Điều 8 và 15 hình sự hoá việc“phủ nhận những thành tựu của cuộc cách mạng,” “xúc phạm các anh hùng dân tộc” và “cung cấp thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân”- những cáo buộc mơ hồ có thể được áp dụng cho bất cứ ai đưa những thông tin trực tuyến mà không làm hài lòng nhà cầm quyền.
|
Phản đối Luật An ninh mạng là một trong những mục tiêu của hàng chục ngàn người biểu tình Việt Nam trên nhiều đường phố trong ngày Chủ nhật 10/6. Đây là hình ảnh một cuộc biểu tình ở thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh: Kao Nguyen / AFP). |
Một điều khoản đáng báo động khác là việc yêu cầu các nền tảng trực tuyến như Google và Facebook kiểm duyệt mọi nội dung được chính phủ coi là gây tranh cãi, lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam và trao dữ liệu cho các cơ quan chức năng Việt Nam theo yêu cầu. Luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 1 tới.
“Chúng tôi kêu gọi các nhà lập pháp của Việt Nam nhanh chóng bãi bỏ luật mới này, một luật củng cố quyền kiểm soát của chính phủ đối với việc tiếp cận thông tin,” Daniel Bastard, người đứng đầu bộ phận châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói.
“Mặc dù có khoảng 30 blogger bị giam cầm, chính phủ tăng cường giám sát hoạt động trực tuyến và thành lập đội quân dự luận viên, Internet vẫn tiếp tục là nơi duy nhất mà công dân Việt Nam có thể trao đổi thông tin độc lập, đáng tin cậy. Chính mạng xã hội là nơi tập trung giới bất đồng chính kiến mà ban lãnh đạo hiện tại của Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đàn áp. Chúng tôi cũng đề nghị các nền tảng trực tuyến không tuân theo các yêu cầu vô lý của luật này.”
Nhiều người nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó có đảng viên cộng sản, đã chỉ trích luật này.
Nhiều trí thức, luật sư, cựu chiến binh và thậm chí cả đại biểu quốc hội không chỉ lên án việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin, mà còn chỉ ra rằng việc áp dụng luật mới này có thể có tác động tàn phá đến nền kinh tế của đất nước. Hơn 63.000 người đã ký một bản kiến nghị đề nghị không áp dụng luật.
Các nhà trí thức khác, chẳng hạn như blogger Nguyễn Xuân Diện, đã lên tiếng lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
“Chúng tôi biết rằng cảnh sát an ninh mạng Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc,”ông Diện viết trong một bài đăng vào ngày 11/6. “Chúng tôi không thể loại trừ việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng an ninh mạng của mình (…) Điều này phản ánh quyết tâm của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng. Chưa bao giờ có ý định đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc rõ ràng như bây giờ. ”
Vào ngày 10/6, hàng chục ngàn người đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình trên đường phố trong cả nước được thúc đẩy bởi những lo ngại về nền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam phát sinh từ luật mới. “Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến khi kết thúc,” là một trong những khẩu hiệu mới bây giờ lưu hành trên các mạng xã hội.
Việt Nam tiếp tục nằm ở khu vực cuối bảng của Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của RSF, và được xếp hạng 175 trên 180 quốc gia trong năm2018.
June 17, 2018
RSF kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Luật An ninh mạng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Được 423 đại biểu quốc hội bỏ phiếu đồng ý so với 15 phiếu chống trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội vào ngày 12/6, với việc giữ nguyên không có sự thay đổi nào, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng- là sự sao chép nguyên xi Luật An ninh mạng của Trung Quốc đã được Bắc Kinh áp dụng từ tháng 6 năm 2017.
Điều 8 và 15 hình sự hoá việc“phủ nhận những thành tựu của cuộc cách mạng,” “xúc phạm các anh hùng dân tộc” và “cung cấp thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân”- những cáo buộc mơ hồ có thể được áp dụng cho bất cứ ai đưa những thông tin trực tuyến mà không làm hài lòng nhà cầm quyền.
Một điều khoản đáng báo động khác là việc yêu cầu các nền tảng trực tuyến như Google và Facebook kiểm duyệt mọi nội dung được chính phủ coi là gây tranh cãi, lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam và trao dữ liệu cho các cơ quan chức năng Việt Nam theo yêu cầu. Luật này sẽ có hiệu lực vào tháng 1 tới.
“Chúng tôi kêu gọi các nhà lập pháp của Việt Nam nhanh chóng bãi bỏ luật mới này, một luật củng cố quyền kiểm soát của chính phủ đối với việc tiếp cận thông tin,” Daniel Bastard, người đứng đầu bộ phận châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói.
“Mặc dù có khoảng 30 blogger bị giam cầm, chính phủ tăng cường giám sát hoạt động trực tuyến và thành lập đội quân dự luận viên, Internet vẫn tiếp tục là nơi duy nhất mà công dân Việt Nam có thể trao đổi thông tin độc lập, đáng tin cậy. Chính mạng xã hội là nơi tập trung giới bất đồng chính kiến mà ban lãnh đạo hiện tại của Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đàn áp. Chúng tôi cũng đề nghị các nền tảng trực tuyến không tuân theo các yêu cầu vô lý của luật này.”
Nhiều người nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó có đảng viên cộng sản, đã chỉ trích luật này.
Nhiều trí thức, luật sư, cựu chiến binh và thậm chí cả đại biểu quốc hội không chỉ lên án việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin, mà còn chỉ ra rằng việc áp dụng luật mới này có thể có tác động tàn phá đến nền kinh tế của đất nước. Hơn 63.000 người đã ký một bản kiến nghị đề nghị không áp dụng luật.
Các nhà trí thức khác, chẳng hạn như blogger Nguyễn Xuân Diện, đã lên tiếng lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
“Chúng tôi biết rằng cảnh sát an ninh mạng Việt Nam được đào tạo tại Trung Quốc,”ông Diện viết trong một bài đăng vào ngày 11/6. “Chúng tôi không thể loại trừ việc Trung Quốc đã giúp Việt Nam thiết kế và trang bị cơ sở hạ tầng an ninh mạng của mình (…) Điều này phản ánh quyết tâm của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng. Chưa bao giờ có ý định đẩy Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc rõ ràng như bây giờ. ”
Vào ngày 10/6, hàng chục ngàn người đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình trên đường phố trong cả nước được thúc đẩy bởi những lo ngại về nền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam phát sinh từ luật mới. “Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến khi kết thúc,” là một trong những khẩu hiệu mới bây giờ lưu hành trên các mạng xã hội.
Việt Nam tiếp tục nằm ở khu vực cuối bảng của Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của RSF, và được xếp hạng 175 trên 180 quốc gia trong năm2018.