước đây, khi nhắc đến tuổi trẻ và cách mạng, thì nó phải gắn liền với yêu sách, là đòi hỏi kiên quyết các quyền tự do dân chủ của những thanh niên như Nguyễn Tất Thanh, Nguyễn An Ninh, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Trần Văn Giàu,… thì giờ đây nó lại gắn liền với “tuyên truyền” cho một hệ thống lý luận “miền bắc”. Vì vậy, trong bài tham luận, nó cho thấy tính “ru ngủ thanh niên”, hơn là đánh thức thế hệ thanh niên “mê ngủ”.
Lại nói chút về cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo
Cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo tự nhận là người giỏi văn, nhưng sao bài tham luận là thứ đã được nhai đi nhai lại hàng chục năm, ra rả trên các phương tiện truyền thông, thều thào trong các bài diễn văn mẫu? Cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo tự nhận là người giỏi sử, nhưng sao cô lại không tìm đọc các bài diễn thuyết của những thanh niên cách mạng ngày xưa, trong đó có bài diễn thuyết của Nguyễn An Ninh vào tối ngày 15/10/1923, nó không dựa theo chủ thuyết hay quan điểm của đối tượng cai trị, mà nó là những luận điểm hoàn toàn chính kiến của cá nhân trong xây dựng văn hóa và thúc đẩy khát vọng thanh niên gắn liền với thực tế xã hội An Nam và các nước lúc bấy giờ.
Lại nhân nói về Nguyễn An Ninh, người thanh niên năm ấy với tâm huyết và trí thức, đã phê phán thẳng là muốn đạt được điều đó thì phải đấu tranh cho thói “nhu nhược, yếu đuối, không nghị lực, ru ngủ mình trong sự vô trách nhiệm”. Nguyễn An Ninh đã nhấn mạnh rằng ông muốn thanh niên phải “hình thành một nhân cách, sống là tranh đấu, là đương đầu, là cảnh giác”.
Bao nhiêu tuổi trẻ Thủ đô, kể cả cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo hiểu được những điều nêu trên, bao nhiêu tuổi trẻ dám nói về điều đó, và bao nhiêu yếu tố đấu tranh, góc nhìn thẳng như Nguyễn An Ninh được trình bày trong bài tham luận “đại diện cho tuổi trẻ”?
|
Tuổi trẻ nếu không thoát khỏi ‘lý luận miền Bắc’ thì từ con người sẽ trở thành công cụ |
Tiếp đó, cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo tự nhận mình giỏi địa lý, sao cô không nhận thấy sự khắc khổ của vùng Hà Tĩnh, sự chia cắt của thác Bản Giốc, sự thiếu bền vững trong phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long, và những dải đất, dải cát đang bị cắt-chia-sẻ-bán của cộng đồng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân?
Cô nữ sinh giỏi 3 môn, và cô chìm đắm trong lý luận của Đảng và Đoàn. Cái thứ lý luận mà đáng ra cô nên sử dụng chính ngôn ngữ của mình để đấu tranh với nó. Chính nó, thứ lý luận chết người đó đã bóp chết tuổi trẻ, giam hãm lòng nhiệt hết, đàn áp sự sáng tạo, trấn áp sự độc lập và vùi chết cả một dân tộc.
Nhưng sao cô không nói? Sao cô không đòi hỏi cởi bỏ thứ xiềng xích lý luận đầy đáng sợ và thô bỉ đó? Mà ngược lại, cô bị nó trói buộc và giam hãm vào trong một nhà tù lớn mang tên “theo ánh sáng của Đảng, của Đoàn”.
Tuổi trẻ là như vậy sao? Thanh niên Việt Nam là như thế sao? Quan điểm đại diện của Tuổi Trẻ thủ đô chỉ là những thứ không hình hài, thiếu lương tri như vậy sao?
Nếu xét trên quan điểm V.I.Lenin về nhiệm vụ của đoàn thanh niên, thì bài tham luận đó chẳng khác gì sự “đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sôi nổi”.
Và chính vì sự im lặng, chính vì những ngôn ngữ chạy dọc bằng sự bơm mớm đã khiến cả bài tham luận dù “rùm beng” trên báo chí (dưới sự tài trợ của hệ thống tuyên giáo) nhưng “rỗng tếch”, nó chứa đựng những “lỗ hổng, hoen ố trong tâm hồn, một sự sống bị tê liệt và rã rời”.
Cũng đúng thôi, bài phát biểu của 1 tuổi trẻ, của đại diện quan điểm tuổi trẻ thủ đô lại đang làm hài lòng chính những vị lãnh đạo Đảng đang ngồi, bởi “tuổi trẻ” hay “Đoàn” vẫn là nguồn nhân lực bổ sung cho Đảng. Mà ở đó, chỉ có con đường thẳng tắp, và không được suy nghĩ khác biệt.
Một thế hệ thanh niên vứt đi, một thế hệ thanh niên phi tiên tiến, đi ngược văn minh, không xứng tầm đòi hỏi của đất nước và thời đại.
Một thế hệ thanh niên trong vòng tay “của Đảng”, một thế hệ từ rất con người trở thành công cụ cho “lý luận miền Bắc”.
Đó là vì xã hội nhào nặn một con người khuôn khổ, hay chính con người ấy tự trở nên khuôn khổ bởi quyền lực và lợi ích, khiến tuổi trẻ run sợ trước phong ba bão táp đến nỗi không dám “xách balo lên và đi” theo cách của chính mình!?
December 18, 2017
VNTB – Chuyện một nữ đoàn viên ưu tú và thế hệ thanh niên vứt đi
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo thay mặt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ thủ đô Hà Nội trình bày tham luận về “Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi” tại phiên họp trọng thể Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI.
Sinh năm 1997 – tức năm nay cô nữ sinh mới được 20 tuổi, cái tuổi căng tràn nhựa sống, tuổi của sự xông pha đầy nhiệt huyết.
Khi cô đứng lên thay mặt tuổi trẻ thủ đô Hà Nội – dù mang tính hình thức, thì cô cũng đang đứng trong vai trò là một nữ sinh trẻ tuổi và có học thức. Cô cảm thấy mình có “sứ mệnh lớn, có trách nhiệm sống đúng với những gì mình phát biểu”.
“Đi theo” và phụ thuộc
Và cô nữ sinh rạng ngời đó đã bày tỏ luận điểm: “đi theo ánh sáng của Đảng, của Đoàn”.
Vấn đề, là trước khi “đi theo ánh sáng”, trong tiêu đề rất dài, có cụm từ “cách mạng”, đây là cụm từ dùng để thay đổi hình thái kinh tế – chính trị bằng bạo lực. Nhưng ở một nghĩa khác, nó cho thấy tính đột phá, xung phong và kiên quyết trong phương thức đổi mới cả nền chính trị – xã hội.
Xét trong bối cảnh hiện nay, khi cơ hội đổi mới ngàn năm có một vào thập niên 2000 đã trôi qua, khi dân số vàng cũng đánh tụt mất,… thì thanh niên vẫn là nguồn nuôi dưỡng nội lực cho sự bức phá trong tương lai.
Nhưng để bứt phá, thì trong thanh niên ngoài tinh thần học hỏi, tính tri thức, thì còn cả một tinh thần độc lập và tự chủ khi nhìn nhận vấn đề chính trị – kinh tế và xã hội. Tính tự chủ và độc lập này là tối cần thiết trong một cơ chế mà sự áp đặt, kiềm tỏa và giam hãm tinh thần luôn là một mệnh đề chính,…
Trở về cụm từ “đi theo ánh sáng”, rõ ràng – lúc này tính độc lập trong chính bản thân cô và cả quan điểm đại diện tuổi trẻ rõ ràng hoàn toàn mờ nhạt. Bản thân chủ thể (là tuổi trẻ) lúc này đã bị định hướng, dẫn dắt trên quan điểm, lập trường, thái độ của Đảng, của Đoàn. Chính vì tự bản thân chủ thể không thể độc lập, nên thành ra tính trẻ tuổi trở nên mờ nhạt – vì vậy, làm sao cái sức nhựa đó có thể nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như cô kỳ vọng? Có thể thỏa sức sáng tạo như cô mong muốn? Có thể thể hiện khả năng cá nhân, không bị gò bó như cô tâm niệm?
Bởi nếu ánh sáng đó là những luận điểm mang tính trói buộc và áp đặt, là xơ cứng và giáo điều, là chống lại trào lưu – xu hướng phát triển thì đồng nghĩa, cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo và tuổi trẻ Thủ đô cũng trở thành một lực lượng phản động đối với xã hội không hơn, không kém.
Có lẽ sự hồi hộp khi trình bày trước lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã biến một quan điểm đáng ra cần trong sáng nhất, nhiệt huyết nhất trở thành một bài phát biểu khuôn sáo nhất, trống rỗng nhất.
Nếu trước đây, khi nhắc đến tuổi trẻ và cách mạng, thì nó phải gắn liền với yêu sách, là đòi hỏi kiên quyết các quyền tự do dân chủ của những thanh niên như Nguyễn Tất Thanh, Nguyễn An Ninh, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Trần Văn Giàu,… thì giờ đây nó lại gắn liền với “tuyên truyền” cho một hệ thống lý luận “miền bắc”. Vì vậy, trong bài tham luận, nó cho thấy tính “ru ngủ thanh niên”, hơn là đánh thức thế hệ thanh niên “mê ngủ”.
Lại nói chút về cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo
Cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo tự nhận là người giỏi văn, nhưng sao bài tham luận là thứ đã được nhai đi nhai lại hàng chục năm, ra rả trên các phương tiện truyền thông, thều thào trong các bài diễn văn mẫu? Cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo tự nhận là người giỏi sử, nhưng sao cô lại không tìm đọc các bài diễn thuyết của những thanh niên cách mạng ngày xưa, trong đó có bài diễn thuyết của Nguyễn An Ninh vào tối ngày 15/10/1923, nó không dựa theo chủ thuyết hay quan điểm của đối tượng cai trị, mà nó là những luận điểm hoàn toàn chính kiến của cá nhân trong xây dựng văn hóa và thúc đẩy khát vọng thanh niên gắn liền với thực tế xã hội An Nam và các nước lúc bấy giờ.
Lại nhân nói về Nguyễn An Ninh, người thanh niên năm ấy với tâm huyết và trí thức, đã phê phán thẳng là muốn đạt được điều đó thì phải đấu tranh cho thói “nhu nhược, yếu đuối, không nghị lực, ru ngủ mình trong sự vô trách nhiệm”. Nguyễn An Ninh đã nhấn mạnh rằng ông muốn thanh niên phải “hình thành một nhân cách, sống là tranh đấu, là đương đầu, là cảnh giác”.
Bao nhiêu tuổi trẻ Thủ đô, kể cả cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo hiểu được những điều nêu trên, bao nhiêu tuổi trẻ dám nói về điều đó, và bao nhiêu yếu tố đấu tranh, góc nhìn thẳng như Nguyễn An Ninh được trình bày trong bài tham luận “đại diện cho tuổi trẻ”?
Tiếp đó, cô nữ sinh Nguyễn Thạch Thảo tự nhận mình giỏi địa lý, sao cô không nhận thấy sự khắc khổ của vùng Hà Tĩnh, sự chia cắt của thác Bản Giốc, sự thiếu bền vững trong phát triển của Đồng bằng Sông Cửu Long, và những dải đất, dải cát đang bị cắt-chia-sẻ-bán của cộng đồng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân?
Cô nữ sinh giỏi 3 môn, và cô chìm đắm trong lý luận của Đảng và Đoàn. Cái thứ lý luận mà đáng ra cô nên sử dụng chính ngôn ngữ của mình để đấu tranh với nó. Chính nó, thứ lý luận chết người đó đã bóp chết tuổi trẻ, giam hãm lòng nhiệt hết, đàn áp sự sáng tạo, trấn áp sự độc lập và vùi chết cả một dân tộc.
Nhưng sao cô không nói? Sao cô không đòi hỏi cởi bỏ thứ xiềng xích lý luận đầy đáng sợ và thô bỉ đó? Mà ngược lại, cô bị nó trói buộc và giam hãm vào trong một nhà tù lớn mang tên “theo ánh sáng của Đảng, của Đoàn”.
Tuổi trẻ là như vậy sao? Thanh niên Việt Nam là như thế sao? Quan điểm đại diện của Tuổi Trẻ thủ đô chỉ là những thứ không hình hài, thiếu lương tri như vậy sao?
Nếu xét trên quan điểm V.I.Lenin về nhiệm vụ của đoàn thanh niên, thì bài tham luận đó chẳng khác gì sự “đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sôi nổi”.
Và chính vì sự im lặng, chính vì những ngôn ngữ chạy dọc bằng sự bơm mớm đã khiến cả bài tham luận dù “rùm beng” trên báo chí (dưới sự tài trợ của hệ thống tuyên giáo) nhưng “rỗng tếch”, nó chứa đựng những “lỗ hổng, hoen ố trong tâm hồn, một sự sống bị tê liệt và rã rời”.
Cũng đúng thôi, bài phát biểu của 1 tuổi trẻ, của đại diện quan điểm tuổi trẻ thủ đô lại đang làm hài lòng chính những vị lãnh đạo Đảng đang ngồi, bởi “tuổi trẻ” hay “Đoàn” vẫn là nguồn nhân lực bổ sung cho Đảng. Mà ở đó, chỉ có con đường thẳng tắp, và không được suy nghĩ khác biệt.
Một thế hệ thanh niên vứt đi, một thế hệ thanh niên phi tiên tiến, đi ngược văn minh, không xứng tầm đòi hỏi của đất nước và thời đại.
Một thế hệ thanh niên trong vòng tay “của Đảng”, một thế hệ từ rất con người trở thành công cụ cho “lý luận miền Bắc”.
Đó là vì xã hội nhào nặn một con người khuôn khổ, hay chính con người ấy tự trở nên khuôn khổ bởi quyền lực và lợi ích, khiến tuổi trẻ run sợ trước phong ba bão táp đến nỗi không dám “xách balo lên và đi” theo cách của chính mình!?