Từ Băng Cốc đến Bắc Kinh, việc trấn áp nhà nước về tự do ngôn luận trên mạng xã hội trở nên tồi tệ hơn
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Trong tháng 11/2017, blogger Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù giam vì “tuyên truyền chống nhà nước” trên mạng xã hội. Anh đã viết về vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường trầm trọng của một nhà máy thuộc sở hữu của Đài Loan ở miền trung Việt Nam.
Việt Nam chỉ là một trong số nhiều nước mà người hoạt động trực tuyến phải hành động trong một môi trường thù địch. Nhà chức trách Trung Quốc thừa nhận đã chặn 13,000 trang web trong vòng 3 năm qua và xóa 10 triệu tài khoản người dùng từ các trang web khác nhau của Trung Quốc, chủ yếu từ các nền tảng truyền thông xã hội như WeChat và Weibo. Trong cùng khoảng thời gian này, hơn 2.200 nhà quản lý trang web đã được cảnh báo về những hậu quả mà họ sẽ phải đối mặt nếu họ tiếp tục chỉ trích hay cho phép chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền và các cơ quan nhà nước.
|
Blogger Nguyễn Văn Hóa |
Bắc Kinh có nguồn lực và quyết tâm để cấm các thương hiệu lớn toàn cầu như Google và Facebook, các trang web phương Tây bị chặn bởi tường lửa của Trung Quốc.
Trong khi đó ở Nga, tiếng nói bất đồng chính kiến hiếm khi được nghe thấy, và không chỉ vì Tổng thống Vladimir Putin được hưởng sự nổi tiếng. Ở đó, nhà nước đã hoàn tất các biện pháp đàn áp trực tuyến. Moscow chủ yếu dựa vào việc truyền bá thông tin sai lệch, sử dụng hàng trăm dạng dư luận viên toàn thời gian để lung đoạn các diễn đàn và đưa ra các comments có lợi cho chính phủ.
Việt Nam, một quốc gia cộng sản khác, đã thông báo trong tuần qua rằng quân đội có 10.000 lính chiến trên mạng để chống lại bất đồng chính kiến trực tuyến, nâng cao hơn nữa tầm kiểm soát toàn cầu trong cuộc chiến để kiểm soát tự do ngôn luận. Trong khi Trung Quốc cấm các phương tiện truyền thông xã hội, Chính phủ Việt Nam bắt giam nhiều người bất đồng chính kiến trong khi giám sát chặt chẽ hoạt động trực tuyến.
Đội quân 10.000 người này được gọi là “Lực lượng 47” đã được yêu cầu “chống lại những quan điểm sai lầm” trên mạng và dưới chế độ độc tài như vậy, “những quan điểm sai lầm” có thể có nghĩa bất cứ điều gì bị coi là có tính phản đối đảng cầm quyền và chính phủ của nó. Một số nhà quan sát tin rằng lực lượng 47 sẽ, trong số những nhiệm vụ khác, tiến hành các chiến dịch bôi nhọ các nhà hoạt động trực tuyến, một sự leo thang nghiêm trọng trong chiến thuật trấn áp của nhà nước.
Ở Thái Lan, các chiến dịch bôi nhọ như thế này được gọi là “hoạt động thông tin” và thường được thực hiện để chống lại các nhà hoạt động chính trị và xã hội, những người chỉ trích hoạt động của quân đội ở miền Nam. Đạo luật về Tội phạm máy tính cũng đã được sử dụng không công bằng đối với giới bất đồng chính kiến. Nhưng những nỗ lực này phần lớn thất bại do thiếu sự tinh tế trong các cách tường thuật thay thế được trình bày. Các thông tin do cơ quan chức năng đưa ra rõ ràng không được hỗ trợ bởi các sự kiện, do đó không ai bị lừa dối, và cam kết chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bằng cách nuôi dưỡng thêm kẻ thù.
Khoảng một nửa trong số 93 triệu người Việt Nam có quyền truy cập Internet và quốc gia này nằm trong số 10 nước có tỷ lệ người dùng Facebook lớn nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên Freedom House, một tổ chức giám sát tự do trực tuyến, đã xếp Việt Nam, cùng với Trung Quốc, vào nhóm “không có tự do” vì hiểm nguy mà người dùng thường phải đối mặt. Các nước như chúng ta cần phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của họ để giảm bớt các thông tin không mong muốn trên Internet. Các phương pháp hiện tại đang dần dần giảm đi đi ở độ tin cậy của họ, chưa đề cập đến tính hợp pháp của họ.
Theo dõi các nhà phê bình trực tuyến cũng là một thực hành không bền vững bởi vì rất nhiều thời gian và rất nhiều tài nguyên được dành cho nỗ lực này. Đàn áp trực tuyến không có ở những nơi chính phủ thực hiện tốt việc quản trị của mình. Các chính phủ có nguy cơ bị coi là quốc gia công an trị. Và các chính phủ luôn có những nhiệm vụ quan trọng để giải quyết hơn là cố gắng để làm câm lặng giới bất đồng chính kiến. Cuối cùng, một cách tiếp cận như vậy thường nhận được tác động không mong muốn vì như thế sẽ thu hút sự chú ý của công chúng đến các vấn đề mà nếu không sẽ là bí mật.
January 6, 2018
Đàn áp phản biện trực tuyến trên toàn cầu 2017
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Từ Băng Cốc đến Bắc Kinh, việc trấn áp nhà nước về tự do ngôn luận trên mạng xã hội trở nên tồi tệ hơn
Trong tháng 11/2017, blogger Nguyễn Văn Hóa bị kết án 7 năm tù giam vì “tuyên truyền chống nhà nước” trên mạng xã hội. Anh đã viết về vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường trầm trọng của một nhà máy thuộc sở hữu của Đài Loan ở miền trung Việt Nam.
Việt Nam chỉ là một trong số nhiều nước mà người hoạt động trực tuyến phải hành động trong một môi trường thù địch. Nhà chức trách Trung Quốc thừa nhận đã chặn 13,000 trang web trong vòng 3 năm qua và xóa 10 triệu tài khoản người dùng từ các trang web khác nhau của Trung Quốc, chủ yếu từ các nền tảng truyền thông xã hội như WeChat và Weibo. Trong cùng khoảng thời gian này, hơn 2.200 nhà quản lý trang web đã được cảnh báo về những hậu quả mà họ sẽ phải đối mặt nếu họ tiếp tục chỉ trích hay cho phép chỉ trích Đảng Cộng sản cầm quyền và các cơ quan nhà nước.
Bắc Kinh có nguồn lực và quyết tâm để cấm các thương hiệu lớn toàn cầu như Google và Facebook, các trang web phương Tây bị chặn bởi tường lửa của Trung Quốc.
Trong khi đó ở Nga, tiếng nói bất đồng chính kiến hiếm khi được nghe thấy, và không chỉ vì Tổng thống Vladimir Putin được hưởng sự nổi tiếng. Ở đó, nhà nước đã hoàn tất các biện pháp đàn áp trực tuyến. Moscow chủ yếu dựa vào việc truyền bá thông tin sai lệch, sử dụng hàng trăm dạng dư luận viên toàn thời gian để lung đoạn các diễn đàn và đưa ra các comments có lợi cho chính phủ.
Việt Nam, một quốc gia cộng sản khác, đã thông báo trong tuần qua rằng quân đội có 10.000 lính chiến trên mạng để chống lại bất đồng chính kiến trực tuyến, nâng cao hơn nữa tầm kiểm soát toàn cầu trong cuộc chiến để kiểm soát tự do ngôn luận. Trong khi Trung Quốc cấm các phương tiện truyền thông xã hội, Chính phủ Việt Nam bắt giam nhiều người bất đồng chính kiến trong khi giám sát chặt chẽ hoạt động trực tuyến.
Đội quân 10.000 người này được gọi là “Lực lượng 47” đã được yêu cầu “chống lại những quan điểm sai lầm” trên mạng và dưới chế độ độc tài như vậy, “những quan điểm sai lầm” có thể có nghĩa bất cứ điều gì bị coi là có tính phản đối đảng cầm quyền và chính phủ của nó. Một số nhà quan sát tin rằng lực lượng 47 sẽ, trong số những nhiệm vụ khác, tiến hành các chiến dịch bôi nhọ các nhà hoạt động trực tuyến, một sự leo thang nghiêm trọng trong chiến thuật trấn áp của nhà nước.
Ở Thái Lan, các chiến dịch bôi nhọ như thế này được gọi là “hoạt động thông tin” và thường được thực hiện để chống lại các nhà hoạt động chính trị và xã hội, những người chỉ trích hoạt động của quân đội ở miền Nam. Đạo luật về Tội phạm máy tính cũng đã được sử dụng không công bằng đối với giới bất đồng chính kiến. Nhưng những nỗ lực này phần lớn thất bại do thiếu sự tinh tế trong các cách tường thuật thay thế được trình bày. Các thông tin do cơ quan chức năng đưa ra rõ ràng không được hỗ trợ bởi các sự kiện, do đó không ai bị lừa dối, và cam kết chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn bằng cách nuôi dưỡng thêm kẻ thù.
Khoảng một nửa trong số 93 triệu người Việt Nam có quyền truy cập Internet và quốc gia này nằm trong số 10 nước có tỷ lệ người dùng Facebook lớn nhất trên toàn cầu. Tuy nhiên Freedom House, một tổ chức giám sát tự do trực tuyến, đã xếp Việt Nam, cùng với Trung Quốc, vào nhóm “không có tự do” vì hiểm nguy mà người dùng thường phải đối mặt. Các nước như chúng ta cần phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của họ để giảm bớt các thông tin không mong muốn trên Internet. Các phương pháp hiện tại đang dần dần giảm đi đi ở độ tin cậy của họ, chưa đề cập đến tính hợp pháp của họ.
Theo dõi các nhà phê bình trực tuyến cũng là một thực hành không bền vững bởi vì rất nhiều thời gian và rất nhiều tài nguyên được dành cho nỗ lực này. Đàn áp trực tuyến không có ở những nơi chính phủ thực hiện tốt việc quản trị của mình. Các chính phủ có nguy cơ bị coi là quốc gia công an trị. Và các chính phủ luôn có những nhiệm vụ quan trọng để giải quyết hơn là cố gắng để làm câm lặng giới bất đồng chính kiến. Cuối cùng, một cách tiếp cận như vậy thường nhận được tác động không mong muốn vì như thế sẽ thu hút sự chú ý của công chúng đến các vấn đề mà nếu không sẽ là bí mật.
Nguồn: Governments caught in the Web