Vào ngày 04/07/2012, Huỳnh Thục Vy bị bắt cóc và áp giải vào xe chỉ toàn các nhân viên an ninh, và bị thẩm vấn trong vòng 12 giờ và bỏ lại một trạm xăng một mình lúc nửa đêm.
Bà bị thẩm vấn sau khi phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền, chính quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống quyền tự do ngôn luận và ngược đãi bất kỳ ai dám công khai phản đối vấn đề này. Chính quyền còn cấm bà bay đến Mỹ để nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 2012 được trao cho các cá nhân là nạn nhân của tình trạng ngược đãi chính trị.
Vy là một trong những blogger nữ tại Việt Nam bị chính quyền công kích bởi các bài viết về lạm dụng nhân quyền, các cuộc đàn áp phản dân chủ và ngược đãi các dân tộc thiểu số. Và bà đã phải trả giá cho các bài viết của mình.
Bà không thể rời khỏi Việt Nam sau khi bị tịch thu hộ chiếu năm 2015.
“Tôi đã đánh mất những ngày được yên bình,” bà than phiền.
Bà và chồng buộc phải rời bỏ nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
“Nhà cũ của vợ chồng tôi bị ném đá và tạt nước dơ bốn lần,” bà kể.
Bà cùng chồng hiện đang sống tại quê nhà của chồng ở tỉnh Đắk Lak, vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Phải mất ba năm sau khi viết blog bà mới nhận ra rằng đến lúc phải hành động. Năm 2013 bà thành lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.
Mặc dù không bị kết tội, nhưng bà lo ngại tình hình có thể xấu đi trong tương lai.
“Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất và khuyên chồng nên chuẩn bị những gì có thể cho con gái,” bà nói.
Nhiều blogger nữ khác cũng chịu sức ép từ chính quyền, trong đó có trường hợp của Trần Thị Nga, hay còn biết đến với tên “ThúyNga”.
Bà Nga bị bắt hồi tháng Một vì phát tán các bài báo và video trên mạng đề cập đến tình hình xâm phạm nhân quyền liên quan đến các vấn đề môi trường và tham nhũng.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay “Mẹ Nấm”, bị kết án năm 2016 bởi Điều 88 Bộ luật Hình sự sau khi bị bắt giữ hai tháng. Sau phiên xử phúc thẩm tháng 11 vừa rồi, bản án tù 10 năm của cô được giữ nguyên.
Với trường hợp của Vy, hậu quả lớn nhất của việc viết blog là việc sức ép từ chính quyền tác động đến quan hệ của bà với bạn bè và gia đình, cũng như việc bà và chồng khó có thể tìm được việc.
“Khi chồng tôi bị đuổi việc vì tôi là vợ anh ấy, tôi nhận ra rằng mình không nên phí thời gian nữa,” bà nói.
Họ phải chuyển sang hướng tự kinh doanh, và hiện tại đang bán cà phê qua mạng để trang trải cuộc sống.
“Mặc dù việc ba tôi bị bắt và gia đình tôi liên tiếp bị quấy rầy khiến chúng tôi vô cùng mệt mỏi, chúng tôi hiện có cơ hội sống cuộc sống ý nghĩa và vị tha hơn, bằng cách chấp nhận mạo hiểm, đối mặt với chính quyền và lên tiếng thay cho những người dân thấp cổ bé họng.”
Khi nhắc đến Việt Nam là đất nước mà phụ nữ “nằm ngoài lề hệ thống chính trị, kinh tế và giáo dục suốt nhiều thế kỷ qua”, bà khẳng định rằng phụ nữ hoạt động chính trị xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển xã hội.
“Nếu chúng ta không tham gia hoạt động chính trị xã hội từ bây giờ, chúng ta sẽ không thể nào có cơ hội để đấu tranh cho bình quyền sau này.”
Tiếp tục đọc về một số nhà hoạt động khác ở Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, và Campuchia: http://www.bbc.com/vietnamese/resources/idt-sh/asia_women_activists_vietnamese
December 21, 2017
Giới vận động nữ ở châu Á ‘bị đánh và tống giam’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Gặp những nhà hoạt động nữ ở Đông Á bị bắt giam và quấy nhiễu vì hoạt động của mình
BBC, 2017
Trong khi phụ nữ trên thế giới được trao quyền để tố giác và buộc các kẻ xâm phạm tình dục gánh chịu trách nhiệm qua Phong trào #MeToo (Tôi cũng bị), thì phụ nữ ở Đông Á vẫn đang chật vật để đấu tranh cho quyền cơ bản và quyền tự do của mình.
Từ các cây viết blog cho đến luật sư, người hoạt động vì quyền đất đai và nhà hoạt động phản đối chính trị, chính quyền các nước trong vùng ngày càng rắn tay với các hoạt động phản đối, bất đồng quan điểm với họ.
Trong báo cáo công bố tháng trước bởi nhóm vận động cho quyền tự do ngôn luận, Điều 19 đánh giá quyền tự do ngôn luận ở 172 nước dựa trên các tiêu chuẩn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Myanmar và Malaysia xếp nửa cuối trong bảng xếp hạng và đứng sau các nước Iraq và Pakistan.
Các quốc gia châu Á khác như Ấn Độ và Indonesia được xếp hạng cao hơn 6 nước kể trên.
Báo cáo nêu rõ Thái Lan là một trong 20 nước các hoạt động đàn áp những người chống đối có chiều hướng gia tăng.
Xét về tiêu chí bảo vệ, liệu các quốc gia có bảo vệ những nhà hoạt động ở tuyến đầu ủng hộ quyền tự do ngôn luận hay không, các nước như Myanmar, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan đều có số điểm ít hơn Kazakhstan và Afghanistan.
Trả lời BBC, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng phụ nữ ủng hộ nhân quyền ở khu vực vẫn là nhóm dễ bị tổn thương,“họ dễ trở thành nạn nhân bị bôi nhọ và quấy rầy hơn vì họ là phụ nữ và có thể phải chịu những hình phạt cay nghiệt hơn để xoa dịu dư luận.”
Bị bắt cóc tại nhà riêng ở Bắc Kinh, luật sư nhân quyền Vương Vũ ở Trung Quốc đã bị tống giam một năm vì những vụ án xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng mà bà theo đuổi.
Tương tự, nhà hoạt động bảo vệ quyền sở hữu đất cho người dân Tep Vanny liên tục bị đánh đập tại các cuộc phản đối và hiện đang bị bắt giữ vì cô quyết tâm bảo vệ quyền của người dân.
Chính quyền Malaysia tiếp tục khởi tố các cá nhân tham gia vào cuộc mít tinh không bạo động, được cho là vi phạm nhân quyền quốc tế, bao gồm bà Maria Chin 60 tuổi người bị bắt giam trong xà lim kín, không cửa sổ suốt một thời gian dài vì đã tổ chức các cuộc mít tinh không bạo động nêu trên.
Câu chuyện về sáu người phụ nữ chúng tôi gặp gỡ là minh họa cho những gian khổ rất nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội ở khu vực đang phải đối mặt hàng ngày. Việc chọn lựa ai để phỏng vấn là một việc không dễ dàng vì nhiều người sợ bị trả đũa, trong khi những người còn lại thì bị quản thúc tại gia hay bị giám sát.
Huỳnh Thục Vy (Việt Nam)
Vào ngày 04/07/2012, Huỳnh Thục Vy bị bắt cóc và áp giải vào xe chỉ toàn các nhân viên an ninh, và bị thẩm vấn trong vòng 12 giờ và bỏ lại một trạm xăng một mình lúc nửa đêm.
Bà bị thẩm vấn sau khi phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền, chính quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống quyền tự do ngôn luận và ngược đãi bất kỳ ai dám công khai phản đối vấn đề này. Chính quyền còn cấm bà bay đến Mỹ để nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 2012 được trao cho các cá nhân là nạn nhân của tình trạng ngược đãi chính trị.
Vy là một trong những blogger nữ tại Việt Nam bị chính quyền công kích bởi các bài viết về lạm dụng nhân quyền, các cuộc đàn áp phản dân chủ và ngược đãi các dân tộc thiểu số. Và bà đã phải trả giá cho các bài viết của mình.
Bà không thể rời khỏi Việt Nam sau khi bị tịch thu hộ chiếu năm 2015.
“Tôi đã đánh mất những ngày được yên bình,” bà than phiền.
Bà và chồng buộc phải rời bỏ nhà riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
“Nhà cũ của vợ chồng tôi bị ném đá và tạt nước dơ bốn lần,” bà kể.
Bà cùng chồng hiện đang sống tại quê nhà của chồng ở tỉnh Đắk Lak, vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Phải mất ba năm sau khi viết blog bà mới nhận ra rằng đến lúc phải hành động. Năm 2013 bà thành lập Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam.
Mặc dù không bị kết tội, nhưng bà lo ngại tình hình có thể xấu đi trong tương lai.
“Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất và khuyên chồng nên chuẩn bị những gì có thể cho con gái,” bà nói.
Nhiều blogger nữ khác cũng chịu sức ép từ chính quyền, trong đó có trường hợp của Trần Thị Nga, hay còn biết đến với tên “ThúyNga”.
Bà Nga bị bắt hồi tháng Một vì phát tán các bài báo và video trên mạng đề cập đến tình hình xâm phạm nhân quyền liên quan đến các vấn đề môi trường và tham nhũng.
Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay “Mẹ Nấm”, bị kết án năm 2016 bởi Điều 88 Bộ luật Hình sự sau khi bị bắt giữ hai tháng. Sau phiên xử phúc thẩm tháng 11 vừa rồi, bản án tù 10 năm của cô được giữ nguyên.
Với trường hợp của Vy, hậu quả lớn nhất của việc viết blog là việc sức ép từ chính quyền tác động đến quan hệ của bà với bạn bè và gia đình, cũng như việc bà và chồng khó có thể tìm được việc.
“Khi chồng tôi bị đuổi việc vì tôi là vợ anh ấy, tôi nhận ra rằng mình không nên phí thời gian nữa,” bà nói.
Họ phải chuyển sang hướng tự kinh doanh, và hiện tại đang bán cà phê qua mạng để trang trải cuộc sống.
“Mặc dù việc ba tôi bị bắt và gia đình tôi liên tiếp bị quấy rầy khiến chúng tôi vô cùng mệt mỏi, chúng tôi hiện có cơ hội sống cuộc sống ý nghĩa và vị tha hơn, bằng cách chấp nhận mạo hiểm, đối mặt với chính quyền và lên tiếng thay cho những người dân thấp cổ bé họng.”
Khi nhắc đến Việt Nam là đất nước mà phụ nữ “nằm ngoài lề hệ thống chính trị, kinh tế và giáo dục suốt nhiều thế kỷ qua”, bà khẳng định rằng phụ nữ hoạt động chính trị xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển xã hội.
“Nếu chúng ta không tham gia hoạt động chính trị xã hội từ bây giờ, chúng ta sẽ không thể nào có cơ hội để đấu tranh cho bình quyền sau này.”
Tiếp tục đọc về một số nhà hoạt động khác ở Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, và Campuchia: http://www.bbc.com/vietnamese/resources/idt-sh/asia_women_activists_vietnamese