Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 21/01/2018
===== 15/01 =====
Y án đối với nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An, trong phiên phúc thẩm ngày 15/01, đã bác đơn kháng cáo của nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai, người bị Toà án Nhân dân thị xã Hoàng Mai kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế với cáo buộc“chống người thi hành công vụ” theo Điều 257, và “không chấp hành án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự 1999.
Sau phiên toà được tổ chức một cách hình thức, luật sư Hà Huy Sơn người bào chữa cho Nguyễn Văn Oai, cho rằng bản án này là “bản án oan sai.”
Nhiều người thân và bạn bè đã đến gần khu vực xử án để bày tỏ sự ủng hộ đối với Nguyễn Văn Oai, người từng bị giam cầm trước đó nhiều năm với cáo buộc “hoạt động chống nhà nước.”
Nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động số lượng lớn cảnh sát, mật vụ, dân phòng và cả quân đội để bao vây khu vực xử án, không cho người thân và bạn bè của bị cáo vào quan sát phiên toà công khai.
Mật vụ và công an đã cướp băngron, giật điện thoại và đánh đập nhiều người trong số họ. Một số bị bắt giữ vào đồn công an và chỉ được trả tự do trong chiều muộn.
———————
Cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng bị tạm giam hai tháng
Công an quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, đã quyết định tạm giam cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng trong hai tháng để điều tra về cáo buộc “Gây thương tích,” theo một thông báo gửi cho gia đình ông.
Theo thông báo đề ngày 13/01, ông Hùng, thành viên của Hội Anh em Dân chủ, bị điều tra về cáo buộc theo Điều 143 của Bộ luật Hình sự 2015. Hiện ông bị giam giữ ở Trại tạm giam Công an quận Thanh Xuân.
Ông Hùng bị bắt cóc, đánh đập và giam giữ trong ngày 04/01 và sau đó bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015.
Phía công an từ chối đưa ra những chứng cứ dược dùng làm cơ sở cho việc bắt giữ và hình thành cáo buộc.
Là một thành viên của Hội Anh em Dân chủ, ông Hùng đã vào tầm ngắm của an ninh thủ đô. Trong tháng 11/2017, ông nhiều lần bị an ninh thành phố triệu tập để tra hỏi về tổ chức này.
===== 16/01 =====
Cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân bị chủ nhà phá hợp đồng
Ngày 16/12, sau khi trở về từ văn phòng làm việc, cựu tù nhân lương tâm luật sư Lê Quốc Quân thấy căn hộ mà mình mới thuê và chuyển đến, bị khoá trái bằng một bộ khoá mới.
Sau khi tìm hiểu thì ông được biết chủ nhà đã làm điều đó dưới sức ép của công an thành phố Hà Nội. Chủ nhà cũng cắt điện và nước của căn hộ.
Ông cho biết hợp đồng thuê nhà mới được ký từ đầu tháng và có giá trị trong hai năm.
Nhằm tránh vụ việc có thể bị chính quyền địa phương lợi dụng và gây khó khăn, ông đã đưa gia đình đến trú tạm ở một khách sạn cho dù không có đồ đạc và quần áo để thay.
===== 19/01 =====
Nhiều nhà hoạt động bị giam lỏng trong ngày tưởng niệm Liệt sỹ Hoàng Sa
Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bị giam lỏng tại gia trong ngày 19/01, ngày tưởng niệm 74 liệt sỹ Việt Nam Cộng hoà đã bị Hải quân Trung Quốc giết hại khi Bắc Kinh xâm lược quần đảo này trong năm 1974.
Từ sáng sớm, mật vụ đã xuất hiện gần nhà riêng của nhiều nhà hoạt động, không cho họ ra ngoài nhằm ngăn cản họ tham dự buổi tưởng niệm kế hoạch được diễn ra ở tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội và tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn.
Rất nhiều cảnh sát, mật vụ và dân phòng được điều động đến hai khu vực kể trên để ngăn cản bất cứ việc tụ tập nào của giới bất đồng chính kiến.
Mãi đến chiều, khi việc canh gác lơi lỏng, một nhóm nhỏ người hoạt động mới có thể tiếp cận hai tượng đài và đặt vòng hoa tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống.
Trước đó, một buổi liên hoan ca nhạc Việt-Trung dự kiến được tổ chức tại Nhà hát Lớn vào tối 19/01. Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối của nhiều người. Một số gọi điện đến nhà hữu trách, còn số khác bày tỏ thái độ phẫn nộ trên trang mạng xã hội như Facebook.
Chính quyền Việt Nam đã phải huỷ buổi biểu diễn, lấy lý do là sự cố kỹ thuật.
===== 20/01 =====
Việt Nam sẽ xét xử 3 thành viên của phong trào Chấn hưng Nước Việt
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức phiên sơ thẩm vào ngày 31/01 để xét xử ba thành viên của phong trào Chấn hưng Nước Việt tên là Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Cụ thể, ông Thuận và ông Điển bị cáo buộc sản xuất và đăng tải 17 video clip mang nội dung chống chính phủ trong khi nhà hoạt động trẻ Phúc bị cho là hỗ trợ hai ông kia đăng tải 3 video clip trên mạng xã hội.
Ông Thuận và ông Điển bị bắt vào đầu tháng Ba năm ngoái trong khi Phúc bị bắt giữ vào tháng Bảy.
===== 21/01 =====
Công an Đồng Nai truy tìm nhà hoạt động công đoàn Đoàn Huy Chương
Đoàn Huy Chương, cựu tù nhân lương tâm và phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt, cho biết công an tỉnh Đồng Nai đang ráo riết truy tìm để bắt anh nhằm đàn áp những người hoạt động công đoàn.
Trong nhiều ngày gần đây, công an đã đến nhà trọ của gia đình anh ở Sài Gòn để hỏi về anh. Chúng nói sẽ bắt giam anh nếu bắt gặp.
Hiện nay anh phải ẩn náu để tránh sự truy tìm của công an.
Trong khi đó, cha anh, mục sư Đoàn Văn Diên, vẫn bị giam trong Trại giam B5 của Công an Đồng Nai, kể từ khi bị bắt vào ngày 24/12 năm ngoái. Công an vẫn giữ ông để thẩm vấn mà không đưa ra lệnh bắt hay bất cứ một giấy tờ nào.
Với việc ông Diên không có hoạt động chính trị nào gần đây, anh Chương cho rằng việc giam giữ ông nhằm buộc anh phải xuất hiện để chúng bắt giữ.
Ông Diên và anh Chương là sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông. Năm 2006, hai cha con cùng một số người nữa bị bắt giam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự 1999. Ông bị kết án 4.5 năm tù giam còn con trai ông bị án 18 tháng tù.
Sau khi ra tù, năm 2009, Chương cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh thành lập Phong trào Lao động Việt. Cuối năm đó, cả ba bị bắt và bị cáo buộc “gây hai an ninh” theo Điều 89 của BLHS 1999. Hùng bị án 9 năm và hiện còn đang bị giam giữ trong khi Chương và Hạnh đều bị án 7 năm tù giam.
Được trả tự do đầu năm 2017, Chương tiếp tục hoạt động vì quyền công nhân.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây
January 21, 2018
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 3 từ ngày 16 đến 21/01/2018: Công an tỉnh Đồng Nai truy tìm cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương trong khi tiếp tục giam giữ người bố bất hợp pháp
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 21/01/2018
Trong khi tiếp tục giam giữ mục sư Đoàn Văn Diên một cách bất hợp pháp từ ngày 24/12/2018, công an tỉnh Đồng Nai đang truy tìm cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương do những hoạt động công đoàn với vai trò là phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt.
Trong nhiều ngày gần đây, công an đến nhà trọ của anh Chương ở thành phố Hồ Chí Minh để truy hỏi vợ con anh và những người hàng xóm về anh. Chúng nói rằng sẽ bắt anh nếu thấy.
Chính quyền thành phố Hà Nội đã quyết định tạm giữ cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng trong hai tháng để điều tra về cáo buộc “gây thương tích” cho dù không trưng ra các bằng chứng về việc xô xát cũng như “nạn nhân” của vụ việc. Việc thay đổi cáo buộc hoàn toàn bất ngờ vì sau khi bị bắt giữ vào ngày 04/01, thành viên của Hội Anh em Dân chủ này bị cho là “gây rối trật tự công cộng.”
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm để xét xử ba thành viên của phong trào Chấn hưng Nước Việt tên là Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc vào ngày 31/01 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999. Ông Thuận và ông Điển bị cho là đã sản xuất và đăng tải 37 video clip có nội dung chống chính phủ trong khi người thanh niên trẻ Phúc bị cho là đã giúp đỡ hai người kia bảo quản và đăng tải 3 video clip.
Cả ba bị bắt trong năm 2017.
Trong ngày 15/01, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã bác đơn kháng án của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Oai, người bị Toà án Nhân dân thị xã Hoàng Mai kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” và “không thi hành lệnh quản chế” theo Điều 257 và 304 của Bộ luật Hình sự 1999.
Việt Nam xem chừng tiếp tục chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến sau năm 2017 tồi tệ về nhân quyền với hơn 45 nhà hoạt động bị bắt giữ và 19 người bị kết án với những bản án nặng nề từ ba đến 16 năm trong tù.
Cùng với việc bắt giữ và kết án, chính quyền Việt Nam còn sử dụng nhiều chiêu thức khác để bức hại người hoạt động ôn hoà. Chính quyền ở Hà Nội và Dak Lak gây sức ép lên chủ nhà, buộc họ phải đơn phương ngừng hợp đồng thuê nhà với luật sư Lê Quốc Quân và mục sư Tin lành Phạm Ngọc Thạch, cả hai đều là cựu tù nhân lương tâm. Những vụ việc trên đã gây khó cho họ trong việc tìm chỗ ở mới.
Trong ngày 19/01, nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bị giam lỏng tại gia khi chính quyền địa phương đưa mật vụ tới cắm chốt ở gần nhà họ và ngăn cản họ đi ra ngoài. Mục đích của việc này là không cho họ đi thắp hương tưởng niệm các liệt sỹ bị giết chết bởi Hải quân Trung Quốc khi lực lượng này tấn công và chiếm giữ Hoàng Sa năm 1974.
Ngày 18/01, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã công bố Phúc trình Toàn Cầu 2018, trong phần về Việt Nam, tổ chức này nói Hà Nội đã gia tăng đáng kể việc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền trong năm 2017. Bất chấp thực tế đó, hầu hết các nhà tài trợ cho Việt Nam vẫn tiếp tục coi trọng thương mại hơn nhân quyền, tổ chức này nói.
===== 15/01 =====
Y án đối với nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai
Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An, trong phiên phúc thẩm ngày 15/01, đã bác đơn kháng cáo của nhà hoạt động Nguyễn Văn Oai, người bị Toà án Nhân dân thị xã Hoàng Mai kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế với cáo buộc“chống người thi hành công vụ” theo Điều 257, và “không chấp hành án” theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự 1999.
Sau phiên toà được tổ chức một cách hình thức, luật sư Hà Huy Sơn người bào chữa cho Nguyễn Văn Oai, cho rằng bản án này là “bản án oan sai.”
Nhiều người thân và bạn bè đã đến gần khu vực xử án để bày tỏ sự ủng hộ đối với Nguyễn Văn Oai, người từng bị giam cầm trước đó nhiều năm với cáo buộc “hoạt động chống nhà nước.”
Nhà cầm quyền Nghệ An đã huy động số lượng lớn cảnh sát, mật vụ, dân phòng và cả quân đội để bao vây khu vực xử án, không cho người thân và bạn bè của bị cáo vào quan sát phiên toà công khai.
Mật vụ và công an đã cướp băngron, giật điện thoại và đánh đập nhiều người trong số họ. Một số bị bắt giữ vào đồn công an và chỉ được trả tự do trong chiều muộn.
———————
Cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng bị tạm giam hai tháng
Công an quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, đã quyết định tạm giam cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng trong hai tháng để điều tra về cáo buộc “Gây thương tích,” theo một thông báo gửi cho gia đình ông.
Theo thông báo đề ngày 13/01, ông Hùng, thành viên của Hội Anh em Dân chủ, bị điều tra về cáo buộc theo Điều 143 của Bộ luật Hình sự 2015. Hiện ông bị giam giữ ở Trại tạm giam Công an quận Thanh Xuân.
Ông Hùng bị bắt cóc, đánh đập và giam giữ trong ngày 04/01 và sau đó bị cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của BLHS 2015.
Phía công an từ chối đưa ra những chứng cứ dược dùng làm cơ sở cho việc bắt giữ và hình thành cáo buộc.
Là một thành viên của Hội Anh em Dân chủ, ông Hùng đã vào tầm ngắm của an ninh thủ đô. Trong tháng 11/2017, ông nhiều lần bị an ninh thành phố triệu tập để tra hỏi về tổ chức này.
===== 16/01 =====
Cựu tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân bị chủ nhà phá hợp đồng
Ngày 16/12, sau khi trở về từ văn phòng làm việc, cựu tù nhân lương tâm luật sư Lê Quốc Quân thấy căn hộ mà mình mới thuê và chuyển đến, bị khoá trái bằng một bộ khoá mới.
Sau khi tìm hiểu thì ông được biết chủ nhà đã làm điều đó dưới sức ép của công an thành phố Hà Nội. Chủ nhà cũng cắt điện và nước của căn hộ.
Ông cho biết hợp đồng thuê nhà mới được ký từ đầu tháng và có giá trị trong hai năm.
Nhằm tránh vụ việc có thể bị chính quyền địa phương lợi dụng và gây khó khăn, ông đã đưa gia đình đến trú tạm ở một khách sạn cho dù không có đồ đạc và quần áo để thay.
===== 19/01 =====
Nhiều nhà hoạt động bị giam lỏng trong ngày tưởng niệm Liệt sỹ Hoàng Sa
Nhiều nhà hoạt động ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã bị giam lỏng tại gia trong ngày 19/01, ngày tưởng niệm 74 liệt sỹ Việt Nam Cộng hoà đã bị Hải quân Trung Quốc giết hại khi Bắc Kinh xâm lược quần đảo này trong năm 1974.
Từ sáng sớm, mật vụ đã xuất hiện gần nhà riêng của nhiều nhà hoạt động, không cho họ ra ngoài nhằm ngăn cản họ tham dự buổi tưởng niệm kế hoạch được diễn ra ở tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội và tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn.
Rất nhiều cảnh sát, mật vụ và dân phòng được điều động đến hai khu vực kể trên để ngăn cản bất cứ việc tụ tập nào của giới bất đồng chính kiến.
Mãi đến chiều, khi việc canh gác lơi lỏng, một nhóm nhỏ người hoạt động mới có thể tiếp cận hai tượng đài và đặt vòng hoa tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống.
Trước đó, một buổi liên hoan ca nhạc Việt-Trung dự kiến được tổ chức tại Nhà hát Lớn vào tối 19/01. Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối của nhiều người. Một số gọi điện đến nhà hữu trách, còn số khác bày tỏ thái độ phẫn nộ trên trang mạng xã hội như Facebook.
Chính quyền Việt Nam đã phải huỷ buổi biểu diễn, lấy lý do là sự cố kỹ thuật.
===== 20/01 =====
Việt Nam sẽ xét xử 3 thành viên của phong trào Chấn hưng Nước Việt
Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức phiên sơ thẩm vào ngày 31/01 để xét xử ba thành viên của phong trào Chấn hưng Nước Việt tên là Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Cụ thể, ông Thuận và ông Điển bị cáo buộc sản xuất và đăng tải 17 video clip mang nội dung chống chính phủ trong khi nhà hoạt động trẻ Phúc bị cho là hỗ trợ hai ông kia đăng tải 3 video clip trên mạng xã hội.
Ông Thuận và ông Điển bị bắt vào đầu tháng Ba năm ngoái trong khi Phúc bị bắt giữ vào tháng Bảy.
===== 21/01 =====
Công an Đồng Nai truy tìm nhà hoạt động công đoàn Đoàn Huy Chương
Đoàn Huy Chương, cựu tù nhân lương tâm và phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt, cho biết công an tỉnh Đồng Nai đang ráo riết truy tìm để bắt anh nhằm đàn áp những người hoạt động công đoàn.
Trong nhiều ngày gần đây, công an đã đến nhà trọ của gia đình anh ở Sài Gòn để hỏi về anh. Chúng nói sẽ bắt giam anh nếu bắt gặp.
Hiện nay anh phải ẩn náu để tránh sự truy tìm của công an.
Trong khi đó, cha anh, mục sư Đoàn Văn Diên, vẫn bị giam trong Trại giam B5 của Công an Đồng Nai, kể từ khi bị bắt vào ngày 24/12 năm ngoái. Công an vẫn giữ ông để thẩm vấn mà không đưa ra lệnh bắt hay bất cứ một giấy tờ nào.
Với việc ông Diên không có hoạt động chính trị nào gần đây, anh Chương cho rằng việc giam giữ ông nhằm buộc anh phải xuất hiện để chúng bắt giữ.
Ông Diên và anh Chương là sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông. Năm 2006, hai cha con cùng một số người nữa bị bắt giam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự 1999. Ông bị kết án 4.5 năm tù giam còn con trai ông bị án 18 tháng tù.
Sau khi ra tù, năm 2009, Chương cùng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh thành lập Phong trào Lao động Việt. Cuối năm đó, cả ba bị bắt và bị cáo buộc “gây hai an ninh” theo Điều 89 của BLHS 1999. Hùng bị án 9 năm và hiện còn đang bị giam giữ trong khi Chương và Hạnh đều bị án 7 năm tù giam.
Được trả tự do đầu năm 2017, Chương tiếp tục hoạt động vì quyền công nhân.
=====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây