Chỉ vài ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu cho thấy giới chóp bu Việt Nam buộc phải nhân nhượng Liên minh châu Âu (EU) ít nhất trên phương diện “hứa hẹn” nhằm vận động EU thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), cùng lúc diễn ra một hội nghị của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc với sự tham gia của đoàn Việt Nam, mục “Chống Diễn biến hòa bình” của báo Quân Đội Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của bộ Quốc phòng Việt Nam – đã hiện ra tiêu đề “Việt Nam bảo đảm tốt tự do báo chí theo luật pháp quốc tế về nhân quyền”.
Tờ báo này cho biết “Ban Bí thư vừa ban hành Thông báo kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20-7-2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Kết luận đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí và sẽ tiếp tục phát triển, phát huy những thành tựu đó. Hiện thực đó đã bác bỏ những quan điểm lệch lạc, xuyên tạc công tác nhân quyền của Việt Nam nói chung, quyền tự do báo chí nói riêng”.
Có khả năng chiến dịch vân động EVFTA của chính thể độc đảng ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn then chốt với một trong những yêu cầu chính từ EU là môi trường tự do báo chí cho Việt Nam, để từ đó “Ban Bí thư” phải “nhai lại” hồ sơ văn bản chỉ đạo về nhân quyền nói chung và tự do báo chí nói riêng, đồng thời “chủ động thông tin đối ngoại” bằng cách đẩy cho những tờ báo đảng như Quân Đội Nhân Dân viết bài tụng ca thành tích của “đảng và nhà nước ta”.
Nhưng theo một não trạng trì mòn mà đã từ lâu bị nhiều dư luận xem là “trơ trẽn” lẫn “mất liêm sỉ”, báo Quân Đội Nhân Dân vẫn không quên nhiệm vụ “đấu tố”:
“Các đối tượng còn tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên… với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”, điển hình như: Báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm của Anh, Úc, Nghị quyết của Nghị viện EU; Báo cáo thường niên, thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế: Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ)… mặc dù phải thừa nhận Việt Nam có “tiến bộ về dân chủ, nhân quyền” nhưng vẫn xuyên tạc tình hình, vu cáo Nhà nước vi phạm “tự do báo chí”, “đàn áp, bắt giữ trái phép các blogger”… Một số phần tử còn tác động các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ, Anh, Canada… tổ chức điều trần, hội thảo, xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam nhằm tác động Liên hợp quốc ra nghị quyết bất lợi đối với Việt Nam”.
Vậy trong thực tế, “tự do báo chí” ở Việt Nam ra sao?
Dù Điều 25 Hiến pháp 2013 viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”, nhưng trong thực tế, quyền được thông tin của báo chí phụ thuộc vào Ban tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an và công an các tỉnh thành về định hướng tư tưởng và tuyên truyền; theo dõi báo chí và nhà báo; xử phạt báo chí vi phạm những nội dung “nhạy cảm”, cố ý che giấu, đặc biệt thực trạng xã hội, kinh tế, đảng viên, tham nhũng, nhân quyền, tù nhân chính trị…
Mọi cơ quan truyền thông đều phải chịu sự lãnh đạo của chi bộ đảng hoặc đảng uỷ của cơ quan đó. Tổng biên tập báo, giám đốc kênh truyền hình hoặc giám đốc đài phát thành phải nằm trong cấp uỷ.
Trong khi đó, Bộ Công an từng đề nghị báo chí phải tiết lộ nguồn tin cho cơ quan điều tra.
Bộ Công an và Bộ thông tin và Truyền thông còn hạn chế thông tin trên Internet bằng cách thiết lập bức tường lửa, nghị định 72 về cản trở thông tin đối với các trang mạng tổng hợp.
Đảng thường sử dụng báo đảng để tấn công các blogger bất đồng chính kiến và những người bảo vệ họ ở Việt Nam và hải ngoại. Cùng lúc, lực lượng an ninh tìm cách nhận diện, đe dọa những người ký tên và đăng bản kiến nghị trên mạng.
Ngày càng nhiều nhà báo, blogger và người bất đồng chính kiến bị bắt bởi các điều luật Bộ luật hình sự (cũ): 87 (phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 79 (âm mưu lật đổ chính quyền), 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ).
Vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã “tiến bộ nhân quyền” và “bảo đảm tốt tự do báo chí” đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu “Người phụ nữ can đảm quốc tế” đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.
March 1, 2018
Việt Nam bảo đảm tốt tự do báo chí’ khi tống giam hàng loạt blogger phản biện!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tờ báo này cho biết “Ban Bí thư vừa ban hành Thông báo kết luận tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20-7-2010 của Ban Bí thư khóa X về công tác nhân quyền trong tình hình mới. Kết luận đã khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do báo chí và sẽ tiếp tục phát triển, phát huy những thành tựu đó. Hiện thực đó đã bác bỏ những quan điểm lệch lạc, xuyên tạc công tác nhân quyền của Việt Nam nói chung, quyền tự do báo chí nói riêng”.
Có khả năng chiến dịch vân động EVFTA của chính thể độc đảng ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn then chốt với một trong những yêu cầu chính từ EU là môi trường tự do báo chí cho Việt Nam, để từ đó “Ban Bí thư” phải “nhai lại” hồ sơ văn bản chỉ đạo về nhân quyền nói chung và tự do báo chí nói riêng, đồng thời “chủ động thông tin đối ngoại” bằng cách đẩy cho những tờ báo đảng như Quân Đội Nhân Dân viết bài tụng ca thành tích của “đảng và nhà nước ta”.
Nhưng theo một não trạng trì mòn mà đã từ lâu bị nhiều dư luận xem là “trơ trẽn” lẫn “mất liêm sỉ”, báo Quân Đội Nhân Dân vẫn không quên nhiệm vụ “đấu tố”:
“Các đối tượng còn tác động Quốc hội Mỹ và các nước phương Tây, các tổ chức quốc tế thông qua các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên… với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí”, điển hình như: Báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm của Anh, Úc, Nghị quyết của Nghị viện EU; Báo cáo thường niên, thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế: Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ)… mặc dù phải thừa nhận Việt Nam có “tiến bộ về dân chủ, nhân quyền” nhưng vẫn xuyên tạc tình hình, vu cáo Nhà nước vi phạm “tự do báo chí”, “đàn áp, bắt giữ trái phép các blogger”… Một số phần tử còn tác động các chính khách cực đoan trong Quốc hội Mỹ, Anh, Canada… tổ chức điều trần, hội thảo, xuyên tạc tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam nhằm tác động Liên hợp quốc ra nghị quyết bất lợi đối với Việt Nam”.
Vậy trong thực tế, “tự do báo chí” ở Việt Nam ra sao?
Dù Điều 25 Hiến pháp 2013 viết: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”, nhưng trong thực tế, quyền được thông tin của báo chí phụ thuộc vào Ban tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an và công an các tỉnh thành về định hướng tư tưởng và tuyên truyền; theo dõi báo chí và nhà báo; xử phạt báo chí vi phạm những nội dung “nhạy cảm”, cố ý che giấu, đặc biệt thực trạng xã hội, kinh tế, đảng viên, tham nhũng, nhân quyền, tù nhân chính trị…
Mọi cơ quan truyền thông đều phải chịu sự lãnh đạo của chi bộ đảng hoặc đảng uỷ của cơ quan đó. Tổng biên tập báo, giám đốc kênh truyền hình hoặc giám đốc đài phát thành phải nằm trong cấp uỷ.
Trong khi đó, Bộ Công an từng đề nghị báo chí phải tiết lộ nguồn tin cho cơ quan điều tra.
Bộ Công an và Bộ thông tin và Truyền thông còn hạn chế thông tin trên Internet bằng cách thiết lập bức tường lửa, nghị định 72 về cản trở thông tin đối với các trang mạng tổng hợp.
Đảng thường sử dụng báo đảng để tấn công các blogger bất đồng chính kiến và những người bảo vệ họ ở Việt Nam và hải ngoại. Cùng lúc, lực lượng an ninh tìm cách nhận diện, đe dọa những người ký tên và đăng bản kiến nghị trên mạng.
Ngày càng nhiều nhà báo, blogger và người bất đồng chính kiến bị bắt bởi các điều luật Bộ luật hình sự (cũ): 87 (phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 79 (âm mưu lật đổ chính quyền), 258 (lợi dụng quyền tự do dân chủ).
Vào năm 2017, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã “tiến bộ nhân quyền” và “bảo đảm tốt tự do báo chí” đến mức tống giam đến ít nhất 25 nhà hoạt động nhân quyền và xử tù blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh tặng danh hiệu “Người phụ nữ can đảm quốc tế” đến 10 năm tù giam, chỉ vì Quỳnh viết bài phản đối và tố cáo nạn xả thải gây ra thảm họa ô nhiễm của Nhà máy Formosa cùng sự bao che quá trắng trợn của giới quan chức cao cấp Việt Nam.