Câu hỏi đặt ra là vì sao Uỷ ban thường vụ Quốc hội không đưa dự án Luật về Hội ra lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là với các tổ chức hội được thành lập từ quyền Hiến định như Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Phong trào Lao động Việt, Hội Cựu giáo chức Chu Văn An, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam…?
Hiện nay có rất nhiều tổ chức hội được thành lập trên nền tảng của Hiến pháp 2013 (các Điều 3, Điều 25, Điều 28) và không chịu sự điều chỉnh của văn bản giới hạn quyền hiến định này là các Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, số 33/2012/NĐ-CP; các Thông tư số 03/2013/TT-BNV, số 03/2014/TT-BNV.
Vì sao lại tiếp tục hạn chế một quyền được Hiến định?
Trong dự thảo Luật về Hội được công bố gần đây nhất, ở Điều 8 cho biết một trong các trường hợp bị hạn chế quyền lập hội và quyền tham gia hội là “Cán bộ, công chức chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức”. Lý do được phía chấp bút soạn thảo là Bộ Nội vụ đưa ra như sau, và được sự đồng tình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: để thực hiện tốt chức trách của mình thì cán bộ, công chức cũng phải chịu những hạn chế nhất định khi thực hiện quyền lập hội để không ảnh hưởng đến việc thực thi công vụ, bảo đảm tính độc lập, khách quan của hoạt động quản lý nhà nước.
Như vậy, cần hiểu thế nào khi cả ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và bà Bộ trưởng Bộ Y tế được phong hàm giáo sư, với lý do cả hai quan chức đứng đầu ngành này bên cạnh thời gian làm công tác quản lý nhà nước, họ vẫn còn thời gian để cống hiến cho sự nghiệp đào tạo.
Khoản 5 Điều 8 của dự thảo Luật có quy định “Hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Lý do của việc soạn thảo này, phía Bộ Nội vụ giải thích: nhằm phòng ngừa việc lợi dụng liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, nhận tài trợ nước ngoài để hoạt động trái pháp luật, chống phá Nhà nước và chế độ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với lý do mà Bộ Nội vụ biện giải.
Câu hỏi đặt ra với cả Bộ Nội vụ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp luật hình sự của Việt Nam đủ sức để điều chỉnh, chế tài các hành vi được cho là “tài trợ nước ngoài để hoạt động trái pháp luật, chống phá Nhà nước và chế độ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân”. Bằng cớ là thời gian qua đã có nhiều phiên tòa hình sự cáo buộc đầy phiến diện rằng nhiều cá nhân đã nhận tiền nước ngoài để “lật đổ chế độ”.
Nay, có cơ hội để danh chính ngôn thuận hơn trong cáo buộc này (nếu có), bằng việc cần thiết cho phép các hội, đoàn nhận tài trợ nước ngoài để hoạt động và mở rộng hoạt động theo đúng pháp luật Việt Nam, thì sao lại e ngại?
Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, thì cần thấy rằng nếu tiếp tục quy định cấm đoán như của dự thảo Luật, là không phù hợp với chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, khép lại kênh quan hệ quốc tế rất quan trọng của ngoại giao nhân dân, mất đi cơ hội huy động và tiếp nhận một nguồn kinh phí đáng kể phục vụ hoạt động của các hội trong điều kiện hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự trang trải kinh phí. Việc quy định các trường hợp đặc biệt có thể dẫn tới sự bất bình đẳng giữa các hội và tạo nên cơ chế xin – cho, phức tạp thêm thủ tục hành chính.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói với đại biểu kiều bào về thăm quê hương và đón Tết hôm 7-2 đại ý rằng “Tổ quốc luôn lắng nghe hơi thở của bà con” và kêu gọi họ “chung tay xây dựng Tổ quốc”. Vậy thì làm sao lại e ngại tiền bạc của bà con hải ngoại gửi về để xây dựng các hội đoàn xã hội dân sự tại Việt Nam?
Vậy Đảng và Nhà nước có trùng lắp nhau trong hoạt động?
Chủ trương nhất thể hóa một số chức danh trong Đảng – Nhà nước mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong hội nghị Trung ương 6, là ví dụ dễ thấy nhất về sự trùng lắp hoạt động trong bộ máy Đảng và bộ máy hành chánh hiện hành.
Như vậy, vì sao dự thảo Luật về Hội lại đưa ra một trong những điều kiện thành lập hội (Điều 10) là “Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động”?.
Phía soạn thảo là Bộ Nội vụ biện giải: quy định này nhằm tránh tình trạng thành lập hội tràn lan, phức tạp trong việc huy động nguồn lực xã hội, đồng thời phòng ngừa lợi dụng việc thành lập hội để hoạt động trái tôn chỉ, mục đích của hội, trái pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.
Còn phía Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì… nước đôi: để bảo đảm đồng thời cả hai yêu cầu là vừa bảo đảm quyền lập hội của công dân, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, dự thảo Luật sẽ có quy định các hành vi bị nghiêm cấm (các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 9), đồng thời quy định điều kiện thành lập hội là phải có tôn chỉ, mục đích phù hợp với quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 10), phạm vi, lĩnh vực hoạt động của hội được xác định rõ theo ngành, nghề, lĩnh vực quản lý nhà nước (khoản 3 Điều 10).
Câu hỏi đặt ra: như vậy có phải sắp tới đây, nếu có Luật về Hội, thì các hội đoàn của công dân ra đời theo Điều 25, Hiến pháp 2013 vẫn chịu sự “quản lý nhà nước” hệt như các hội, đoàn quốc doanh hiện nay? Bởi nếu căn cứ vào quyền tự do dân sự khi hình thành các tổ chức hội, thì cơ quan nhà nước (cho dù có thẩm quyền đi nữa) và hội không có quan hệ hành chính trực tiếp. Như vậy liệu tiếp tục áp dụng cách quản lý như hiện nay có mâu thuẫn với nguyên tắc tự quản, tự chủ của hội?. Đó là chưa kể trong dự Luật về Hội tiếp tục đưa ra quy định người đứng đầu của một hội, phải được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước.
Trong dự Luật về Hội tiếp tục khước từ trao quyền phản biện cho các hội, đoàn thành lập theo luật này trong tương lai.
“Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định hội có quyền tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật, vì chủ trương của Đảng đã chỉ rõ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011): “Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để… các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thể chế hóa chủ trương của Đảng được nêu trong Cương lĩnh của Đảng và trong Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/2/2017 của Bộ Chính trị, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 2015) đã xác định chủ thể giám sát và phản biện xã hội là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc các tổ chức thành viên của Mặt trận. Vì vậy, không cần thiết phải quy định lại vấn đề này trong Luật về hội”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội “phản biện” như vậy. Điều đó cho thấy một lần nữa Hiến định về quyền tham gia quản lý nhà nước của người dân (Điều 28, Hiến pháp 2013) là một thứ quyền lực mang tính son phấn làm đẹp cho bản Hiến pháp có thêm tính dân chủ mà thôi. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do mà các phiên bản dự thảo Luật về Hội tiếp tục thủ tục lấy ý kiến trong phạm vi hẹp giữa các bộ, ngành, mà không minh bạch lắng nghe ý kiến của người dân và những hội đoàn thành lập theo Hiến định.
March 9, 2018
Dự Luật về quyền lập hội: vì sao không lấy ý kiến của người dân
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Câu hỏi đặt ra là vì sao Uỷ ban thường vụ Quốc hội không đưa dự án Luật về Hội ra lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là với các tổ chức hội được thành lập từ quyền Hiến định như Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, Phong trào Lao động Việt, Hội Cựu giáo chức Chu Văn An, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam…?
Hiện nay có rất nhiều tổ chức hội được thành lập trên nền tảng của Hiến pháp 2013 (các Điều 3, Điều 25, Điều 28) và không chịu sự điều chỉnh của văn bản giới hạn quyền hiến định này là các Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, số 33/2012/NĐ-CP; các Thông tư số 03/2013/TT-BNV, số 03/2014/TT-BNV.
Vì sao lại tiếp tục hạn chế một quyền được Hiến định?
Trong dự thảo Luật về Hội được công bố gần đây nhất, ở Điều 8 cho biết một trong các trường hợp bị hạn chế quyền lập hội và quyền tham gia hội là “Cán bộ, công chức chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức”. Lý do được phía chấp bút soạn thảo là Bộ Nội vụ đưa ra như sau, và được sự đồng tình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: để thực hiện tốt chức trách của mình thì cán bộ, công chức cũng phải chịu những hạn chế nhất định khi thực hiện quyền lập hội để không ảnh hưởng đến việc thực thi công vụ, bảo đảm tính độc lập, khách quan của hoạt động quản lý nhà nước.
Như vậy, cần hiểu thế nào khi cả ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và bà Bộ trưởng Bộ Y tế được phong hàm giáo sư, với lý do cả hai quan chức đứng đầu ngành này bên cạnh thời gian làm công tác quản lý nhà nước, họ vẫn còn thời gian để cống hiến cho sự nghiệp đào tạo.
Khoản 5 Điều 8 của dự thảo Luật có quy định “Hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Lý do của việc soạn thảo này, phía Bộ Nội vụ giải thích: nhằm phòng ngừa việc lợi dụng liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, nhận tài trợ nước ngoài để hoạt động trái pháp luật, chống phá Nhà nước và chế độ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với lý do mà Bộ Nội vụ biện giải.
Câu hỏi đặt ra với cả Bộ Nội vụ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Pháp luật hình sự của Việt Nam đủ sức để điều chỉnh, chế tài các hành vi được cho là “tài trợ nước ngoài để hoạt động trái pháp luật, chống phá Nhà nước và chế độ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của nhân dân”. Bằng cớ là thời gian qua đã có nhiều phiên tòa hình sự cáo buộc đầy phiến diện rằng nhiều cá nhân đã nhận tiền nước ngoài để “lật đổ chế độ”.
Nay, có cơ hội để danh chính ngôn thuận hơn trong cáo buộc này (nếu có), bằng việc cần thiết cho phép các hội, đoàn nhận tài trợ nước ngoài để hoạt động và mở rộng hoạt động theo đúng pháp luật Việt Nam, thì sao lại e ngại?
Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, thì cần thấy rằng nếu tiếp tục quy định cấm đoán như của dự thảo Luật, là không phù hợp với chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, khép lại kênh quan hệ quốc tế rất quan trọng của ngoại giao nhân dân, mất đi cơ hội huy động và tiếp nhận một nguồn kinh phí đáng kể phục vụ hoạt động của các hội trong điều kiện hội hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự trang trải kinh phí. Việc quy định các trường hợp đặc biệt có thể dẫn tới sự bất bình đẳng giữa các hội và tạo nên cơ chế xin – cho, phức tạp thêm thủ tục hành chính.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói với đại biểu kiều bào về thăm quê hương và đón Tết hôm 7-2 đại ý rằng “Tổ quốc luôn lắng nghe hơi thở của bà con” và kêu gọi họ “chung tay xây dựng Tổ quốc”. Vậy thì làm sao lại e ngại tiền bạc của bà con hải ngoại gửi về để xây dựng các hội đoàn xã hội dân sự tại Việt Nam?
Vậy Đảng và Nhà nước có trùng lắp nhau trong hoạt động?
Chủ trương nhất thể hóa một số chức danh trong Đảng – Nhà nước mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong hội nghị Trung ương 6, là ví dụ dễ thấy nhất về sự trùng lắp hoạt động trong bộ máy Đảng và bộ máy hành chánh hiện hành.
Như vậy, vì sao dự thảo Luật về Hội lại đưa ra một trong những điều kiện thành lập hội (Điều 10) là “Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động”?.
Phía soạn thảo là Bộ Nội vụ biện giải: quy định này nhằm tránh tình trạng thành lập hội tràn lan, phức tạp trong việc huy động nguồn lực xã hội, đồng thời phòng ngừa lợi dụng việc thành lập hội để hoạt động trái tôn chỉ, mục đích của hội, trái pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.
Còn phía Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì… nước đôi: để bảo đảm đồng thời cả hai yêu cầu là vừa bảo đảm quyền lập hội của công dân, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, dự thảo Luật sẽ có quy định các hành vi bị nghiêm cấm (các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 9), đồng thời quy định điều kiện thành lập hội là phải có tôn chỉ, mục đích phù hợp với quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 10), phạm vi, lĩnh vực hoạt động của hội được xác định rõ theo ngành, nghề, lĩnh vực quản lý nhà nước (khoản 3 Điều 10).
Câu hỏi đặt ra: như vậy có phải sắp tới đây, nếu có Luật về Hội, thì các hội đoàn của công dân ra đời theo Điều 25, Hiến pháp 2013 vẫn chịu sự “quản lý nhà nước” hệt như các hội, đoàn quốc doanh hiện nay? Bởi nếu căn cứ vào quyền tự do dân sự khi hình thành các tổ chức hội, thì cơ quan nhà nước (cho dù có thẩm quyền đi nữa) và hội không có quan hệ hành chính trực tiếp. Như vậy liệu tiếp tục áp dụng cách quản lý như hiện nay có mâu thuẫn với nguyên tắc tự quản, tự chủ của hội?. Đó là chưa kể trong dự Luật về Hội tiếp tục đưa ra quy định người đứng đầu của một hội, phải được sự phê chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước.
Quyền phản biện?
Trong dự Luật về Hội tiếp tục khước từ trao quyền phản biện cho các hội, đoàn thành lập theo luật này trong tương lai.
“Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định hội có quyền tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật, vì chủ trương của Đảng đã chỉ rõ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011): “Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để… các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, thể chế hóa chủ trương của Đảng được nêu trong Cương lĩnh của Đảng và trong Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/2/2017 của Bộ Chính trị, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (năm 2015) đã xác định chủ thể giám sát và phản biện xã hội là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp hoặc các tổ chức thành viên của Mặt trận. Vì vậy, không cần thiết phải quy định lại vấn đề này trong Luật về hội”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội “phản biện” như vậy. Điều đó cho thấy một lần nữa Hiến định về quyền tham gia quản lý nhà nước của người dân (Điều 28, Hiến pháp 2013) là một thứ quyền lực mang tính son phấn làm đẹp cho bản Hiến pháp có thêm tính dân chủ mà thôi. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do mà các phiên bản dự thảo Luật về Hội tiếp tục thủ tục lấy ý kiến trong phạm vi hẹp giữa các bộ, ngành, mà không minh bạch lắng nghe ý kiến của người dân và những hội đoàn thành lập theo Hiến định.