Đòn đe doạ trấn áp
Quyết định của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM được tờ Vietnamnet.vn chính thức loan tin lúc 8 giờ 20 phút tối ngày thứ Sáu 15 tháng 6. Cho đến lúc này, Will Anh Nguyễn, một trong hơn 100 người bị bắt tại các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội, Khánh Hòa và một số tỉnh thành khác, đã bị tạm giam từ ngày Chủ nhật 10 tháng 6.
Giữa hàng trăm người bị bắt giữ và tạm giam, lệnh khởi tố với Will Nguyễn là một quyết định “không phải tự nhiên mà có”. Đó là nhận định của phần nhiều các nhà dân chủ đấu tranh trong nước, và cũng là chia sẻ của kỹ sư, nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Lân Thắng.
Từ Hà Nội, ông cho biết:
“Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà trăm người đã bị bắt, mà Will Nguyễn lại bị khởi tố hình sự. Hình ảnh của Will là một hình ảnh vô cùng đẹp, vô cùng xúc động khích lệ, cổ vũ những người dân xuống đường hôm 10 tháng 6. Ngoài ra còn cổ vũ khích lệ nhiều thanh niên Việt kiều khác đang ở Mỹ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Đó là những người rất muốn về Việt Nam tham gia, góp sức mình trong việc thay đổi đất nước.”
Việc dùng lệnh khởi tố này thật ra là 1 đòn đe doạ trấn áp người khác, kể cả dư luận ở Mỹ, Châu Âu, cũng như dư luận trong nước. – Nguyễn Lân Thắng
Nhà hoạt động dân chủ Dương Lâm từ Sài Gòn cho rằng ở thời điểm hiện tại, lệnh khởi tố Will Nguyễn như một lời đe doạ nhắm vào người biểu tình và có ý định sẽ tham gia biểu tình.
“Tôi nghĩ đó là một thông điệp mạnh mẽ, cho biêt là sẽ đàn áp rất mạnh tay để đàn áp cuộc biểu tình lần này. Vì nhà cầm quyền hiện nay rất lo sợ người dân tiếp tục biểu tình lần thứ 2, lần thứ 3 vì mức độ cuộc biểu tình hôm vừa rồi đã vượt quá sự tưởng tượng hay dự đoán. Cái sự phản kháng của dân quá mạnh mẽ đặc biệt là diễn ra ở các tỉnh thành với số lượng người rất lớn mà với những gương mặt không phải là quen thuộc.”
Công dân Mỹ gốc Việt Will Anh Nguyễn là một trong những gương mặt mới này. Mạng xã hội, báo chí trong nước lẫn các truyền thông lớn thế giới như New York Times, Foxnews, Reuters những ngày qua đều đưa tin về sự việc của Will Nguyễn một người Mỹ gốc Việt hiện đang sống tại Houston, Texas. Các hình ảnh trong nhiều video chia sẻ trên mạng cho thấy Will bị lực lượng chức năng công an Việt Nam kéo lê trên đường, gây chấn thương ở đầu, bị trùm mặt khi kéo lên xe đưa đi.
Tôi nghĩ đó là một thông điệp mạnh mẽ, cho biêt là sẽ đàn áp rất mạnh tay để đàn áp cuộc biểu tình lần này. Vì nhà cầm quyền hiện nay rất lo sợ người dân tiếp tục biểu tình lần thứ 2, lần thứ 3 vì mức độ cuộc biểu tình hôm vừa rồi đã vượt quá sự tưởng tượng hay dự đoán. – Dương Lâm
Thế nhưng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 14 tháng 6 nói rằng “không có việc sử dụng vũ lực” trong vụ bắt giữ Will Nguyễn.
Tuy nhiên, theo lời Dương Lâm kể lại từ một người bạn xin không nêu tên cho biết:
“Bạn đó nói rằng bạn đó không thấy Will làm gì nhưng thấy Will bị bắt giữ rất thô bạo.”
Theo nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, lệnh khởi tố này chính là một đòn đe doạ từ nhà cầm quyền Việt Nam.
“Việc dùng lệnh khởi tố này thật ra là 1 đòn đe doạ trấn áp người khác, kể cả dư luận ở Mỹ, Châu Âu, cũng như dư luận trong nước.”
Một bạn trẻ xin không nêu tên, có mặt trong đoàn người xuống đường hôm 10 tháng 6 cho biết:
“Nó sẽ dóng 1 hồi chuông đến những người Việt ở nước ngoài có ý định về Việt Nam, đó là trấn áp tinh thần.”
Làn sóng phản đối và sức ép lên chính quyền
Đây cũng chính là nhận xét của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng. Theo dõi những hình ảnh được chia sẻ lan rộng trên mạng xã hội từ ngày 10 tháng 6, ông cho biết cá nhân ông nhận thấy Will Nguyễn có mặt trong đoàn người biểu tình với tư cách cá nhân.
“Trên tay không có một biểu ngữ nào, cũng không hô một khẩu hiệu nào. Cậu ấy chỉ làm 1 việc là đấu tranh cho đoàn người trên phố vượt qua hàng rào an ninh. Ngoài ra cậu ấy không có bất cứ thông điệp chính trị hay sự kêu gọi nào.”
Trên mạng xã hội có rất nhiều ý kiến từ những người có mặt trong đoàn biểu tình hoặc khi xem video sự kiện cũng đồng thuận với nhận xét này.
Trên tay không có một biểu ngữ nào, cũng không hô một khẩu hiệu nào. Cậu ấy chỉ làm 1 việc là đấu tranh cho đoàn người trên phố vượt qua hàng rào an ninh. Ngoài ra cậu ấy không có bất cứ thông điệp chính trị hay sự kêu gọi nào. – Nguyễn Lân Thắng
Do đó, ông nghĩ rằng lệnh khởi tố Will Nguyễn mà Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa đưa ra sẽ là dẫn đến một làn sóng phản đối vô cùng to lớn không chỉ trong nước và lan ra cả hải ngoại nhằm chỉ trực tiếp đến cấp chính quyền Việt Nam.
“Điều này chắc chắn nó sẽ gây ra một ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với dư luận người Việt hải ngoại. Vì việc chính quyền tổng thống Donald Trump quyết định sẽ phản ứng việc này như thế nào nó là điều vô cùng quan trọng. Và chắc chắn cộng đồng người Việt bên đó sẽ có sức ép vô cùng lớn lên chính phủ, Quốc hội. Tôi tin chắc sẽ có những cuộc biểu tình cực kỳ lớn ở nhiều thành phố của người Việt để yêu cầu chính quyền Mỹ phải vào cuộc, có những biện pháp nhanh nhất can thiệp vấn đề này.”
Yếu tố pháp lý
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 14 tháng 6 cho biết họ đã biết về việc này và khẳng định khi một công dân Hoa Kỳ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ những vấn đề ở cấp lãnh sự một cách thích hợp. Tuy nhiên, đại sứ quán Hoa Kỳ không đưa thêm bất cứ một bình luận gì vì lý do quan ngại quyền riêng tư.
Nhận xét về phản ứng này, Giáo sư Tạ Văn Tài, từng giảng dạy tại Trường Luật, đại học Harvard nói rằng đó là một cách nói “vuốt mặt cho chính phủ Việt Nam.”
Vấn đề truy tố người ngoại quốc trong lãnh thổ 1 quốc gia, trường hợp này là Việt Nam, luật quốc tế dành cho quốc gia đó có toàn quyền trên lãnh thổ của mình để duy trì an ninh trật tự. Nghĩa là bất kỳ ai dù là người ngoại quốc vi phạm luật lệ trong lãnh thổ 1 nước thì cũng có thể bị truy tố như thường. – Giáo sư Tạ Văn Tài
Chúng tôi đặt vấn đề về tính pháp lý trong việc truy tố một người nước ngoài ở Việt Nam, trường hợp này là với Will Nguyễn và được ông cho biết:
“Vấn đề truy tố người ngoại quốc trong lãnh thổ 1 quốc gia, trường hợp này là Việt Nam, luật quốc tế dành cho quốc gia đó có toàn quyền trên lãnh thổ của mình để duy trì an ninh trật tự. Nghĩa là bất kỳ ai dù là người ngoại quốc vi phạm luật lệ trong lãnh thổ 1 nước thì cũng có thể bị truy tố như thường.”
Tuy nhiên Giáo sư Tài nhấn mạnh rằng khi người ngoại quốc bị truy tố trong lãnh thổ một nước thì phải có được sự bảo đảm về những thủ tục, tiến hành đúng pháp luật về nhân quyền. Một trong các quyền đó, là quyền của Đại sứ Mỹ được gửi người đến theo dõi, dự xử, theo dõi việc truy tố có đúng pháp luật hay không.
Hôm 14 tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng cho biết đã sắp xếp một cuộc gặp phía lãnh sự cho đại sứ quán Mỹ và ông Will Nguyễn. Truyền thông không đề cập đến cuộc gặp đã diễn ra chưa hoặc khi nào. Tuy nhiên, cho đến khi quyết định khởi tố được chính thức đưa ra, gia đình Will Nguyễn vẫn chưa liên lạc được với anh.
Trong một chia sẻ mới nhất về Will Nguyễn viết trên trang cá nhân của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, ông ghi rằng:
“Tôi không cần biết anh ấy là ai. Tôi không cần biết anh ấy có phải người của tổ chức nào hay không. Will Nguyen dù chỉ mang trong mình một phần dòng máu Việt Nam, nhưng đã bỏ nơi tự do của anh ấy để về nơi tối tăm này, góp sức trẻ của mình để thay đổi đất nước Việt Nam.”
June 16, 2018
Khởi tố Will Nguyễn: Đòn đe doạ trấn áp mạnh mẽ của nhà cầm quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đòn đe doạ trấn áp
Quyết định của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM được tờ Vietnamnet.vn chính thức loan tin lúc 8 giờ 20 phút tối ngày thứ Sáu 15 tháng 6. Cho đến lúc này, Will Anh Nguyễn, một trong hơn 100 người bị bắt tại các cuộc biểu tình trên khắp Việt Nam, diễn ra tại Hà Nội, Khánh Hòa và một số tỉnh thành khác, đã bị tạm giam từ ngày Chủ nhật 10 tháng 6.
Giữa hàng trăm người bị bắt giữ và tạm giam, lệnh khởi tố với Will Nguyễn là một quyết định “không phải tự nhiên mà có”. Đó là nhận định của phần nhiều các nhà dân chủ đấu tranh trong nước, và cũng là chia sẻ của kỹ sư, nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Lân Thắng.
Từ Hà Nội, ông cho biết:
“Tôi nghĩ không phải tự nhiên mà trăm người đã bị bắt, mà Will Nguyễn lại bị khởi tố hình sự. Hình ảnh của Will là một hình ảnh vô cùng đẹp, vô cùng xúc động khích lệ, cổ vũ những người dân xuống đường hôm 10 tháng 6. Ngoài ra còn cổ vũ khích lệ nhiều thanh niên Việt kiều khác đang ở Mỹ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Đó là những người rất muốn về Việt Nam tham gia, góp sức mình trong việc thay đổi đất nước.”
Nhà hoạt động dân chủ Dương Lâm từ Sài Gòn cho rằng ở thời điểm hiện tại, lệnh khởi tố Will Nguyễn như một lời đe doạ nhắm vào người biểu tình và có ý định sẽ tham gia biểu tình.
“Tôi nghĩ đó là một thông điệp mạnh mẽ, cho biêt là sẽ đàn áp rất mạnh tay để đàn áp cuộc biểu tình lần này. Vì nhà cầm quyền hiện nay rất lo sợ người dân tiếp tục biểu tình lần thứ 2, lần thứ 3 vì mức độ cuộc biểu tình hôm vừa rồi đã vượt quá sự tưởng tượng hay dự đoán. Cái sự phản kháng của dân quá mạnh mẽ đặc biệt là diễn ra ở các tỉnh thành với số lượng người rất lớn mà với những gương mặt không phải là quen thuộc.”
Công dân Mỹ gốc Việt Will Anh Nguyễn là một trong những gương mặt mới này. Mạng xã hội, báo chí trong nước lẫn các truyền thông lớn thế giới như New York Times, Foxnews, Reuters những ngày qua đều đưa tin về sự việc của Will Nguyễn một người Mỹ gốc Việt hiện đang sống tại Houston, Texas. Các hình ảnh trong nhiều video chia sẻ trên mạng cho thấy Will bị lực lượng chức năng công an Việt Nam kéo lê trên đường, gây chấn thương ở đầu, bị trùm mặt khi kéo lên xe đưa đi.
Thế nhưng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 14 tháng 6 nói rằng “không có việc sử dụng vũ lực” trong vụ bắt giữ Will Nguyễn.
Tuy nhiên, theo lời Dương Lâm kể lại từ một người bạn xin không nêu tên cho biết:
“Bạn đó nói rằng bạn đó không thấy Will làm gì nhưng thấy Will bị bắt giữ rất thô bạo.”
Theo nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, lệnh khởi tố này chính là một đòn đe doạ từ nhà cầm quyền Việt Nam.
“Việc dùng lệnh khởi tố này thật ra là 1 đòn đe doạ trấn áp người khác, kể cả dư luận ở Mỹ, Châu Âu, cũng như dư luận trong nước.”
Một bạn trẻ xin không nêu tên, có mặt trong đoàn người xuống đường hôm 10 tháng 6 cho biết:
“Nó sẽ dóng 1 hồi chuông đến những người Việt ở nước ngoài có ý định về Việt Nam, đó là trấn áp tinh thần.”
Làn sóng phản đối và sức ép lên chính quyền
Đây cũng chính là nhận xét của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng. Theo dõi những hình ảnh được chia sẻ lan rộng trên mạng xã hội từ ngày 10 tháng 6, ông cho biết cá nhân ông nhận thấy Will Nguyễn có mặt trong đoàn người biểu tình với tư cách cá nhân.
“Trên tay không có một biểu ngữ nào, cũng không hô một khẩu hiệu nào. Cậu ấy chỉ làm 1 việc là đấu tranh cho đoàn người trên phố vượt qua hàng rào an ninh. Ngoài ra cậu ấy không có bất cứ thông điệp chính trị hay sự kêu gọi nào.”
Trên mạng xã hội có rất nhiều ý kiến từ những người có mặt trong đoàn biểu tình hoặc khi xem video sự kiện cũng đồng thuận với nhận xét này.
Do đó, ông nghĩ rằng lệnh khởi tố Will Nguyễn mà Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa đưa ra sẽ là dẫn đến một làn sóng phản đối vô cùng to lớn không chỉ trong nước và lan ra cả hải ngoại nhằm chỉ trực tiếp đến cấp chính quyền Việt Nam.
“Điều này chắc chắn nó sẽ gây ra một ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với dư luận người Việt hải ngoại. Vì việc chính quyền tổng thống Donald Trump quyết định sẽ phản ứng việc này như thế nào nó là điều vô cùng quan trọng. Và chắc chắn cộng đồng người Việt bên đó sẽ có sức ép vô cùng lớn lên chính phủ, Quốc hội. Tôi tin chắc sẽ có những cuộc biểu tình cực kỳ lớn ở nhiều thành phố của người Việt để yêu cầu chính quyền Mỹ phải vào cuộc, có những biện pháp nhanh nhất can thiệp vấn đề này.”
Yếu tố pháp lý
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 14 tháng 6 cho biết họ đã biết về việc này và khẳng định khi một công dân Hoa Kỳ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ những vấn đề ở cấp lãnh sự một cách thích hợp. Tuy nhiên, đại sứ quán Hoa Kỳ không đưa thêm bất cứ một bình luận gì vì lý do quan ngại quyền riêng tư.
Nhận xét về phản ứng này, Giáo sư Tạ Văn Tài, từng giảng dạy tại Trường Luật, đại học Harvard nói rằng đó là một cách nói “vuốt mặt cho chính phủ Việt Nam.”
Chúng tôi đặt vấn đề về tính pháp lý trong việc truy tố một người nước ngoài ở Việt Nam, trường hợp này là với Will Nguyễn và được ông cho biết:
“Vấn đề truy tố người ngoại quốc trong lãnh thổ 1 quốc gia, trường hợp này là Việt Nam, luật quốc tế dành cho quốc gia đó có toàn quyền trên lãnh thổ của mình để duy trì an ninh trật tự. Nghĩa là bất kỳ ai dù là người ngoại quốc vi phạm luật lệ trong lãnh thổ 1 nước thì cũng có thể bị truy tố như thường.”
Tuy nhiên Giáo sư Tài nhấn mạnh rằng khi người ngoại quốc bị truy tố trong lãnh thổ một nước thì phải có được sự bảo đảm về những thủ tục, tiến hành đúng pháp luật về nhân quyền. Một trong các quyền đó, là quyền của Đại sứ Mỹ được gửi người đến theo dõi, dự xử, theo dõi việc truy tố có đúng pháp luật hay không.
Hôm 14 tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng cho biết đã sắp xếp một cuộc gặp phía lãnh sự cho đại sứ quán Mỹ và ông Will Nguyễn. Truyền thông không đề cập đến cuộc gặp đã diễn ra chưa hoặc khi nào. Tuy nhiên, cho đến khi quyết định khởi tố được chính thức đưa ra, gia đình Will Nguyễn vẫn chưa liên lạc được với anh.
Trong một chia sẻ mới nhất về Will Nguyễn viết trên trang cá nhân của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, ông ghi rằng:
“Tôi không cần biết anh ấy là ai. Tôi không cần biết anh ấy có phải người của tổ chức nào hay không. Will Nguyen dù chỉ mang trong mình một phần dòng máu Việt Nam, nhưng đã bỏ nơi tự do của anh ấy để về nơi tối tăm này, góp sức trẻ của mình để thay đổi đất nước Việt Nam.”