BestVPN, ngày 05/01/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Việt Nam, một nước có nền kinh tế phát triển tương đối mạnh trong nhiều năm qua, đã áp dụng một số biện pháp ngăn chặn phản biện trực tuyến, bằng cách thành lập lực lượng 47. Giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam ngày càng mở rộng vì phát triển kinh tế không đi đôi với phân chia thu nhập đồng đều giữa các tầng lớp nhân dân khi quan chức nhà nước và nhóm lợi ích hưởng phần lớn của cải của cả quốc gia.
Với những người lớn lên trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1964-1974), sự hồi sinh kinh tế của Việt Nam dường như khó hiểu. Với một người ở độ tuổi 20, 30 hoặc 40, thật khó có thể tưởng tượng một quốc gia từng nghèo khó, bị đàn áp và lạc hậu như hồi đó lại có thể đạt được trạng thái kinh tế hiện nay.
Nhưng các chính sách kinh tế tương tự của thương mại tự do dẫn đến sự bùng nổ kinh tế cũng làm tăng số người muốn tự do bày tỏ chính kiến hơn. Điều này không phải là không có ở một đất nước có nguồn gốc cộng sản sâu sắc. Vì vậy, một số quyền tự do phải được dập tắt. Nghịch lý là sự đàn áp này có thể cản trở quỹ đạo phát triển của đất nước.
|
Ảnh minh họa |
Sự duyệt mới nhất đang gây khó khan cho hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ dựa vào Facebook và nhiều nền tảng phương tiện truyền thông xã hội khác để tiếp cận khách hàng của họ. Việc đàn áp tự do ngôn luận cản trở việc kinh doanh. Các chuyên gia cảnh báo rằng hạn chế truy cập Internet có thể gây ảnh hưởng xấu đến những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Đàn áp trực tuyến sẽ gây hậu quả kinh tế lâu dài đối với những chế độ có tầm nhìn ngắn.
Quan ngại về thông tin đa chiều và đòi hỏi về sự minh bạch, ngày 25/12/2017, quân đội Việt Nam đã đưa ra câu trả lời mới nhất cho câu hỏi làm thế nào để kiểm soát Internet. Được mệnh danh là Lực lượng 47, đơn vị này là đội quân không gian mạng mới 10.000 người sẽ lướt web và phản đối bất kỳ “ý kiến sai trái” nào về chính quyền cộng sản. Nhiệm vụ của đơn vị không gian mạng này là bác bỏ ý kiến phản đối của chính phủ trên Facebook và các nền tảng khác, và nó đại diện cho những nỗ lực của Hà Nội trong việc ngăn chặn sự phát triển của giới bất đồng chính kiến tới một mức nguy hiểm cho chế độ.
Cùng với Lực lượng 47, tin tặc liên quan đến Hà Nội đã cài đặt phần mềm độc hại trên những trang web chống chính phủ để theo dõi người truy cập vào những trang này. Và, cùng với sự ra đời của đơn vị không gian mạng, những hình phạt khắc nghiệt đã ấn xuống đầu những người vi phạm.
Trong tháng 11, một blogger trẻ đã bị phạt 7 năm tù vì “tuyên truyền chống lại nhà nước” trong khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà đấu tranh về môi trường, bị kết án 10 năm tù cũng về tội danh này trong tháng 6.
Cuộc tấn công trên Internet của chính phủ không phải là một chiều. Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và giúp ngăn chặn những gì chính phủ xem là một mối đe dọa ngày càng tăng đối với chế độ. Nhưng chính phủ không chỉ khuyến khích những công ty như Google và Facebook đáp ứng nhanh hơn những yêu cầu của nó trong việc xóa bỏ nội dung “độc hại” mà còn yêu cầu các công ty này thành lập văn phòng đại diện và cung cấp các hệ thống máy chủ mới đắt tiền trong nước để giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội.
Các nhà vận động thương mại và ngành công nghiệp có thể dự đoán các chiến thuật và chỉ ra rằng những động thái này sẽ phản tác dụng và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng kinh tế-đào tạo, những lĩnh vực cho đến nay được thúc đẩy bởi các tự do truyền thông xã hội. Họ đã tham gia phong trào chống đối của các nhà hoạt động người Việt Nam bằng việc thúc giục các công ty công nghệ lớn đứng lên chống lại những gì theo họ là những cố gắng nhằm hạn chế tự do ngôn luận và chống lại những người phản biện.
Rõ ràng rằng Việt Nam đang có những tín hiệu học tập Trung Quốc, một quốc gia thành công trong việc chặn Facebook gần như suốt một thập niên qua với bức tường lửa ngột ngạt của nó. Việt Nam cho rằng tốt hơn đàn áp giới bất đồng chính kiến khi nó còn là một cây non hơn là phải đối phó với một cây phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, Trung Quốc hy sinh tăng trưởng kinh tế với chính sách đàn áp tự do ngôn luận. Thay vì phát triển thành một nền kinh tế lớn mạnh thực sự, Trung Quốc ưu tiên cho việc giữ trật tự dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản.
Hà Nội nên tránh bài học Trung Quốc, vì áp dụng chính sách đàn áp giới bất đồng chính kiến cũng đồng nghĩa với suy giảm kinh tế. Việt Nam không có nhiều nguồn lực như Trung Quốc, và do vậy, đàn áp phản biện sẽ có ảnh hưởng nặng nề và lâu dài lên nền kinh tế.
January 7, 2018
Vũ khí mới của Việt Nam chống lại phản biện trực tuyến
by Nhan Quyen • [Human Rights]
BestVPN, ngày 05/01/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Việt Nam, một nước có nền kinh tế phát triển tương đối mạnh trong nhiều năm qua, đã áp dụng một số biện pháp ngăn chặn phản biện trực tuyến, bằng cách thành lập lực lượng 47. Giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam ngày càng mở rộng vì phát triển kinh tế không đi đôi với phân chia thu nhập đồng đều giữa các tầng lớp nhân dân khi quan chức nhà nước và nhóm lợi ích hưởng phần lớn của cải của cả quốc gia.
Với những người lớn lên trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1964-1974), sự hồi sinh kinh tế của Việt Nam dường như khó hiểu. Với một người ở độ tuổi 20, 30 hoặc 40, thật khó có thể tưởng tượng một quốc gia từng nghèo khó, bị đàn áp và lạc hậu như hồi đó lại có thể đạt được trạng thái kinh tế hiện nay.
Nhưng các chính sách kinh tế tương tự của thương mại tự do dẫn đến sự bùng nổ kinh tế cũng làm tăng số người muốn tự do bày tỏ chính kiến hơn. Điều này không phải là không có ở một đất nước có nguồn gốc cộng sản sâu sắc. Vì vậy, một số quyền tự do phải được dập tắt. Nghịch lý là sự đàn áp này có thể cản trở quỹ đạo phát triển của đất nước.
Sự duyệt mới nhất đang gây khó khan cho hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ dựa vào Facebook và nhiều nền tảng phương tiện truyền thông xã hội khác để tiếp cận khách hàng của họ. Việc đàn áp tự do ngôn luận cản trở việc kinh doanh. Các chuyên gia cảnh báo rằng hạn chế truy cập Internet có thể gây ảnh hưởng xấu đến những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Đàn áp trực tuyến sẽ gây hậu quả kinh tế lâu dài đối với những chế độ có tầm nhìn ngắn.
Quan ngại về thông tin đa chiều và đòi hỏi về sự minh bạch, ngày 25/12/2017, quân đội Việt Nam đã đưa ra câu trả lời mới nhất cho câu hỏi làm thế nào để kiểm soát Internet. Được mệnh danh là Lực lượng 47, đơn vị này là đội quân không gian mạng mới 10.000 người sẽ lướt web và phản đối bất kỳ “ý kiến sai trái” nào về chính quyền cộng sản. Nhiệm vụ của đơn vị không gian mạng này là bác bỏ ý kiến phản đối của chính phủ trên Facebook và các nền tảng khác, và nó đại diện cho những nỗ lực của Hà Nội trong việc ngăn chặn sự phát triển của giới bất đồng chính kiến tới một mức nguy hiểm cho chế độ.
Cùng với Lực lượng 47, tin tặc liên quan đến Hà Nội đã cài đặt phần mềm độc hại trên những trang web chống chính phủ để theo dõi người truy cập vào những trang này. Và, cùng với sự ra đời của đơn vị không gian mạng, những hình phạt khắc nghiệt đã ấn xuống đầu những người vi phạm.
Trong tháng 11, một blogger trẻ đã bị phạt 7 năm tù vì “tuyên truyền chống lại nhà nước” trong khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một nhà đấu tranh về môi trường, bị kết án 10 năm tù cũng về tội danh này trong tháng 6.
Cuộc tấn công trên Internet của chính phủ không phải là một chiều. Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và giúp ngăn chặn những gì chính phủ xem là một mối đe dọa ngày càng tăng đối với chế độ. Nhưng chính phủ không chỉ khuyến khích những công ty như Google và Facebook đáp ứng nhanh hơn những yêu cầu của nó trong việc xóa bỏ nội dung “độc hại” mà còn yêu cầu các công ty này thành lập văn phòng đại diện và cung cấp các hệ thống máy chủ mới đắt tiền trong nước để giúp nhà nước dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội.
Các nhà vận động thương mại và ngành công nghiệp có thể dự đoán các chiến thuật và chỉ ra rằng những động thái này sẽ phản tác dụng và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng kinh tế-đào tạo, những lĩnh vực cho đến nay được thúc đẩy bởi các tự do truyền thông xã hội. Họ đã tham gia phong trào chống đối của các nhà hoạt động người Việt Nam bằng việc thúc giục các công ty công nghệ lớn đứng lên chống lại những gì theo họ là những cố gắng nhằm hạn chế tự do ngôn luận và chống lại những người phản biện.
Rõ ràng rằng Việt Nam đang có những tín hiệu học tập Trung Quốc, một quốc gia thành công trong việc chặn Facebook gần như suốt một thập niên qua với bức tường lửa ngột ngạt của nó. Việt Nam cho rằng tốt hơn đàn áp giới bất đồng chính kiến khi nó còn là một cây non hơn là phải đối phó với một cây phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, Trung Quốc hy sinh tăng trưởng kinh tế với chính sách đàn áp tự do ngôn luận. Thay vì phát triển thành một nền kinh tế lớn mạnh thực sự, Trung Quốc ưu tiên cho việc giữ trật tự dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản.
Hà Nội nên tránh bài học Trung Quốc, vì áp dụng chính sách đàn áp giới bất đồng chính kiến cũng đồng nghĩa với suy giảm kinh tế. Việt Nam không có nhiều nguồn lực như Trung Quốc, và do vậy, đàn áp phản biện sẽ có ảnh hưởng nặng nề và lâu dài lên nền kinh tế.
Nguồn: Vietnam’s New Weapon against Online Dissent