Mỗi cá nhân trong xã hội đều muốn thông tin của mình chưa trong các thiết bị và các tài khoản internet được an toàn, tất nhiên kể cả dân thường lẫn những người có xu hướng đối lập. Trong khi đó, chính phủ thì luôn muốn kiểm soát những tư tưởng đối lập trong xã hội, nhân danh an ninh quốc gia. Chính vì vậy giữa người dân và chính phủ luôn luôn có những mâu thuẫn.
Việt Nam Thời báo, ngày 13/01/2018
Các quốc gia cộng sản còn lại trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Việt Nam kiểm soát nghiêm ngặt tự do điện tử của công dân. Cả thế giới lên án công an, mật vụ của hai chế độ này xâm nhập trái phép vào tài khoản điện tử Internet của công dân, tịch thu thiết bị kỹ thuật số của công dân bất hợp pháp. Nhưng cho đến khi biết được kể cả Hoa Kỳ- xứ sở dân chủ cũng có chuyện chính phủ xâm nhập vào tài khoản của dân thường thì cách lý luận chung lại phải thay đổi lần nữa. Nếu chính phủ xâm nhập tài khoản công dân một cách lặng lẽ thì đó coi như đột nhập tư gia bất hợp pháp. Còn nếu chính phủ không xâm nhập vào tài khoản của công dân thì tất cả người dân sẽ đều vui mừng, nhưng còn băng nhóm khủng bố thì sao? Các nhóm khủng bố cũng rất vui mừng nếu thấy chính phủ ngồi yên cho công dân muốn làm gì thì làm.
|
Ảnh minh họa |
Câu chuyện cạnh tranh giữa NSA và EFF là ví dụ tường minh cho thấy mâu thuẫn không thể cứu vãn được giữa hai quyền lợi trên. Tổng thống Hoa Kỳ thành lập cơ quan NSA để bí mật giải mã tất cả những cuộc điện đàm, nhắn tin mà họ nghi ngờ là có hành vi trái pháp luật. Đến khi NSA bị phát giác là theo dõi và nghe lén quá nhiều người, và không ít người trong số đó có vai vế quan trọng trong xã hội Mỹ thì làn sóng chống tổ chức này dâng cao. Phản đối NSA cũng là phản đối ngành tình báo, cho rằng nhà nước Mỹ trở lại làm nhà nước cảnh sát . EFF – Electronic Frontier Foundation – là tổ chức Biên giới điện tử bảo vệ cho tự do cá nhân. Tổ chức này khui ra hàng trăm ngàn vụ việc theo dõi con người trái phép, cổ vũ cho sự ra đời của những phần mềm/ứng dụng nghe gọi bí mật, làm sụp đổ có khi là cả thế giới tình báo, không chỉ ngành tình báo của Hoa Kỳ mà có khi cả khối tình báo Tây phương. Chẳng hạn, Anh quốc bắt được tên khủng bố nhưng không thể biết được Whatsapp trong Smartphone của tên khủng bố có những gì, đã gửi những gì, cho ai. Mà việc cấm những ứng dụng như Whatsapp để cấm người không đàng hoàng dùng là không thể, vì đã quá nhiều người đàng hoàng dùng ứng dụng này, lại có chứng nhận an toàn của những hãng như Apple nữa. Cả cơ quan nghe lén của chính phủ lẫn cơ quan chống nghe lén của dân thường đều đã có những thành tựu mà bên kia đều không thể đột nhập, và các tổ chức khủng bố thì ngư ông đắc lợi, thừa hưởng thành tựu của cả dân thường lẫn chính phủ. Bất kỳ thành tựu gì mà người ta có thì chẳng mấy chốc cũng có trên bàn làm việc những tổ chức khủng bố.
|
Ảnh minh họa |
Một chút tinh vi về kỹ thuật thôi đã gây mâu thuẫn như vậy, nếu một chút tinh vi về luật pháp thì sao? Ví dụ có thực sau sẽ trả lời cho câu hỏi đó: Có một nam thanh niên ở Hà Nội sinh hoạt trong một đoàn thể tôn giáo chưa có giấy phép, bị công an giải đi về đồn. Công an đòi thanh niên đó mở điện thoại ra để khám xét. Người thanh niên đó trả lời:
Nếu anh mở ra mà có gì phạm pháp thì cho anh bắt. Còn nếu không có gì phạm pháp thì anh chết với tôi nhé?
Ông cảnh sát ngẩn người ra, không biết trả lời thế nào ngay lúc đó, vì ông này cũng là người và cũng sợ chết. Ông cảnh sát đành phải trả điện thoại cho người thanh niên và không dám hỏi thêm câu nào nữa. Đưa cớ an ninh quốc gia ra để xâm nhập vào tài sản của người khác, dù là thiết bị cứng hay tài khoản ảo thì cũng đã là vi phạm tự do cá nhân. Người thanh niên đó biết rõ sức mạnh của các giá trị nhân quyền, cho nên mới bảo vệ được tự do thông tin của mình.
January 13, 2018
Khi an ninh quốc gia mâu thuẫn với tự do cá nhân
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Mỗi cá nhân trong xã hội đều muốn thông tin của mình chưa trong các thiết bị và các tài khoản internet được an toàn, tất nhiên kể cả dân thường lẫn những người có xu hướng đối lập. Trong khi đó, chính phủ thì luôn muốn kiểm soát những tư tưởng đối lập trong xã hội, nhân danh an ninh quốc gia. Chính vì vậy giữa người dân và chính phủ luôn luôn có những mâu thuẫn.
Việt Nam Thời báo, ngày 13/01/2018
Các quốc gia cộng sản còn lại trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Việt Nam kiểm soát nghiêm ngặt tự do điện tử của công dân. Cả thế giới lên án công an, mật vụ của hai chế độ này xâm nhập trái phép vào tài khoản điện tử Internet của công dân, tịch thu thiết bị kỹ thuật số của công dân bất hợp pháp. Nhưng cho đến khi biết được kể cả Hoa Kỳ- xứ sở dân chủ cũng có chuyện chính phủ xâm nhập vào tài khoản của dân thường thì cách lý luận chung lại phải thay đổi lần nữa. Nếu chính phủ xâm nhập tài khoản công dân một cách lặng lẽ thì đó coi như đột nhập tư gia bất hợp pháp. Còn nếu chính phủ không xâm nhập vào tài khoản của công dân thì tất cả người dân sẽ đều vui mừng, nhưng còn băng nhóm khủng bố thì sao? Các nhóm khủng bố cũng rất vui mừng nếu thấy chính phủ ngồi yên cho công dân muốn làm gì thì làm.
Câu chuyện cạnh tranh giữa NSA và EFF là ví dụ tường minh cho thấy mâu thuẫn không thể cứu vãn được giữa hai quyền lợi trên. Tổng thống Hoa Kỳ thành lập cơ quan NSA để bí mật giải mã tất cả những cuộc điện đàm, nhắn tin mà họ nghi ngờ là có hành vi trái pháp luật. Đến khi NSA bị phát giác là theo dõi và nghe lén quá nhiều người, và không ít người trong số đó có vai vế quan trọng trong xã hội Mỹ thì làn sóng chống tổ chức này dâng cao. Phản đối NSA cũng là phản đối ngành tình báo, cho rằng nhà nước Mỹ trở lại làm nhà nước cảnh sát . EFF – Electronic Frontier Foundation – là tổ chức Biên giới điện tử bảo vệ cho tự do cá nhân. Tổ chức này khui ra hàng trăm ngàn vụ việc theo dõi con người trái phép, cổ vũ cho sự ra đời của những phần mềm/ứng dụng nghe gọi bí mật, làm sụp đổ có khi là cả thế giới tình báo, không chỉ ngành tình báo của Hoa Kỳ mà có khi cả khối tình báo Tây phương. Chẳng hạn, Anh quốc bắt được tên khủng bố nhưng không thể biết được Whatsapp trong Smartphone của tên khủng bố có những gì, đã gửi những gì, cho ai. Mà việc cấm những ứng dụng như Whatsapp để cấm người không đàng hoàng dùng là không thể, vì đã quá nhiều người đàng hoàng dùng ứng dụng này, lại có chứng nhận an toàn của những hãng như Apple nữa. Cả cơ quan nghe lén của chính phủ lẫn cơ quan chống nghe lén của dân thường đều đã có những thành tựu mà bên kia đều không thể đột nhập, và các tổ chức khủng bố thì ngư ông đắc lợi, thừa hưởng thành tựu của cả dân thường lẫn chính phủ. Bất kỳ thành tựu gì mà người ta có thì chẳng mấy chốc cũng có trên bàn làm việc những tổ chức khủng bố.
Một chút tinh vi về kỹ thuật thôi đã gây mâu thuẫn như vậy, nếu một chút tinh vi về luật pháp thì sao? Ví dụ có thực sau sẽ trả lời cho câu hỏi đó: Có một nam thanh niên ở Hà Nội sinh hoạt trong một đoàn thể tôn giáo chưa có giấy phép, bị công an giải đi về đồn. Công an đòi thanh niên đó mở điện thoại ra để khám xét. Người thanh niên đó trả lời:
Nếu anh mở ra mà có gì phạm pháp thì cho anh bắt. Còn nếu không có gì phạm pháp thì anh chết với tôi nhé?
Ông cảnh sát ngẩn người ra, không biết trả lời thế nào ngay lúc đó, vì ông này cũng là người và cũng sợ chết. Ông cảnh sát đành phải trả điện thoại cho người thanh niên và không dám hỏi thêm câu nào nữa. Đưa cớ an ninh quốc gia ra để xâm nhập vào tài sản của người khác, dù là thiết bị cứng hay tài khoản ảo thì cũng đã là vi phạm tự do cá nhân. Người thanh niên đó biết rõ sức mạnh của các giá trị nhân quyền, cho nên mới bảo vệ được tự do thông tin của mình.