Cựu tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nhà báo Vũ Kim Hạnh chua chát cho vận nước: “Hậu quả cho nền kinh tế sẽ là thiệt hại vô cùng lớn mà tới giờ, những ai đưa ra dự thảo luật rồi những ai ngồi bấm nút, liệu có hình dung hết mọi hậu quả lâu dài và có chịu trách nhiệm nổi không?.
Khi cả Asean đã tiến những bước dài trên đường chuyển đổi số, đưa doanh nghiệp họ tung hoành trên không gian mạng để đẩy Việt Nam lùi dần trong cạnh tranh kinh tế thương mại, và hôm qua ta vẫn còn lò dò, lẹt đẹt dưới đáy giếng đang cố gắng bò lên, thì hôm nay bị cú ANM này đạp cho một phát, rơi tư do luôn. “Rơi tự do” để thực sự “mất tự do” vì bất kỳ ai cũng có thể buộc tội và trị tội, bịt miệng hãm hại công dân nếu không hoà ca một giọng?
|
Ảnh minh họa |
Hacker thì ở đâu chả có. Trùm hacker toàn cầu, giỏi nhất, lợi hại nhất là mấy ông Nga và Trung Quốc chứ đâu? Nhưng với Việt Nam bây giờ, đâu cần tới hacker?
Ví dụ nhỏ thôi, quá rõ ràng để nhận thấy. Họ cứ thản nhiên tấn công An ninh tiền tệ của mình từ bao lâu nay đấy thôi mà có thấy ai phản ứng gì được đâu? Họ cứ mặc nhiên bảo đại lý Việt Nam chuyển tiền ‘nhân dân tệ’ giao dịch trên đất Việt Nam về máy tiếp nhận ở Trung Quốc. Nếu Alipay và Wechat Pay không cho phép thì bố nó cũng không thể chuyển tiền về.
Vậy lâu nay ai đã bảo vệ được ANM cho các ngành huyết mạch nhất của Việt Nam: chống tiền giả, chống rửa tiền, chống chuyển tiền bất hợp pháp, chưa kể chống mua bán dữ liệu bí mật quốc gia các mặt chưa?.
Phải nhìn nhận là thương nhân Việt Nam cũng quá sẵn sàng tiếp tay cho bọn tấn công, chẳng phải vì họ không hề sợ bị luật pháp Việt Nam trừng trị và còn có chỗ dựa an toàn để tiếp tay tội phạm sao? Bối cảnh như vậy mà buông tay với các loại tội phạm, tập trung chống… nói là chống hacker quốc tế (?!?) mà là chống… tiếng nói công dân phản biện, vì mục đích gì trời?”.
Phải nói theo ý của… công an
“Hãy luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí mình và thực hiện cho bằng được chân lý: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; “Còn Đảng thì còn mình”; “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”!”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở như vậy khi phát biểu tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73, tổ chức hồi đầu năm nay 15/1 [http://bit.ly/2sQcMXg].
“Chỉ biết còn Đảng thì còn mình” là câu trong bài phát biểu của vị cố Tổng bí thư Lê Duẩn tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 13, năm 1959, nguyên văn là: “Công an là vũ khí sắc bén, là trụ cột của Đảng, Đảng giao cho Công an nhiệm vụ bảo vệ Đảng. Công an phải thấy Đảng giao vận mệnh của Đảng cho mình. Vì vậy, Đảng lựa chọn Công an trong những người trung thành nhất với Đảng, những người chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng thì còn mình”. [http://bit.ly/2JMe1QF]
Thế nhưng nói theo cách của Tuyên giáo, thì Đảng ta từ nhân dân mà ra, ý Đảng bắt nguồn từ lòng Dân và chính lòng Dân đã kết thành ý Đảng. Đảng lãnh đạo nhân dân, thì nhân dân cũng được quyền nói lên chính kiến của mình.
Ý Đảng không thể khác với lòng Dân. Đảng phải trực tiếp trả lời câu hỏi: Nhân dân đang muốn gì? để từ đó đề ra các chủ trương, đường lối cho đúng, cho sát và phù hợp với nhân dân.
Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng ta từng bước phấn đấu chỉ có thể thành công khi Đảng, Nhà nước mãi mãi lấy “Dân là gốc”, phát huy tốt sức mạnh to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng – an ninh, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thường xuyên gắn kết chặt chẽ “Lòng Dân, ý Đảng” trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp đổi mới đất nước.
Thế nhưng kể từ 9g57 sáng ngày 12-06, khi mà 423 đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật ANM thì có lẽ giờ đây tiếng lòng của Dân nếu muốn cất lên thành lời, thì lời đó phải đúng theo ý của Đảng và của Bộ Công an.
Nếu không nói theo ý của Đảng thì sao? Luật ANM cho phép nhân viên chuyên trách của Bộ Công an được quyền truy xuất thông tin với bất kỳ ai dám nói ngược lại ý của Đảng.
“Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản”. Điều 26.2.a của Luật ANM đã ghi như vậy. Đồng nghĩa Bộ Công An được trao quyền lực quá lớn, vi phạm quyền bảo mật về thông tin của công dân, khi bắt buộc doanh nghiệp phải cung cấp thông tin công dân khi chưa có bất kỳ kết luận nào từ phía tòa án.
Điều luật tạo ra nguy cơ rất cao về lạm quyền, tham nhũng cũng như đe dọa đời sống riêng tư của cá nhân. Đồng thời cũng vi phạm Điều 21 của Hiến pháp 2013 là “Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”, và chỉ được phép truy xuất thông tin cá nhân khi có kết luận của tòa án.
Ai có thẩm quyền phán xét “thông tin xấu”?
Luật ANM có điều khoản về việc yêu cầu doanh nghiệp “tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp thiết bị số, ứng dụng mạng để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”, và “ngừng cung cấp dịch vụ cho khách hàng với lý do người dùng đăng tải trên không gian mạng các nội dung tuyên truyền, chống phá nhà nước, kích động, gây bạo loạn, phá rối an ninh…”. Nôm na, tất cả diễn biến hàng loạt cuộc biểu tình diễn ra trong mấy ngày vừa qua, nếu không ‘vừa mắt’ của Bộ Công an, hay của Bộ Chính trị, thì lập tức các doanh nghiệp như Facebook, Google phải tạm đóng cửa dịch vụ của mình tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, mà những công dân đang thực hiện quyền tự do ngôn luận được Hiến định trên mạng xã hội cũng phải đối mặt với đe dọa tù tội vì đưa “thông tin xấu”. Điều đó cho thấy Luật ANM đang đe dọa vô hiệu hóa từng phần của Luật Tiếp cận thông tin (LTCTT) mà vào ngày 1/7 tới đây, LTCTT có hiệu lực thi hành. Đây là một đạo luật cụ thể hóa về quyền tự do ngôn luận, báo chí được quy định trong Hiến pháp 2013.
Theo quy định của LTCTT thì quyền tiếp cận thông tin là một quyền có thể bị hạn chế hoặc là quyền có điều kiện. Những quyền bị hạn chế chẳng hạn: “Thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại…”; những thông tin được tiếp cận có điều kiện: “Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận nếu chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý”… Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, nếu được người đó đồng ý” (Điều 7).
Nay với Luật ANM cho thấy về cơ bản đã vô hiệu hóa Điều 7 LTCTT. Không chỉ vậy, Luật ANM còn ‘dẫm lên chân’ Bộ Luật hình sự (BLHS).
BLHS đã bảo vệ khách thể, (mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ) là các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hay vu khống, bịa đặt. Bộ Luật Dân sự cũng thế, đã minh thị cách thức giải quyết. Trong lúc về lập pháp, Luật ANM thay vì bảo vệ khách thể – mạng lưới internet, thì Luật ANM lại được các vị đại biểu Quốc hội bấm nút cho ra đời để bảo vệ “an ninh quốc gia”.
Thời gian qua có quá nhiều công dân vì lên tiếng cho đòi hỏi thực thi quyền tự do, dân chủ mà đã phải ngồi tù bởi những điều luật 88, 258 BLHS 1999, mà nay là các điều cùng nội dung như cũ nhưng có thứ tự là 117 và 331. Giờ thì từ đầu năm 2019, bất kỳ ai dùng quyền tự do ngôn luận theo Hiến định để tỏ bày chính kiến trên mạng xã hội, nếu ‘nghịch ý Đảng’, sẽ phải đối mặt cả với BLHS lẫn Luật ANM. (Lưu ý, “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” thuộc Điều 88 BLHS 1999 nay trở thành Điều 117 BLHS tu chính 2017, bổ sung thêm Khoản 3: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù”).
Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam là một cái cổ phải đeo nhiều tròng, và công dân có thể bị kéo lên giá treo cổ bất cứ lúc nào mà Đảng muốn.
June 14, 2018
Luật An ninh mạng để bảo vệ an ninh của ai: một đạo luật vi hiến! (kỳ 2)
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Sinh thời, Hồ Chủ Tịch nói “Dân có quyền giám sát và đuổi chính phủ…”. Và, từ ngàn xưa các cụ đã răn “cây ngay không sợ chết đứng” thì, dù Chính phủ có gặp phong ba, bão táp cũng đứng vững. Vậy, Luật An ninh mạng (ANM) điều chỉnh là cớ làm sao?
Đâu cần tới… hacker
Cựu tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, nhà báo Vũ Kim Hạnh chua chát cho vận nước: “Hậu quả cho nền kinh tế sẽ là thiệt hại vô cùng lớn mà tới giờ, những ai đưa ra dự thảo luật rồi những ai ngồi bấm nút, liệu có hình dung hết mọi hậu quả lâu dài và có chịu trách nhiệm nổi không?.
Khi cả Asean đã tiến những bước dài trên đường chuyển đổi số, đưa doanh nghiệp họ tung hoành trên không gian mạng để đẩy Việt Nam lùi dần trong cạnh tranh kinh tế thương mại, và hôm qua ta vẫn còn lò dò, lẹt đẹt dưới đáy giếng đang cố gắng bò lên, thì hôm nay bị cú ANM này đạp cho một phát, rơi tư do luôn. “Rơi tự do” để thực sự “mất tự do” vì bất kỳ ai cũng có thể buộc tội và trị tội, bịt miệng hãm hại công dân nếu không hoà ca một giọng?
Hacker thì ở đâu chả có. Trùm hacker toàn cầu, giỏi nhất, lợi hại nhất là mấy ông Nga và Trung Quốc chứ đâu? Nhưng với Việt Nam bây giờ, đâu cần tới hacker?
Ví dụ nhỏ thôi, quá rõ ràng để nhận thấy. Họ cứ thản nhiên tấn công An ninh tiền tệ của mình từ bao lâu nay đấy thôi mà có thấy ai phản ứng gì được đâu? Họ cứ mặc nhiên bảo đại lý Việt Nam chuyển tiền ‘nhân dân tệ’ giao dịch trên đất Việt Nam về máy tiếp nhận ở Trung Quốc. Nếu Alipay và Wechat Pay không cho phép thì bố nó cũng không thể chuyển tiền về.
Vậy lâu nay ai đã bảo vệ được ANM cho các ngành huyết mạch nhất của Việt Nam: chống tiền giả, chống rửa tiền, chống chuyển tiền bất hợp pháp, chưa kể chống mua bán dữ liệu bí mật quốc gia các mặt chưa?.
Phải nhìn nhận là thương nhân Việt Nam cũng quá sẵn sàng tiếp tay cho bọn tấn công, chẳng phải vì họ không hề sợ bị luật pháp Việt Nam trừng trị và còn có chỗ dựa an toàn để tiếp tay tội phạm sao? Bối cảnh như vậy mà buông tay với các loại tội phạm, tập trung chống… nói là chống hacker quốc tế (?!?) mà là chống… tiếng nói công dân phản biện, vì mục đích gì trời?”.
Phải nói theo ý của… công an
“Hãy luôn luôn ghi nhớ, khắc sâu vào tâm trí mình và thực hiện cho bằng được chân lý: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; “Còn Đảng thì còn mình”; “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”!”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở như vậy khi phát biểu tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73, tổ chức hồi đầu năm nay 15/1 [http://bit.ly/2sQcMXg].
“Chỉ biết còn Đảng thì còn mình” là câu trong bài phát biểu của vị cố Tổng bí thư Lê Duẩn tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 13, năm 1959, nguyên văn là: “Công an là vũ khí sắc bén, là trụ cột của Đảng, Đảng giao cho Công an nhiệm vụ bảo vệ Đảng. Công an phải thấy Đảng giao vận mệnh của Đảng cho mình. Vì vậy, Đảng lựa chọn Công an trong những người trung thành nhất với Đảng, những người chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng thì còn mình”. [http://bit.ly/2JMe1QF]
Thế nhưng nói theo cách của Tuyên giáo, thì Đảng ta từ nhân dân mà ra, ý Đảng bắt nguồn từ lòng Dân và chính lòng Dân đã kết thành ý Đảng. Đảng lãnh đạo nhân dân, thì nhân dân cũng được quyền nói lên chính kiến của mình.
Ý Đảng không thể khác với lòng Dân. Đảng phải trực tiếp trả lời câu hỏi: Nhân dân đang muốn gì? để từ đó đề ra các chủ trương, đường lối cho đúng, cho sát và phù hợp với nhân dân.
Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng ta từng bước phấn đấu chỉ có thể thành công khi Đảng, Nhà nước mãi mãi lấy “Dân là gốc”, phát huy tốt sức mạnh to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường quốc phòng – an ninh, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thường xuyên gắn kết chặt chẽ “Lòng Dân, ý Đảng” trong lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp đổi mới đất nước.
Thế nhưng kể từ 9g57 sáng ngày 12-06, khi mà 423 đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật ANM thì có lẽ giờ đây tiếng lòng của Dân nếu muốn cất lên thành lời, thì lời đó phải đúng theo ý của Đảng và của Bộ Công an.
Nếu không nói theo ý của Đảng thì sao? Luật ANM cho phép nhân viên chuyên trách của Bộ Công an được quyền truy xuất thông tin với bất kỳ ai dám nói ngược lại ý của Đảng.
“Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản”. Điều 26.2.a của Luật ANM đã ghi như vậy. Đồng nghĩa Bộ Công An được trao quyền lực quá lớn, vi phạm quyền bảo mật về thông tin của công dân, khi bắt buộc doanh nghiệp phải cung cấp thông tin công dân khi chưa có bất kỳ kết luận nào từ phía tòa án.
Điều luật tạo ra nguy cơ rất cao về lạm quyền, tham nhũng cũng như đe dọa đời sống riêng tư của cá nhân. Đồng thời cũng vi phạm Điều 21 của Hiến pháp 2013 là “Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”, và chỉ được phép truy xuất thông tin cá nhân khi có kết luận của tòa án.
Ai có thẩm quyền phán xét “thông tin xấu”?
Luật ANM có điều khoản về việc yêu cầu doanh nghiệp “tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp thiết bị số, ứng dụng mạng để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”, và “ngừng cung cấp dịch vụ cho khách hàng với lý do người dùng đăng tải trên không gian mạng các nội dung tuyên truyền, chống phá nhà nước, kích động, gây bạo loạn, phá rối an ninh…”. Nôm na, tất cả diễn biến hàng loạt cuộc biểu tình diễn ra trong mấy ngày vừa qua, nếu không ‘vừa mắt’ của Bộ Công an, hay của Bộ Chính trị, thì lập tức các doanh nghiệp như Facebook, Google phải tạm đóng cửa dịch vụ của mình tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, mà những công dân đang thực hiện quyền tự do ngôn luận được Hiến định trên mạng xã hội cũng phải đối mặt với đe dọa tù tội vì đưa “thông tin xấu”. Điều đó cho thấy Luật ANM đang đe dọa vô hiệu hóa từng phần của Luật Tiếp cận thông tin (LTCTT) mà vào ngày 1/7 tới đây, LTCTT có hiệu lực thi hành. Đây là một đạo luật cụ thể hóa về quyền tự do ngôn luận, báo chí được quy định trong Hiến pháp 2013.
Theo quy định của LTCTT thì quyền tiếp cận thông tin là một quyền có thể bị hạn chế hoặc là quyền có điều kiện. Những quyền bị hạn chế chẳng hạn: “Thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại…”; những thông tin được tiếp cận có điều kiện: “Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận nếu chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý”… Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, nếu được người đó đồng ý” (Điều 7).
Nay với Luật ANM cho thấy về cơ bản đã vô hiệu hóa Điều 7 LTCTT. Không chỉ vậy, Luật ANM còn ‘dẫm lên chân’ Bộ Luật hình sự (BLHS).
BLHS đã bảo vệ khách thể, (mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ) là các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia hay vu khống, bịa đặt. Bộ Luật Dân sự cũng thế, đã minh thị cách thức giải quyết. Trong lúc về lập pháp, Luật ANM thay vì bảo vệ khách thể – mạng lưới internet, thì Luật ANM lại được các vị đại biểu Quốc hội bấm nút cho ra đời để bảo vệ “an ninh quốc gia”.
Thời gian qua có quá nhiều công dân vì lên tiếng cho đòi hỏi thực thi quyền tự do, dân chủ mà đã phải ngồi tù bởi những điều luật 88, 258 BLHS 1999, mà nay là các điều cùng nội dung như cũ nhưng có thứ tự là 117 và 331. Giờ thì từ đầu năm 2019, bất kỳ ai dùng quyền tự do ngôn luận theo Hiến định để tỏ bày chính kiến trên mạng xã hội, nếu ‘nghịch ý Đảng’, sẽ phải đối mặt cả với BLHS lẫn Luật ANM. (Lưu ý, “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” thuộc Điều 88 BLHS 1999 nay trở thành Điều 117 BLHS tu chính 2017, bổ sung thêm Khoản 3: “Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm tù”).
Quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam là một cái cổ phải đeo nhiều tròng, và công dân có thể bị kéo lên giá treo cổ bất cứ lúc nào mà Đảng muốn.