Luật khoa tạp chí, ngày 02/01/2018
Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta nói nhiều về án oan. Việc đánh giá quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự cũng coi trọng tiêu chí “đúng người, đúng tội”, tức là cái kết quả, mà ít khi nào coi trọng yếu tố “đúng quy trình”. Liệu có công bằng không khi một vụ án xử đúng người, đúng tội nhưng chứng cứ vụ án lại được thu thập thông qua hoạt động tra tấn?
Đây là những vấn đề nghiêm trọng diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả ở những nền tư pháp mạnh và phát triển như Mỹ hay các nước châu Âu.
Cuốn cẩm nang “Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự” của Uỷ ban Luật gia Quốc tế (International Commisstion of Jurists – ICJ) là một nỗ lực không những nhằm giảm thiểu án oan sai mà còn giúp cho quy trình tố tụng công bằng hơn.
Tải Sổ tay (PDF)
ICJ là một tổ chức phi chính phủ quốc tế được thành lập ở Đức, nay có trụ sở ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Đây là một trong những tổ chức pháp lý lâu đời và uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và thúc đẩy pháp quyền, đặc biệt là xét xử công bằng. Uỷ ban này do 60 thẩm phán và giáo sư luật ở khắp nơi trên thế giới hình thành nên. ICJ cũng đồng thời là một tổ chức có tư cách ECOSOC của Liên Hiệp Quốc và do đó được trực tiếp tham gia các chương trình nghị sự của định chế toàn cầu này.
Trong lời mở đầu của cẩm nang này, ICJ viết: “Xét xử công bằng là điều kiện thiết yếu không chỉ đối với việc bảo vệ quyền của bị cáo và quyền của nạn nhân, mà còn nhằm đảm bảo việc thi hành công lý một cách thích đáng – vốn là mấu chốt của nguyên tắc pháp trị. Do đó, xét xử công bằng tạo nên bức tường thành bảo vệ con người trước nạn lạm dụng quyền hạn và ‘công lý chiếu lệ’ (summary justice)”.
Cuốn cẩm nang “Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự” này đã được dịch sang tiếng Việt và có hai nội dung chính.
Ba chương đầu nói về việc theo dõi, giám sát các phiên toà hình sự. Đây là một hoạt động do công dân, các tổ chức phi chính phủ nước sở tại và nước ngoài tiến hành nhằm đặt toà án dưới sự giám sát của công chúng.
Bảy chương còn lại của cuốn sổ tay này nói về các chuẩn mực xét xử công bằng chiếu theo luật quốc tế, mà chủ yếu là hệ thống luật nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Đến đây, bạn đọc có thể tìm hiểu một cách có hệ thống và căn bản về các chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi trên thế giới này.
Cẩm nang này nói rất rõ về các nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; suy đoán vô tội; xét xử công khai; toà án độc lập; tính độc lập của nghề luật sư; quyền im lặng, quyền không bị tra tấn, quyền được tiếp cận thông tin, quyền được trợ giúp pháp lý, quyền được nhanh chóng đưa ra xét xử trước toà án của bị can, bị cáo; và rất nhiều nguyên tắc khác.
“Cẩm nang thực hành này cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, có hệ thống, về các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng trong lĩnh vực hình sự. Các nguồn tài liệu chính của ICJ là các thông lệ, chuẩn mực và tài liệu luật học quốc tế, do những cơ quan bảo vệ nhân quyền ở tầm quốc tế và khu vực xây dựng nên”, ICJ cho biết.
Trong bối cảnh tranh cãi về các chuẩn mực xét xử công bằng ở Việt Nam, tài liệu này có thể được coi như một cẩm nang đáng tin cậy dành cho các nhà hoạt động nhân quyền, các tổ chức phi chính phủ, giới nhà báo, các học giả cũng như các nhà làm luật và các cơ quan tố tụng.
January 4, 2018
Cẩm nang mới: Xét xử thế nào là công bằng?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Luật khoa tạp chí, ngày 02/01/2018
Ở Việt Nam ngày nay, chúng ta nói nhiều về án oan. Việc đánh giá quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự cũng coi trọng tiêu chí “đúng người, đúng tội”, tức là cái kết quả, mà ít khi nào coi trọng yếu tố “đúng quy trình”. Liệu có công bằng không khi một vụ án xử đúng người, đúng tội nhưng chứng cứ vụ án lại được thu thập thông qua hoạt động tra tấn?
Đây là những vấn đề nghiêm trọng diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả ở những nền tư pháp mạnh và phát triển như Mỹ hay các nước châu Âu.
Cuốn cẩm nang “Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự” của Uỷ ban Luật gia Quốc tế (International Commisstion of Jurists – ICJ) là một nỗ lực không những nhằm giảm thiểu án oan sai mà còn giúp cho quy trình tố tụng công bằng hơn.
Tải Sổ tay (PDF)
ICJ là một tổ chức phi chính phủ quốc tế được thành lập ở Đức, nay có trụ sở ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Đây là một trong những tổ chức pháp lý lâu đời và uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và thúc đẩy pháp quyền, đặc biệt là xét xử công bằng. Uỷ ban này do 60 thẩm phán và giáo sư luật ở khắp nơi trên thế giới hình thành nên. ICJ cũng đồng thời là một tổ chức có tư cách ECOSOC của Liên Hiệp Quốc và do đó được trực tiếp tham gia các chương trình nghị sự của định chế toàn cầu này.
Trong lời mở đầu của cẩm nang này, ICJ viết: “Xét xử công bằng là điều kiện thiết yếu không chỉ đối với việc bảo vệ quyền của bị cáo và quyền của nạn nhân, mà còn nhằm đảm bảo việc thi hành công lý một cách thích đáng – vốn là mấu chốt của nguyên tắc pháp trị. Do đó, xét xử công bằng tạo nên bức tường thành bảo vệ con người trước nạn lạm dụng quyền hạn và ‘công lý chiếu lệ’ (summary justice)”.
Cuốn cẩm nang “Theo dõi việc Xét xử trong Tố tụng Hình sự” này đã được dịch sang tiếng Việt và có hai nội dung chính.
Ba chương đầu nói về việc theo dõi, giám sát các phiên toà hình sự. Đây là một hoạt động do công dân, các tổ chức phi chính phủ nước sở tại và nước ngoài tiến hành nhằm đặt toà án dưới sự giám sát của công chúng.
Bảy chương còn lại của cuốn sổ tay này nói về các chuẩn mực xét xử công bằng chiếu theo luật quốc tế, mà chủ yếu là hệ thống luật nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Đến đây, bạn đọc có thể tìm hiểu một cách có hệ thống và căn bản về các chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi trên thế giới này.
Cẩm nang này nói rất rõ về các nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; suy đoán vô tội; xét xử công khai; toà án độc lập; tính độc lập của nghề luật sư; quyền im lặng, quyền không bị tra tấn, quyền được tiếp cận thông tin, quyền được trợ giúp pháp lý, quyền được nhanh chóng đưa ra xét xử trước toà án của bị can, bị cáo; và rất nhiều nguyên tắc khác.
“Cẩm nang thực hành này cung cấp một cái nhìn toàn cảnh, có hệ thống, về các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về xét xử công bằng và pháp trình chính đáng trong lĩnh vực hình sự. Các nguồn tài liệu chính của ICJ là các thông lệ, chuẩn mực và tài liệu luật học quốc tế, do những cơ quan bảo vệ nhân quyền ở tầm quốc tế và khu vực xây dựng nên”, ICJ cho biết.
Trong bối cảnh tranh cãi về các chuẩn mực xét xử công bằng ở Việt Nam, tài liệu này có thể được coi như một cẩm nang đáng tin cậy dành cho các nhà hoạt động nhân quyền, các tổ chức phi chính phủ, giới nhà báo, các học giả cũng như các nhà làm luật và các cơ quan tố tụng.
Cẩm nang mới: Xét xử thế nào là công bằng?