Việt Nam vừa đưa ra phản ứng về báo cáo tự do tôn giáo 2017 của Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khi trả lời báo chí hôm 8 tháng 6 năm 2018 cho rằng báo cáo về tự do tôn giáo của Mỹ đưa thông tin sai lệch về Việt Nam.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Bà cho biết điều này được ghi rõ trong Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.
Bà Hằng cũng cho biết, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng ngàn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29 tháng 5 năm 2018, công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017. Trong đó phần đề cập đến Việt Nam nói rằng Hà Nội tiếp tục kiểm soát, đàn áp những tổ chức tôn giáo không chịu sự kiểm soát của nhà nước.
Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới phần nói về Việt Nam nhấn mạnh rằng Hiến pháp Việt Nam qui định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phượng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà Nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ và ‘duy trì đoàn kết dân tộc.’
Phúc trình cũng đề cập đến việc các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là thành viên của các tổ chức chưa làm thủ tục đăng ký hoặc chưa được cấp đăng ký, tiếp tục báo cáo họ bị các cán bộ an ninh địa phương quấy rối, tấn công, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại, tịch thu tài sản hoặc gây sức ép buộc bỏ đạo và chấm dứt hoạt động tôn giáo.
Phúc trình thường niên về tự do tôn giáo thế giới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đệ trình cho Quốc hội theo mục 102 (b) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (P.L. 105-292) được sửa đổi. Phúc trình bao quát khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Phúc trình đề cập đến những vi phạm tự do tôn giáo tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
June 9, 2018
Việt Nam đưa ra phản ứng về báo cáo tự do tôn giáo của Mỹ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Việt Nam vừa đưa ra phản ứng về báo cáo tự do tôn giáo 2017 của Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khi trả lời báo chí hôm 8 tháng 6 năm 2018 cho rằng báo cáo về tự do tôn giáo của Mỹ đưa thông tin sai lệch về Việt Nam.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Bà cho biết điều này được ghi rõ trong Hiến pháp 2013, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.
Bà Hằng cũng cho biết, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật, thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng ngàn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 29 tháng 5 năm 2018, công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017. Trong đó phần đề cập đến Việt Nam nói rằng Hà Nội tiếp tục kiểm soát, đàn áp những tổ chức tôn giáo không chịu sự kiểm soát của nhà nước.
Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới phần nói về Việt Nam nhấn mạnh rằng Hiến pháp Việt Nam qui định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phượng theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà Nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là ‘bảo vệ an ninh quốc gia’ và ‘duy trì đoàn kết dân tộc.’
Phúc trình cũng đề cập đến việc các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là thành viên của các tổ chức chưa làm thủ tục đăng ký hoặc chưa được cấp đăng ký, tiếp tục báo cáo họ bị các cán bộ an ninh địa phương quấy rối, tấn công, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại, tịch thu tài sản hoặc gây sức ép buộc bỏ đạo và chấm dứt hoạt động tôn giáo.
Phúc trình thường niên về tự do tôn giáo thế giới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đệ trình cho Quốc hội theo mục 102 (b) của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998 (P.L. 105-292) được sửa đổi. Phúc trình bao quát khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017.
Phúc trình đề cập đến những vi phạm tự do tôn giáo tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.