Việt Nam Thời báo, ngày 19/01/2018
Ông Vũ Ngọc Lăng, vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ, giải thích trên báo chí rằng “điều 46 của Quy chuẩn 41 quy định có biển viết bằng chữ trong trường hợp không áp dụng các kiểu biển đã quy định. Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh phải ngắn gọn”.
Tên gọi đầy đủ của văn bản nói trên là Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Hồng Trường ký ban hành. “QCVN 41:2016/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016” (Trích Lời nói đầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, có thể tải về đầy đủ bộ QCVN 41:2016/BGTVT tại https://goo.gl/bCVj6Q).
|
Ảnh minh họa |
Điều 46 mà ông Vũ Ngọc Lăng viện dẫn, nằm trong “Chương 8, biển phụ, biển viết bằng chữ”, có nội dung cụ thể như sau: “Điều 46. Biển viết bằng chữ. 46.1. Biển viết bằng chữ chỉ dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định. 46.2. Biển viết bằng chữ có hình chữ nhật. Biển dùng để chỉ dẫn có nền màu xanh chữ viết màu trắng, biển dùng để báo cấm hay hiệu lệnh có nền màu đỏ chữ viết màu trắng. 46.3. Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh nhưng phải ngắn gọn. Biển dùng để báo cấm bắt đầu bằng chữ “Cấm”. 46.4. Có thể sử dụng biển ghép hình chữ nhật để thể hiện các thông tin trong trường hợp có nhiều thông tin cần thể hiện và việc bố trí các biển đơn là phức tạp. Biển đặt trên hè đường. Mặt biển có thể vuông góc hoặc song song với chiều đường xe thô sơ hoặc người đi bộ”.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra sự lập lờ và tùy tiện trong vận dụng điều 46 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Biển‘cấm dừng xe quá 5 phút’ có thể dựng theo quy định của điều 46.1, thế nhưng nó còn phải thỏa mãn yêu cầu của điều 46.4 là biển ‘cấm dừng xe quá 5 phút’ chỉ được phép dựng ở “hè đường bộ”, chứ không phải là “Lắp đặt biển “Cấm dừng xe quá 5 phút” cách cabin thu phí khoảng 50 m. Biển được lắp đặt trên dải phân cách giữa và trên cột cần vươn phía bên phải chiều xe chạy” như văn bản yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
“3.23. Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được và để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông”. (Trích Điều 3. Giải thích từ ngữ, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ).
Dư luận có quyền ngờ rằng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang tìm mọi cách để giúp các trạm BOT đặt sai chỗ, tiếp tục được thu phí, bất chấp phản đối của các chủ phương tiện, các hiệp hội ngành nghề cũng như của chính các địa phương nơi đặt trạm.
Cái gốc của vấn đề là đặt trạm thu phí đúng vị trí. Có lẽ vì bánh ít đi nên mọi cách phải có bánh quy lại.
January 19, 2018
Cắm biển ‘cấm dừng quá 5 phút’ chống ùn tắc tại trạm BOT: sự tùy tiện của pháp luật
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Việt Nam Thời báo, ngày 19/01/2018
Ông Vũ Ngọc Lăng, vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ, giải thích trên báo chí rằng “điều 46 của Quy chuẩn 41 quy định có biển viết bằng chữ trong trường hợp không áp dụng các kiểu biển đã quy định. Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh phải ngắn gọn”.
Tên gọi đầy đủ của văn bản nói trên là Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Hồng Trường ký ban hành. “QCVN 41:2016/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08 tháng 4 năm 2016” (Trích Lời nói đầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, có thể tải về đầy đủ bộ QCVN 41:2016/BGTVT tại https://goo.gl/bCVj6Q).
Điều 46 mà ông Vũ Ngọc Lăng viện dẫn, nằm trong “Chương 8, biển phụ, biển viết bằng chữ”, có nội dung cụ thể như sau: “Điều 46. Biển viết bằng chữ. 46.1. Biển viết bằng chữ chỉ dùng trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định. 46.2. Biển viết bằng chữ có hình chữ nhật. Biển dùng để chỉ dẫn có nền màu xanh chữ viết màu trắng, biển dùng để báo cấm hay hiệu lệnh có nền màu đỏ chữ viết màu trắng. 46.3. Hàng chữ viết trên biển tùy theo nội dung chỉ dẫn hoặc hiệu lệnh nhưng phải ngắn gọn. Biển dùng để báo cấm bắt đầu bằng chữ “Cấm”. 46.4. Có thể sử dụng biển ghép hình chữ nhật để thể hiện các thông tin trong trường hợp có nhiều thông tin cần thể hiện và việc bố trí các biển đơn là phức tạp. Biển đặt trên hè đường. Mặt biển có thể vuông góc hoặc song song với chiều đường xe thô sơ hoặc người đi bộ”.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra sự lập lờ và tùy tiện trong vận dụng điều 46 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Biển‘cấm dừng xe quá 5 phút’ có thể dựng theo quy định của điều 46.1, thế nhưng nó còn phải thỏa mãn yêu cầu của điều 46.4 là biển ‘cấm dừng xe quá 5 phút’ chỉ được phép dựng ở “hè đường bộ”, chứ không phải là “Lắp đặt biển “Cấm dừng xe quá 5 phút” cách cabin thu phí khoảng 50 m. Biển được lắp đặt trên dải phân cách giữa và trên cột cần vươn phía bên phải chiều xe chạy” như văn bản yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
“3.23. Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được và để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông”. (Trích Điều 3. Giải thích từ ngữ, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ).
Dư luận có quyền ngờ rằng Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang tìm mọi cách để giúp các trạm BOT đặt sai chỗ, tiếp tục được thu phí, bất chấp phản đối của các chủ phương tiện, các hiệp hội ngành nghề cũng như của chính các địa phương nơi đặt trạm.
Cái gốc của vấn đề là đặt trạm thu phí đúng vị trí. Có lẽ vì bánh ít đi nên mọi cách phải có bánh quy lại.