Thảo Vy, Việt Nam Thời báo, ngày 18/5/2018
Ông Nguyễn Bắc Truyển nói rằng ông không có hành vi như cáo buộc của phiên tòa hình sự sơ thẩm là ‘lập nhóm nhằm thay đổi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để xây dựng chế độ đa nguyên đa đảng’. Do đó, mặc dù bị cáo đầu vụ là ông Nguyễn Văn Đài từ chối kháng cáo theo trình tự phúc thẩm, song ông Truyển và các ông Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, người bào chữa cho ông Nguyễn Bắc Truyển đã có cuộc trao đổi với Việt Nam Thời Báo về vụ án này.
Sao lại buộc tội một quyền Hiến định?
Trong 17 Biên bản hỏi cung bị can, có 10 Biên bản thể hiện ông Nguyễn Bắc Truyển thừa nhận có tham gia thành lập Hội Anh em dân chủ (HAEDC) cùng với các ông: Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Truyển cũng xác nhận điều đó.
Ông Truyển cho biết ông đã tham gia theo lời mời của ông Nguyễn Văn Đài. Ông Truyển cũng nói rõ ông xin rút tên ra khỏi HAEDC, được ông Đài chấp thuận và chính thức rời khỏi HAEDC từ tháng 4/2015 (hoặc tháng 6/2015). Điều này cũng đã được làm rõ qua các lời khai và đối chất giữa bị cáo Nguyễn Bắc Truyển và bị cáo Nguyễn Văn Đài tại phiên tòa.
|
Ông Nguyễn Bắc Truyển |
Cáo trạng số 17 không nêu rõ việc ông Nguyễn Bắc Truyển rút tên ra khỏi HAEDC, nhưng qua câu chữ “Nguyễn Bắc Truyển là người thành lập HAEDC, giữ vị trí Trưởng ban đại diện miền Nam, đến tháng 6/2015…”, đã mặc nhiên thừa nhận ông Truyển ở trong HAEDC đến tháng 6/2015, hay nói cách khác từ tháng 6/2015 ông Truyển đã rời khỏi nhóm HAEDC, không còn là thành viên HAEDC.
Nếu việc tham gia sinh hoạt trong HAEDC bị xem là hành vi phạm tội thì hành động rời khỏi nhóm HAEDC cũng phải được xem là “nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội” theo quy định của BLHS 1999 và cả BLHS 2015-2017 hiện hành.
Tại 3 Bản tường trình (tự viết tay) và 10/17 Biên bản hỏi cung bị can, cũng như tại phiên tòa, ông Nguyễn Bắc Truyển thừa nhận hành vi của mình, nhưng không đồng ý với quy kết của Cơ quan ANĐT-BCA là ông phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
Ông Nguyễn Bắc Truyển nêu ý kiến: Tham gia HAEDC nhằm cổ súy cho xã hội dân sự và nhân quyền. Bản chất của HAEDC không có gì sai vì nó là quyền được quy định trong Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia ký kết. Tham gia HAEDC không hề có ý thức “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Do gia cảnh đặc biệt khó khăn và vấn đề dân chủ vượt quá khả năng, nên sau đó ông Nguyễn Bắc Truyển xin rút tên ra khỏi nhóm HAEDC từ tháng 4/2015 (không phải tháng 6/2015 như Cáo trạng nêu), được Nguyễn Văn Đài chấp thuận và các anh em khác hiểu rõ.
Về sự giới hạn tham gia tố tụng của luật sư trong vụ án
Hồ sơ vụ án có 14 tập được đánh số bút lục từ 01 đến 5860. Tại Biên bản hỏi cung bị can, ông Nguyễn Bắc Truyển có ý kiến với Điều tra viên Cơ quan ANĐT-BCA (An ninh điều tra – Bộ Công an): “Trước khi tôi trả lời câu hỏi, tôi đề nghị được mời luật sư để bảo vệ quyền lợi của tôi theo Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia”.
Khi biết ông Nguyễn Bắc Truyển bị Cơ quan ANĐT-BCA khởi tố điều tra và bị bắt tạm giam, bà Bùi Thị Kim Phượng (vợ của ông Truyển) đã nhanh chóng mời luật sư tham gia tố tụng bào chữa cho chồng với yêu cầu ghi rõ trong Giấy đề nghị luật sư bào chữa đề ngày 08/8/2017: “Tôi nhận thức chồng tôi không hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Việc khởi tố, bắt giam chồng tôi có dấu hiệu oan sai”.
Sau đó, chúng tôi (tức luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và luật sư Đoàn Thái Duyên Hải) nhận được Văn bản số 765/ANĐT-P5 đề ngày 30/8/2017 “V/v cấp Giấy chứng nhận người tham gia bào chữa” của Cơ quan ANĐT-BCA do Phó thủ trưởng thường trực, Thiếu tướng Lý Anh Dũng ký, với nội dung:
“…Ngày 29/8/2017, Cơ quan ANĐT-BCA nhận được Giấy giới thiệu ngày 09/8/2017 của Công ty Luật TNHH Quốc tế & Cộng sự và Giấy yêu cầu Luật sư của bà Bùi Thị Kim Phượng (là vợ của bị can Nguyễn Bắc Truyển) về việc cử Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc tham gia bào chữa cho bị can Nguyễn Bắc Truyển trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác.
Về việc này, Cơ quan ANĐT-BCA có ý kiến như sau: Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có Quyết định số 01/VKSNDTC-V1 ngày 28/7/2017 để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra vụ án…”.
Chính vì có Quyết định số 01/VKSNDTC-V1 ngày 28/7/2017 của VKSNDTC mà các luật sư được thân nhân các bị can – bị cáo trong vụ án này yêu cầu đều không được tham gia tố tụng từ giai đoạn đều tra, thậm chí ngay cả khi đã kết thúc điều tra, hồ sơ chuyển sang VKSNDTC.
Nói chính xác hơn, tất cả luật sư trong vụ án này chỉ được tham gia tố tụng khi TAND TP. Hà Nội cấp “Thông báo người bào chữa tham gia tố tụng” từ thời điểm giữa sau tháng 1/2018.
Bởi lẽ, thay vì khi kết thúc điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT-BCA cần phải thông báo cho các luật sư, hoặc thân nhân bị can biết để báo cho các luật sư. Hoặc khi thụ lý hồ sơ từ Cơ quan ANĐT-BCA chuyển sang, thì VKSNDTC cũng có thể đồng thời cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho các luật sư đã đăng ký từ trước đó. Thế nhưng trong vụ án này, các luật sư phải chạy theo “hụt hơi” trước quy trình tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Với bị can – bị cáo bị khởi tố điều tra – truy tố – xét xử với tội danh được xác định là đặc biệt nghiêm trọng thì rõ ràng, sự giới hạn quyền tham gia tố tụng của luật sư và việc chậm trễ tham gia tố tụng của luật sư có ảnh hưởng đến quyền nhờ luật sư bào chữa của họ.
Điều bất cập này không chỉ nó làm mất đi giá trị của các quy định pháp luật, thậm chí mang tính vi hiến mà còn đi ngược lại các chuẩn mực pháp lý chung, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966, có hiệu lực ngày 23/3/1976, Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982.
Những vấn đề cần làm rõ phiên phúc thẩm
Từ giác độ là luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bắc Truyển tại phiên tòa sơ thẩm, và là luật sư từng bào chữa cho Nguyễn Bắc Truyển trong vụ án trước theo Điều 88 BLHS 1999 cách đây 11 năm (vào năm 2007), luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nói rằng có một số vấn đề liên quan đến thân chủ của mình, cũng như các bị cáo khác trong cùng vụ việc.
Theo đó, vụ án này có nhiều vấn đề về thủ tục tố tụng chưa được tuân thủ quy định BLTTHS như các bị cáo và các luật sư đã trình bày, có thể nói là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đáng nói là sự vắng mặt của đại diện các Giám định viên tư pháp và Giám định viên tư pháp theo vụ việc trong việc giám định, và ra bản Kết luận giám định không số đề ngày 10/3/2017 của Bộ TTTT.
Nhiều vấn đề về chứng cứ mà đại diện Viện Kiểm sát đưa ra đã bị các bị cáo và các luật sư chất vấn và phản bác, cho thấy các chứng cứ và lập luận của cơ quan công tố không có cơ sở đứng vững. Đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa không tham gia xét hỏi và cũng từ chối tranh luận đến cùng, cho thấy lời luận tội của các vị này cũng chỉ giữ y với Cáo trạng, mà Cáo trạng thì gần y nội dung của Kết luận điều tra, không dựa trên diễn biến phiên tòa, không tuân thủ theo quy định của BLTTHS.
Việc quy kết, truy tố hay buộc tội các bị cáo chỉ vì các bị cáo bày tỏ thái độ ủng hộ chế độ chính trị đa nguyên, hay luận thuyết về nhà nước “tam quyền phân lập”, đề cao kinh tế tư nhân là nền tảng… xem đó là những hành vi vi phạm pháp luật, cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, rõ ràng là việc quy kết, truy tố và buộc tội này trái với tinh thần pháp luật và quan điểm chính trị hiện hành.
Mong rằng phiên xét xử hình sự phúc thẩm tới đây, Công Lý là thần, chứ không phải gã hề đang được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
May 18, 2018
Vì sao ông Nguyễn Bắc Truyển kháng cáo bản án sơ thẩm: buộc tội quyền hiến định?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Thảo Vy, Việt Nam Thời báo, ngày 18/5/2018
Ông Nguyễn Bắc Truyển nói rằng ông không có hành vi như cáo buộc của phiên tòa hình sự sơ thẩm là ‘lập nhóm nhằm thay đổi quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để xây dựng chế độ đa nguyên đa đảng’. Do đó, mặc dù bị cáo đầu vụ là ông Nguyễn Văn Đài từ chối kháng cáo theo trình tự phúc thẩm, song ông Truyển và các ông Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, người bào chữa cho ông Nguyễn Bắc Truyển đã có cuộc trao đổi với Việt Nam Thời Báo về vụ án này.
Sao lại buộc tội một quyền Hiến định?
Trong 17 Biên bản hỏi cung bị can, có 10 Biên bản thể hiện ông Nguyễn Bắc Truyển thừa nhận có tham gia thành lập Hội Anh em dân chủ (HAEDC) cùng với các ông: Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn. Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Truyển cũng xác nhận điều đó.
Ông Truyển cho biết ông đã tham gia theo lời mời của ông Nguyễn Văn Đài. Ông Truyển cũng nói rõ ông xin rút tên ra khỏi HAEDC, được ông Đài chấp thuận và chính thức rời khỏi HAEDC từ tháng 4/2015 (hoặc tháng 6/2015). Điều này cũng đã được làm rõ qua các lời khai và đối chất giữa bị cáo Nguyễn Bắc Truyển và bị cáo Nguyễn Văn Đài tại phiên tòa.
Cáo trạng số 17 không nêu rõ việc ông Nguyễn Bắc Truyển rút tên ra khỏi HAEDC, nhưng qua câu chữ “Nguyễn Bắc Truyển là người thành lập HAEDC, giữ vị trí Trưởng ban đại diện miền Nam, đến tháng 6/2015…”, đã mặc nhiên thừa nhận ông Truyển ở trong HAEDC đến tháng 6/2015, hay nói cách khác từ tháng 6/2015 ông Truyển đã rời khỏi nhóm HAEDC, không còn là thành viên HAEDC.
Nếu việc tham gia sinh hoạt trong HAEDC bị xem là hành vi phạm tội thì hành động rời khỏi nhóm HAEDC cũng phải được xem là “nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội” theo quy định của BLHS 1999 và cả BLHS 2015-2017 hiện hành.
Tại 3 Bản tường trình (tự viết tay) và 10/17 Biên bản hỏi cung bị can, cũng như tại phiên tòa, ông Nguyễn Bắc Truyển thừa nhận hành vi của mình, nhưng không đồng ý với quy kết của Cơ quan ANĐT-BCA là ông phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.
Ông Nguyễn Bắc Truyển nêu ý kiến: Tham gia HAEDC nhằm cổ súy cho xã hội dân sự và nhân quyền. Bản chất của HAEDC không có gì sai vì nó là quyền được quy định trong Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia ký kết. Tham gia HAEDC không hề có ý thức “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Do gia cảnh đặc biệt khó khăn và vấn đề dân chủ vượt quá khả năng, nên sau đó ông Nguyễn Bắc Truyển xin rút tên ra khỏi nhóm HAEDC từ tháng 4/2015 (không phải tháng 6/2015 như Cáo trạng nêu), được Nguyễn Văn Đài chấp thuận và các anh em khác hiểu rõ.
Về sự giới hạn tham gia tố tụng của luật sư trong vụ án
Hồ sơ vụ án có 14 tập được đánh số bút lục từ 01 đến 5860. Tại Biên bản hỏi cung bị can, ông Nguyễn Bắc Truyển có ý kiến với Điều tra viên Cơ quan ANĐT-BCA (An ninh điều tra – Bộ Công an): “Trước khi tôi trả lời câu hỏi, tôi đề nghị được mời luật sư để bảo vệ quyền lợi của tôi theo Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết tham gia”.
Khi biết ông Nguyễn Bắc Truyển bị Cơ quan ANĐT-BCA khởi tố điều tra và bị bắt tạm giam, bà Bùi Thị Kim Phượng (vợ của ông Truyển) đã nhanh chóng mời luật sư tham gia tố tụng bào chữa cho chồng với yêu cầu ghi rõ trong Giấy đề nghị luật sư bào chữa đề ngày 08/8/2017: “Tôi nhận thức chồng tôi không hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Việc khởi tố, bắt giam chồng tôi có dấu hiệu oan sai”.
Sau đó, chúng tôi (tức luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và luật sư Đoàn Thái Duyên Hải) nhận được Văn bản số 765/ANĐT-P5 đề ngày 30/8/2017 “V/v cấp Giấy chứng nhận người tham gia bào chữa” của Cơ quan ANĐT-BCA do Phó thủ trưởng thường trực, Thiếu tướng Lý Anh Dũng ký, với nội dung:
“…Ngày 29/8/2017, Cơ quan ANĐT-BCA nhận được Giấy giới thiệu ngày 09/8/2017 của Công ty Luật TNHH Quốc tế & Cộng sự và Giấy yêu cầu Luật sư của bà Bùi Thị Kim Phượng (là vợ của bị can Nguyễn Bắc Truyển) về việc cử Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc tham gia bào chữa cho bị can Nguyễn Bắc Truyển trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác.
Về việc này, Cơ quan ANĐT-BCA có ý kiến như sau: Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có Quyết định số 01/VKSNDTC-V1 ngày 28/7/2017 để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra vụ án…”.
Chính vì có Quyết định số 01/VKSNDTC-V1 ngày 28/7/2017 của VKSNDTC mà các luật sư được thân nhân các bị can – bị cáo trong vụ án này yêu cầu đều không được tham gia tố tụng từ giai đoạn đều tra, thậm chí ngay cả khi đã kết thúc điều tra, hồ sơ chuyển sang VKSNDTC.
Nói chính xác hơn, tất cả luật sư trong vụ án này chỉ được tham gia tố tụng khi TAND TP. Hà Nội cấp “Thông báo người bào chữa tham gia tố tụng” từ thời điểm giữa sau tháng 1/2018.
Bởi lẽ, thay vì khi kết thúc điều tra vụ án, Cơ quan ANĐT-BCA cần phải thông báo cho các luật sư, hoặc thân nhân bị can biết để báo cho các luật sư. Hoặc khi thụ lý hồ sơ từ Cơ quan ANĐT-BCA chuyển sang, thì VKSNDTC cũng có thể đồng thời cấp Giấy chứng nhận người bào chữa cho các luật sư đã đăng ký từ trước đó. Thế nhưng trong vụ án này, các luật sư phải chạy theo “hụt hơi” trước quy trình tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Với bị can – bị cáo bị khởi tố điều tra – truy tố – xét xử với tội danh được xác định là đặc biệt nghiêm trọng thì rõ ràng, sự giới hạn quyền tham gia tố tụng của luật sư và việc chậm trễ tham gia tố tụng của luật sư có ảnh hưởng đến quyền nhờ luật sư bào chữa của họ.
Điều bất cập này không chỉ nó làm mất đi giá trị của các quy định pháp luật, thậm chí mang tính vi hiến mà còn đi ngược lại các chuẩn mực pháp lý chung, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966, có hiệu lực ngày 23/3/1976, Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982.
Những vấn đề cần làm rõ phiên phúc thẩm
Từ giác độ là luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Bắc Truyển tại phiên tòa sơ thẩm, và là luật sư từng bào chữa cho Nguyễn Bắc Truyển trong vụ án trước theo Điều 88 BLHS 1999 cách đây 11 năm (vào năm 2007), luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nói rằng có một số vấn đề liên quan đến thân chủ của mình, cũng như các bị cáo khác trong cùng vụ việc.
Theo đó, vụ án này có nhiều vấn đề về thủ tục tố tụng chưa được tuân thủ quy định BLTTHS như các bị cáo và các luật sư đã trình bày, có thể nói là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đáng nói là sự vắng mặt của đại diện các Giám định viên tư pháp và Giám định viên tư pháp theo vụ việc trong việc giám định, và ra bản Kết luận giám định không số đề ngày 10/3/2017 của Bộ TTTT.
Nhiều vấn đề về chứng cứ mà đại diện Viện Kiểm sát đưa ra đã bị các bị cáo và các luật sư chất vấn và phản bác, cho thấy các chứng cứ và lập luận của cơ quan công tố không có cơ sở đứng vững. Đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa không tham gia xét hỏi và cũng từ chối tranh luận đến cùng, cho thấy lời luận tội của các vị này cũng chỉ giữ y với Cáo trạng, mà Cáo trạng thì gần y nội dung của Kết luận điều tra, không dựa trên diễn biến phiên tòa, không tuân thủ theo quy định của BLTTHS.
Việc quy kết, truy tố hay buộc tội các bị cáo chỉ vì các bị cáo bày tỏ thái độ ủng hộ chế độ chính trị đa nguyên, hay luận thuyết về nhà nước “tam quyền phân lập”, đề cao kinh tế tư nhân là nền tảng… xem đó là những hành vi vi phạm pháp luật, cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, rõ ràng là việc quy kết, truy tố và buộc tội này trái với tinh thần pháp luật và quan điểm chính trị hiện hành.
Mong rằng phiên xét xử hình sự phúc thẩm tới đây, Công Lý là thần, chứ không phải gã hề đang được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.