Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
RFA, 21-12-2017
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang hôm 21 tháng 12 năm 2017 tuyên phạt 5 người với tổng cộng hình phạt là 19 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, theo điều 88 Bộ luật hình sự của Việt Nam.
Theo cơ quan công an thì vào ngày 25 tháng Tư năm 2017, năm người này đã treo cờ vàng ba sọc đỏ của nước Việt Nam Cộng hòa, tức là miền Nam Việt Nam trước năm 1975, tại một số nơi trong Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, với tổng cộng là 26 lá cờ. Báo chí nhà nước Việt Nam gọi lá cờ này là lá cờ của ngụy quyền, tức là một chính phủ không hợp pháp.
Năm người bị kết án lần lượt là ông Nguyễn Tấn An, 25 tuổi, bị năm năm tù giam, bà Huỳnh Thị Kim Quyên, 38 tuổi, bốn năm tù giam, ông Nguyễn Ngọc Quí, 25 tuổi, bốn năm tù giam, ông Phạm Văn Trọng, 23 tuổi, ba năm tù giam, ông Nguyễn Thanh Bình, 23 tuổi, ba năm tù giam.
Tất cả những người này đều cư trú ở tỉnh Ang Giang.
Theo Hội đồng xét xử của tòa án, thì những người nêu trên đã thành khẩn nhận tội nên được áp dụng khung hình phạt thấp nhất của điều luật 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Trong số năm người bị kết án, ông Nguyễn Tấn An bị xem là người cầm đầu, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo cơ quan công an thì ông An đã tổ chức trên mạng xã hội những tổ chức có tên là “Nghĩa quân An Giang”, “Tuổi trẻ An Giang”,…
Trên trang Facebook của ông Nguyễn Tấn An, người ta thấy nhiều hình ảnh tổ chức những hoạt động có tính tôn giáo như những bữa cơm chay từ thiện, và cùng với rất nhiều hình ảnh của Đức Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo tại Việt Nam.
Bản tin về vụ án tuyên truyền chống phá nhà nước tại An Giang không đề cập gì đến Phật giáo Hòa Hảo cả, nhưng tỉnh An Giang cũng như một số địa phương khác của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi hoạt động khá mạnh của tổ chức Phật giáo Hòa Hảo thuần túy không công nhận sự kiểm soát của nhà nước lên giáo hội của mình.
Đã có nhiều vụ án trong đó các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị bắt giam. Gần nhất là vụ việc ông Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi, bị bắt tại Vĩnh Long và được cho là đã tự sát trong đồn công an bằng cách cắt cổ, tuy nhiên người thân của ông Tấn không tin điều đó.
December 21, 2017
Thêm 5 người bị tù vì cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
RFA, 21-12-2017
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang hôm 21 tháng 12 năm 2017 tuyên phạt 5 người với tổng cộng hình phạt là 19 năm tù giam với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước, theo điều 88 Bộ luật hình sự của Việt Nam.
Theo cơ quan công an thì vào ngày 25 tháng Tư năm 2017, năm người này đã treo cờ vàng ba sọc đỏ của nước Việt Nam Cộng hòa, tức là miền Nam Việt Nam trước năm 1975, tại một số nơi trong Thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, với tổng cộng là 26 lá cờ. Báo chí nhà nước Việt Nam gọi lá cờ này là lá cờ của ngụy quyền, tức là một chính phủ không hợp pháp.
Năm người bị kết án lần lượt là ông Nguyễn Tấn An, 25 tuổi, bị năm năm tù giam, bà Huỳnh Thị Kim Quyên, 38 tuổi, bốn năm tù giam, ông Nguyễn Ngọc Quí, 25 tuổi, bốn năm tù giam, ông Phạm Văn Trọng, 23 tuổi, ba năm tù giam, ông Nguyễn Thanh Bình, 23 tuổi, ba năm tù giam.
Tất cả những người này đều cư trú ở tỉnh Ang Giang.
Theo Hội đồng xét xử của tòa án, thì những người nêu trên đã thành khẩn nhận tội nên được áp dụng khung hình phạt thấp nhất của điều luật 88 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Trong số năm người bị kết án, ông Nguyễn Tấn An bị xem là người cầm đầu, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo cơ quan công an thì ông An đã tổ chức trên mạng xã hội những tổ chức có tên là “Nghĩa quân An Giang”, “Tuổi trẻ An Giang”,…
Trên trang Facebook của ông Nguyễn Tấn An, người ta thấy nhiều hình ảnh tổ chức những hoạt động có tính tôn giáo như những bữa cơm chay từ thiện, và cùng với rất nhiều hình ảnh của Đức Huỳnh Phú Sổ, người sáng lập ra Phật giáo Hòa Hảo tại Việt Nam.
Bản tin về vụ án tuyên truyền chống phá nhà nước tại An Giang không đề cập gì đến Phật giáo Hòa Hảo cả, nhưng tỉnh An Giang cũng như một số địa phương khác của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là nơi hoạt động khá mạnh của tổ chức Phật giáo Hòa Hảo thuần túy không công nhận sự kiểm soát của nhà nước lên giáo hội của mình.
Đã có nhiều vụ án trong đó các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị bắt giam. Gần nhất là vụ việc ông Nguyễn Hữu Tấn, 38 tuổi, bị bắt tại Vĩnh Long và được cho là đã tự sát trong đồn công an bằng cách cắt cổ, tuy nhiên người thân của ông Tấn không tin điều đó.