Nhà hoạt động Lã Việt Dũng với màn hình điện thoại có bức thư ngỏ gửi Mark Zuckerberg.
Asia Sentinel, ngày 02/6/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Những người chỉ trích chính phủ thường chỉ giao tiếp trực tuyến với những người có cùng quan điểm chính trị. Thứ nữa là hoạt động trực tuyến chỉ tập trung vào việc phát tán thông tin thay vì tổ chức và tìm kiếm giải pháp thay thế hiệu quả cho các quy tắc của đảng.
Nhiều nhà hoạt động nói rằng Facebook, công ty khổng lồ Hoa Kỳ về truyền thông xã hội đang bị bắt buộc thực hiện các yêu cầu của Đảng Cộng sảnViệt Nam (ĐCSVN) trong việc ngăn chặn những bài viết có nội dung liên quan đến nhân quyền và dân chủ.
Facebook đang chịu áp lực trên toàn thế giới trong việc kiểm duyệt nội dung bị coi là xúc phạm. Ở hầu hết các quốc gia dân chủ, điều này có nghĩa là hạn chế ngôn từ kích động thù địch và ngăn chặn sự phát tán của “tin tức giả mạo.”
Tuy nhiên, ở Việt Nam, ĐCSVN đã lập luận rằng nội dung dân chủ và ủng hộ nhân quyền gây bất ổn chính trị và thậm chí bất hợp pháp, một quan điểm mà Facebook dường như đã chấp nhận.
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên phúc thẩm ngày 30/11/2017
Năm ngoái, quản lý chính sách toàn cầu của Facebook, Monika Bickert, đã gặp Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông của Việt Nam Trương Minh Tuấn. Trước cuộc họp, Hà Nội đã đe dọa rằng chính phủ cộng sản sẽ yêu cầu các công ty trong nước ngừng quảng cáo trên Facebook, nguồn doanh thu chính của công ty, vì các bài viết chống chính phủ được phổ biến trên nền tảng này.
Sau cuộc họp, Hà Nội nói rằng Facebook đã đồng ý mở một đường dây liên lạc trực tiếp để theo dõi nội dung không mong muốn, mặc dù Facebook nói rằng chính sách của họ ở Việt Nam đã không thay đổi. Vẫn chưa rõ liệu Facebook đã thay đổi thuật toán của mình đối với những bài viết đăng tải từ Việt Nam chưa.
Vào tháng Tư, Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt tại Hoa Kỳ,đã viết một bức thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành của Facebook. Bức thư này được ký bởi gần 50 nhóm nhân quyền ở Việt Nam và truyền thông độc lập.
Kể từ năm ngoái, bức thư nói, “tần suất của việc gỡ bài đã tăng lên và sự hỗ trợ của Facebook đã trở thành vô ích trong việc khôi phục tài khoản và nội dung.” Bức thư tiếp tục: “Việc gỡ bài và tạm ngưng tài khoản đã xảy ra mà người dùng-nạn nhân không được giải thích về lý do hoặc nội dung bị coi là vi phạm.”
Nếu ĐCSVN đã thành công trong việc buộc Facebook đồng ý hợp tác trong việc kiểm duyệt nội dung, nó sẽ là đỉnh điểm của những năm nỗ lực gây sức ép. Đầu thập kỷ này, Việt Nam đã tìm cách thúc đẩy phát triển nền tảng truyền thông xã hội của riêng mình để cạnh tranh với Facebook, nền tảng được sử dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay.
Nếu thành công, những công ty khởi nghiệp địa phương này sẽ giúp chính phủ kiểm duyệt nội dung hơn dễ dàng. Nhưng cuối cùng các công ty này không thể vượt trội Facebook, và chỉ có Zalo, một ứng dụng nhắn tin, nổi lên như một nền tảng cạnh tranh khả thi. Việt Nam hiện là thị trường lớn thứ 7 của Facebook, trong khi người Việt Nam dành nhiều thời gian hơn trong việc sử dụng Facebook so với các nước Đông Nam Á khác.
Giờ đây, Facebook và Google được cho là phản đối yêu cầu của Hà Nội trong việc buộc lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam tại quốc gia này và mở văn phòng trong nước, theo dự thảo luật an ninh mạng đang chờ bàn thảo và thông qua. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho biết, các công ty công nghệ đã không phản đối nhiều về các biện pháp kiểm duyệt trong dự thảo luật nhằm hạn chế tự do ngôn luận.
Trong nhiều năm, các nhà hoạt động dân chủ và người hoạt động nhân quyền của Việt Nam đã có một nơi an toàn trên Internet. Các blog và bài viết chính trị chỉ trích đảng cầm quyền đã được chia sẻ dễ dàng trên Facebook, cũng như là những bài viết về tham nhũng và chính sách, hành động sai trái của chính phủ. Việc gặp gỡ, giao tiếp giữa những người hoạt độngdân chủ cùng chí hướng cũng dễ dàng hơn.
Facebookcũng mang lại sự an toàn cho giao tiếp với nhà báo. Hồ sơ ẩn danh đã mang lại sự bảo vệ tốt hơn trong môi trường kiểm duyệt gắt gao ở Việt Nam. Đối với những người lạc quan, sức mạnh của“công dân mạng” được thể hiện và mang tính dân chủ trong một quốc gia cộng sản, nơi khái niệm công dân không được đề cao.
Thật vậy, việc hạn chế Internet ở Việt Nam phần lớn không hiệu quả cho đến bây giờ. Có thể vượt qua tường lửa để vào một trang web bị chặn một cách khá dễ dàng bằng việc sử dụng các mạng riêng ảo (VPN).
Việc áp đặt một bức tường lửa toàn diện, được chính phủ xem xét trong năm 2009, được coi là quá nguy hiểm đối với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc truy cập Internet tương đối dễ dàng ở Việt Nam, mặc dù các nhà hoạt động trực tuyến nổi tiếng thường phải trả giá đắt cho việc viết blog quan trọng của họ trên Facebook.
Blogger Nguyễn Như Quỳnh, bút danh Mẹ Nấm, bị kết án 10 năm tù tới tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì 18 bài báo cô đăng trên trang Facebook của mình, bao gồm cả câu hỏi về số người chết trong đồn công an ở Việt Nam.
Thật vậy, an toàn không gian trực tuyến đang bị thu hẹp do ĐCSVN đổi mới cách đàn áp nội dung trực tuyến, đặt ra câu hỏi về cách thức mà các nhà hoạt động dân chủ có thể tiếp tục cuộc đấu tranh của họ. Việt Nam sẵn sàng thông qua Luật an ninh mạng mới, được Bộ Công an đề xuất vào năm ngoái.
Chủ tịch nướcTrần Đại Quang, người đã vắng mặt trong tháng 8 năm ngoái đã gây ra một loạt những tin đồn trực tuyến, hầu hết không đúng sự thật, là người cổ suý mạnh mẽ nhất cho dự luật nhằm tăng cường kiểm duyệt “nội dung xấu và nguy hiểm” trên mạng. Luật này cũng sẽ kiểm duyệt những nội dung làm mất “uy tín” của các quan chức đảng và nhà nước, ông nói.
Điều này sẽ được kết hợp với “quy tắc ứng xử” mới của đảng dành cho người dùng mạng truyền thông xã hội trong nỗ lực hạn chế “xuyên tạc” và sự lan truyền của hình ảnh bạo lực cũng như nhằm mục đích ngăn chặn các thông điệp chính trị quan trọng.
Giới bất đồng chính kiến đã đối mặt với sự đàn áp gia tăng kể từ năm 2016, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở rộng quyền hạn của mình tại Đại hội Đảng toàn quốc. Ước tính rằng hiện nay có hơn 100 tù nhân chính trị ở Việt Nam, với danh sách tăng lên hàng tháng.
Đàn áp lên đến đỉnh điểm vào tháng Tư với việc kết tội sáu nhà hoạt động nổi bật, một người với mức án 15 năm tù, với cáo buộc “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Dự luật an ninh mạng đang chờ được quốc hội thông qua được thiết kế để làm câm lặng những tiếng nói phản biện hàng đầu. Cũng chính vì muốn làm câm lặng giới bất đồng chính kiến, một lực lượng chiến tranh mạng quân sự với biên chế10.000 quân dưới tên gọi Lực lượng 47, được giao nhiệm vụ chống lại các quan điểm “sai” trên mạng trực tuyến.
Đội quân này thực hiện công việc xuyên tạc và phát tán những thông tin mang tính tuyên truyền cho đảng, và thông báo cho cho quan chức năng để điều tra về những bài viết có nội dung chống đảng. Lực lượng 47 có khả năng chịu trách nhiệm cho việc phát hiện ra Bùi Hiếu Võ, một blogger đã bị kết án tù bốn năm rưỡi đầu tháng này với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” trên Facebook.
Chiến dịch đàn áp của Hà Nội được thiết kế để không chỉ câm lặng những lời chỉ trích trực tuyến, mà còn phá vỡ mạng lưới dân chủ và các nhà hoạt động khác, như Công đoàn độc lập Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt và Ủy ban Nhân quyền Việt Nam.
Hội Anh em Dân chủ, một mạng lưới hoạt động trựctuyến, được thành lập vào năm 2013, đang bị tấn công trực tiếp. Cả sáu nhà hoạt động bị kết án vào tháng Tư đều bị buộc tội là thành viên, kể cả đồng sáng lập Nguyễn Văn Đài. Ngoài việc cung cấp các kỹ năng cho các nhà hoạt động về cách duy trì an toàn trực tuyến, Hội Anh em Dân chủ cũng tổ chức các cuộc họp giữa các nhà hoạt động.
Người dân biểu tình chống Formosa vào tháng 8/2017
Đảng không nghi ngờ gì là các nhóm hoạt động trong nước đã bắt đầu hình thành các liên minh chặt chẽ hơn cả trực tuyến và ngoại tuyến. Ví dụ, các nhà dân chủ ở đô thị đã làm việc chăm chỉ để hình thành quan hệ với các nhà hoạt động về quyền đất đai ở nông thôn. Nhiều nhóm, từ quyền lao động đến tổ chức tôn giáo, cũng đã đến với nhau để phản đối việc phá hủy môi trường, được thấy rõ nhất trong các cuộc biểu tình sau vụ xả thải của Formosa.
Internet và phương tiện truyền thông xã hội miễn phí đã hỗ trợ sự phát triển của các liên minh này, cho phép các nhà hoạt động trò chuyện trực tuyến trước khi gặp trực tiếp. Từ năm 2014, đảng đã tích cực cố gắng để phá vỡ các cuộc họp như vậy, thông qua việc bắt giữ và giam cầm.
Trong một cuộc phỏng vấn ngay trước khi bị bắt, người đồng sáng lập HộiAnh em Dân chủ, Nguyễn Văn Đài, nói rằng “đã đến lúc các nhà hoạt động dân chủ trong nước tập hợp để thảo luận và tìm ra con đường ngắn nhất cho dân chủ ở Việt Nam.”
Một số nhà hoạt động nghĩ rằng sự phản đối trực tuyến quyết liệt cuối cùng sẽ buộc đảng phải thực hiện các cải cách chính trị và mở rộng không gian cho một hệ thống chính trị đa đảng, giống như cách một số quốc gia Đông Âu tẩy chay các đảng cộng sản của họ.
Đảng rõ ràng lo ngại tiềm năng về “cuộc cách mạng màu”, thông qua các cuộc biểu tình trên đường phố hoặc một cuộc bãi công toàn quốc, có khả năng được tổ chức trực tuyến.
Tuong Vu, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Oregon, cho rằng trong khi hoạt động trực tuyến sẽ “trở nên khó khăn hơn” vì sự đàn áp khốc liệt hơn thì “các hiệu ứng sẽ là tạm thời.” Ông cho rằng những lời than oán lâu dài của công chúng về các vấn đề như tham nhũng, tịch thu đất đai và ô nhiễm môi trường sẽ vẫn còn và phát triển ngay cả khi chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn những bài viết trực tuyến.
Nhưng ngay cả khi đảng không thể ngăn chặn hoàn toàn không gian trực tuyến và kiểm duyệt phương tiện truyền thông xã hội, có những quan ngại song song về tình trạng hoạt động cư dân mạng của Việt Nam.
Một là những người chỉ trích chính phủ thường chỉ giao tiếp trực tuyến với những người có cùng quan điểm chính trị. Thứ nữa là hoạt động trực tuyến chỉ tập trung vào việc phát tán thông tin thay vì tổ chức và tìm kiếm giải pháp thay thế hiệu quả cho các quy tắc của đảng.
June 3, 2018
Facebook đang giúp Chính phủ Việt Nam đàn áp giới đấu tranh dân chủ?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng với màn hình điện thoại có bức thư ngỏ gửi Mark Zuckerberg.
Asia Sentinel, ngày 02/6/2018
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Những người chỉ trích chính phủ thường chỉ giao tiếp trực tuyến với những người có cùng quan điểm chính trị. Thứ nữa là hoạt động trực tuyến chỉ tập trung vào việc phát tán thông tin thay vì tổ chức và tìm kiếm giải pháp thay thế hiệu quả cho các quy tắc của đảng.
Nhiều nhà hoạt động nói rằng Facebook, công ty khổng lồ Hoa Kỳ về truyền thông xã hội đang bị bắt buộc thực hiện các yêu cầu của Đảng Cộng sảnViệt Nam (ĐCSVN) trong việc ngăn chặn những bài viết có nội dung liên quan đến nhân quyền và dân chủ.
Facebook đang chịu áp lực trên toàn thế giới trong việc kiểm duyệt nội dung bị coi là xúc phạm. Ở hầu hết các quốc gia dân chủ, điều này có nghĩa là hạn chế ngôn từ kích động thù địch và ngăn chặn sự phát tán của “tin tức giả mạo.”
Tuy nhiên, ở Việt Nam, ĐCSVN đã lập luận rằng nội dung dân chủ và ủng hộ nhân quyền gây bất ổn chính trị và thậm chí bất hợp pháp, một quan điểm mà Facebook dường như đã chấp nhận.
Nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong phiên phúc thẩm ngày 30/11/2017
Năm ngoái, quản lý chính sách toàn cầu của Facebook, Monika Bickert, đã gặp Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông của Việt Nam Trương Minh Tuấn. Trước cuộc họp, Hà Nội đã đe dọa rằng chính phủ cộng sản sẽ yêu cầu các công ty trong nước ngừng quảng cáo trên Facebook, nguồn doanh thu chính của công ty, vì các bài viết chống chính phủ được phổ biến trên nền tảng này.
Sau cuộc họp, Hà Nội nói rằng Facebook đã đồng ý mở một đường dây liên lạc trực tiếp để theo dõi nội dung không mong muốn, mặc dù Facebook nói rằng chính sách của họ ở Việt Nam đã không thay đổi. Vẫn chưa rõ liệu Facebook đã thay đổi thuật toán của mình đối với những bài viết đăng tải từ Việt Nam chưa.
Vào tháng Tư, Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt tại Hoa Kỳ,đã viết một bức thư ngỏ cho Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành của Facebook. Bức thư này được ký bởi gần 50 nhóm nhân quyền ở Việt Nam và truyền thông độc lập.
Kể từ năm ngoái, bức thư nói, “tần suất của việc gỡ bài đã tăng lên và sự hỗ trợ của Facebook đã trở thành vô ích trong việc khôi phục tài khoản và nội dung.” Bức thư tiếp tục: “Việc gỡ bài và tạm ngưng tài khoản đã xảy ra mà người dùng-nạn nhân không được giải thích về lý do hoặc nội dung bị coi là vi phạm.”
Nếu ĐCSVN đã thành công trong việc buộc Facebook đồng ý hợp tác trong việc kiểm duyệt nội dung, nó sẽ là đỉnh điểm của những năm nỗ lực gây sức ép. Đầu thập kỷ này, Việt Nam đã tìm cách thúc đẩy phát triển nền tảng truyền thông xã hội của riêng mình để cạnh tranh với Facebook, nền tảng được sử dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay.
Nếu thành công, những công ty khởi nghiệp địa phương này sẽ giúp chính phủ kiểm duyệt nội dung hơn dễ dàng. Nhưng cuối cùng các công ty này không thể vượt trội Facebook, và chỉ có Zalo, một ứng dụng nhắn tin, nổi lên như một nền tảng cạnh tranh khả thi. Việt Nam hiện là thị trường lớn thứ 7 của Facebook, trong khi người Việt Nam dành nhiều thời gian hơn trong việc sử dụng Facebook so với các nước Đông Nam Á khác.
Giờ đây, Facebook và Google được cho là phản đối yêu cầu của Hà Nội trong việc buộc lưu trữ dữ liệu của người dùng Việt Nam tại quốc gia này và mở văn phòng trong nước, theo dự thảo luật an ninh mạng đang chờ bàn thảo và thông qua. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho biết, các công ty công nghệ đã không phản đối nhiều về các biện pháp kiểm duyệt trong dự thảo luật nhằm hạn chế tự do ngôn luận.
Trong nhiều năm, các nhà hoạt động dân chủ và người hoạt động nhân quyền của Việt Nam đã có một nơi an toàn trên Internet. Các blog và bài viết chính trị chỉ trích đảng cầm quyền đã được chia sẻ dễ dàng trên Facebook, cũng như là những bài viết về tham nhũng và chính sách, hành động sai trái của chính phủ. Việc gặp gỡ, giao tiếp giữa những người hoạt độngdân chủ cùng chí hướng cũng dễ dàng hơn.
Facebookcũng mang lại sự an toàn cho giao tiếp với nhà báo. Hồ sơ ẩn danh đã mang lại sự bảo vệ tốt hơn trong môi trường kiểm duyệt gắt gao ở Việt Nam. Đối với những người lạc quan, sức mạnh của“công dân mạng” được thể hiện và mang tính dân chủ trong một quốc gia cộng sản, nơi khái niệm công dân không được đề cao.
Thật vậy, việc hạn chế Internet ở Việt Nam phần lớn không hiệu quả cho đến bây giờ. Có thể vượt qua tường lửa để vào một trang web bị chặn một cách khá dễ dàng bằng việc sử dụng các mạng riêng ảo (VPN).
Việc áp đặt một bức tường lửa toàn diện, được chính phủ xem xét trong năm 2009, được coi là quá nguy hiểm đối với tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc truy cập Internet tương đối dễ dàng ở Việt Nam, mặc dù các nhà hoạt động trực tuyến nổi tiếng thường phải trả giá đắt cho việc viết blog quan trọng của họ trên Facebook.
Blogger Nguyễn Như Quỳnh, bút danh Mẹ Nấm, bị kết án 10 năm tù tới tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vì 18 bài báo cô đăng trên trang Facebook của mình, bao gồm cả câu hỏi về số người chết trong đồn công an ở Việt Nam.
Thật vậy, an toàn không gian trực tuyến đang bị thu hẹp do ĐCSVN đổi mới cách đàn áp nội dung trực tuyến, đặt ra câu hỏi về cách thức mà các nhà hoạt động dân chủ có thể tiếp tục cuộc đấu tranh của họ. Việt Nam sẵn sàng thông qua Luật an ninh mạng mới, được Bộ Công an đề xuất vào năm ngoái.
Chủ tịch nướcTrần Đại Quang, người đã vắng mặt trong tháng 8 năm ngoái đã gây ra một loạt những tin đồn trực tuyến, hầu hết không đúng sự thật, là người cổ suý mạnh mẽ nhất cho dự luật nhằm tăng cường kiểm duyệt “nội dung xấu và nguy hiểm” trên mạng. Luật này cũng sẽ kiểm duyệt những nội dung làm mất “uy tín” của các quan chức đảng và nhà nước, ông nói.
Điều này sẽ được kết hợp với “quy tắc ứng xử” mới của đảng dành cho người dùng mạng truyền thông xã hội trong nỗ lực hạn chế “xuyên tạc” và sự lan truyền của hình ảnh bạo lực cũng như nhằm mục đích ngăn chặn các thông điệp chính trị quan trọng.
Giới bất đồng chính kiến đã đối mặt với sự đàn áp gia tăng kể từ năm 2016, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở rộng quyền hạn của mình tại Đại hội Đảng toàn quốc. Ước tính rằng hiện nay có hơn 100 tù nhân chính trị ở Việt Nam, với danh sách tăng lên hàng tháng.
Đàn áp lên đến đỉnh điểm vào tháng Tư với việc kết tội sáu nhà hoạt động nổi bật, một người với mức án 15 năm tù, với cáo buộc “thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”
Dự luật an ninh mạng đang chờ được quốc hội thông qua được thiết kế để làm câm lặng những tiếng nói phản biện hàng đầu. Cũng chính vì muốn làm câm lặng giới bất đồng chính kiến, một lực lượng chiến tranh mạng quân sự với biên chế10.000 quân dưới tên gọi Lực lượng 47, được giao nhiệm vụ chống lại các quan điểm “sai” trên mạng trực tuyến.
Đội quân này thực hiện công việc xuyên tạc và phát tán những thông tin mang tính tuyên truyền cho đảng, và thông báo cho cho quan chức năng để điều tra về những bài viết có nội dung chống đảng. Lực lượng 47 có khả năng chịu trách nhiệm cho việc phát hiện ra Bùi Hiếu Võ, một blogger đã bị kết án tù bốn năm rưỡi đầu tháng này với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” trên Facebook.
Chiến dịch đàn áp của Hà Nội được thiết kế để không chỉ câm lặng những lời chỉ trích trực tuyến, mà còn phá vỡ mạng lưới dân chủ và các nhà hoạt động khác, như Công đoàn độc lập Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt và Ủy ban Nhân quyền Việt Nam.
Hội Anh em Dân chủ, một mạng lưới hoạt động trựctuyến, được thành lập vào năm 2013, đang bị tấn công trực tiếp. Cả sáu nhà hoạt động bị kết án vào tháng Tư đều bị buộc tội là thành viên, kể cả đồng sáng lập Nguyễn Văn Đài. Ngoài việc cung cấp các kỹ năng cho các nhà hoạt động về cách duy trì an toàn trực tuyến, Hội Anh em Dân chủ cũng tổ chức các cuộc họp giữa các nhà hoạt động.
Người dân biểu tình chống Formosa vào tháng 8/2017
Đảng không nghi ngờ gì là các nhóm hoạt động trong nước đã bắt đầu hình thành các liên minh chặt chẽ hơn cả trực tuyến và ngoại tuyến. Ví dụ, các nhà dân chủ ở đô thị đã làm việc chăm chỉ để hình thành quan hệ với các nhà hoạt động về quyền đất đai ở nông thôn. Nhiều nhóm, từ quyền lao động đến tổ chức tôn giáo, cũng đã đến với nhau để phản đối việc phá hủy môi trường, được thấy rõ nhất trong các cuộc biểu tình sau vụ xả thải của Formosa.
Internet và phương tiện truyền thông xã hội miễn phí đã hỗ trợ sự phát triển của các liên minh này, cho phép các nhà hoạt động trò chuyện trực tuyến trước khi gặp trực tiếp. Từ năm 2014, đảng đã tích cực cố gắng để phá vỡ các cuộc họp như vậy, thông qua việc bắt giữ và giam cầm.
Trong một cuộc phỏng vấn ngay trước khi bị bắt, người đồng sáng lập HộiAnh em Dân chủ, Nguyễn Văn Đài, nói rằng “đã đến lúc các nhà hoạt động dân chủ trong nước tập hợp để thảo luận và tìm ra con đường ngắn nhất cho dân chủ ở Việt Nam.”
Một số nhà hoạt động nghĩ rằng sự phản đối trực tuyến quyết liệt cuối cùng sẽ buộc đảng phải thực hiện các cải cách chính trị và mở rộng không gian cho một hệ thống chính trị đa đảng, giống như cách một số quốc gia Đông Âu tẩy chay các đảng cộng sản của họ.
Đảng rõ ràng lo ngại tiềm năng về “cuộc cách mạng màu”, thông qua các cuộc biểu tình trên đường phố hoặc một cuộc bãi công toàn quốc, có khả năng được tổ chức trực tuyến.
Tuong Vu, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Oregon, cho rằng trong khi hoạt động trực tuyến sẽ “trở nên khó khăn hơn” vì sự đàn áp khốc liệt hơn thì “các hiệu ứng sẽ là tạm thời.” Ông cho rằng những lời than oán lâu dài của công chúng về các vấn đề như tham nhũng, tịch thu đất đai và ô nhiễm môi trường sẽ vẫn còn và phát triển ngay cả khi chính phủ kiểm soát chặt chẽ hơn những bài viết trực tuyến.
Nhưng ngay cả khi đảng không thể ngăn chặn hoàn toàn không gian trực tuyến và kiểm duyệt phương tiện truyền thông xã hội, có những quan ngại song song về tình trạng hoạt động cư dân mạng của Việt Nam.
Một là những người chỉ trích chính phủ thường chỉ giao tiếp trực tuyến với những người có cùng quan điểm chính trị. Thứ nữa là hoạt động trực tuyến chỉ tập trung vào việc phát tán thông tin thay vì tổ chức và tìm kiếm giải pháp thay thế hiệu quả cho các quy tắc của đảng.