Tuẩn tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 24 từ này 11 đến 17/6/2018: Việt Nam thắt chặt an ninh đề phòng biểu tình, tiếp tục bắt giữ nhiều người

DTD logo

 

Người Bảo vệ Nhân quyền| ngày 17/6/2018

 

Lực lượng công an Việt Nam đang thắt chặt an ninh để nhằm ngăn cản người dân biểu tình phản đối dự luật Đặc khu kinh tế, và Luật An ninh mạng sau khi Quốc hội đã thông qua luật này vào ngày 12/6.

Kể từ ngày 10/6, lực lượng an ninh đã bắt giữ hàng trăm người biểu tình, bao gồm hơn 300 người ở thành phố Hồ Chí Minh và hơn 200 người ở tỉnh Bình Thuận. Những người bị bắt bị đánh đập và tra khảo bởi lực lượng an ninh. Tài sản của họ, bao gồm điện thoại và nhiều vật dụng cá nhân khác, bị thu giữ.

Lực lượng công an đã trả tự do cho một số người sau khi bắt họ cam kết không tham gia biểu tình, và giữ lại một số khác để điều tra và đe doạ sẽ khởi tố với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” hay “phá rối an ninh.” Một trong số người bị giữ là William Nguyen Anh, một công dân Mỹ đang ở Sài Gòn như một khách du lịch. Chính quyền thành phố HCM cho biết sẽ khởi tố anh với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự.

Trong hai ngày cuối tuần, lực lượng công an, dân phòng và quân đội được điều động ra chốt giữ ở những tuyến phố trọng yếu ở các thành phố lớn. Nhiều tuyến phố đi bộ, công viên bị đóng cửa trong khi mật vụ được điều động đến canh gác gần nhà riêng của người bất đồng chính kiến. Công an còn dùng khoá để khoá cầu thang nơi gia đình nhà hoạt động Ngô Duy Quyền- Lê Thị Công Nhân sinh sống ở Hà Nội.

Trong những ngày gần đây, công an tiếp tục bắt giữ người hoạt động, trong đó có Nguyễn Ngọc Lụa, Trương Thị Hà và ca sỹ Nguyễn Tín.

Ngày 15/6, tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) đã ra thông cáo yêu cầu chính phủ Việt Nam dừng việc bắt bớ người biểu tình và trả tự do cho những người đã bị bắt khi tham gia biểu tình ôn hoà chống hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng. Tổ chức này cũng yêu cầu nhà cầm quyền điều tra việc lực lượng an ninh sử dụng những biện pháp mạnh tay để giải tán biểu tình, bao gồm đánh đập, sử dụng lựu đạn cay và bom khói, vòi rồng và thiết bị tạo âm thanh lớn (LRADs).

Chính quyền Việt Nam phải có nghĩa vụ bảo đảm an ninh cho người biểu tình, thay vì đàn áp họ, HRW nói.

Ngày 12/10, mặc cho sự phản đối của dân chúng và đề nghị của nhiều nhân sỹ, trí thức, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật An ninh mạng, một luật được cho là vi phạm quyền con người và sẽ gây nhiều khó khăn cho sự phát triển của Việt Nam khi nó được áp dụng từ ngày 01/01/2019. Trước đó, ngày 11/6, 74 luật sư từ khắp nơi trong cả nước đã cùng gửi một đơn kiến nghị lên Quốc hội đề nghị các đại biểu không bỏ phiếu cho dự luật.

Hai ngày sau khi Quốc hội thông qua luật An ninh mạng, Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Nhân quyền ở châu Á đã ra thông cáo bày tỏ sự quan ngại rằng việc áp dụng luật sẽ vi phạm quyền con người, quyền bảo mật thư tín. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng ra thông cáo đề nghị Quốc hội Việt Nam thu hồi luật.

Trong tuần, an ninh Việt Nam đã dừng xuất cảnh linh mục Joseph Nguyễn Duy Tân và Hoàng Đức Nguyên, em trai của nhà hoạt động đang bị cầm tù Hoàng Đức Bình. Linh mục Nguyễn Duy Tân thuộc giáo xứ Thọ Hoà, giáo phận Xuân Lộc bị an ninh chặn lại khi đang trên đường sang Malaysia cùng 25 linh mục khác, còn Hoàng Đức Nguyên bị cấm bay sang Đài Bắc nơi anh được chính phủ Đài Loan mời để nói về thảm hoạ môi trường do Tập đoàn Formosa gây ra ở khu vực biển miền Trung.

Nhà hoạt động Trần Thị Nga, người đang thụ án tù 9 năm tại trại giam Đắc Trung ở Gia Lai, đã được gặp ba con trai, trong đó có Phú (8 tuổi) và Tài (5 tuổi) lần đầu tiên kể từ khi bị bắt giữ vào ngày 21/2/2017.

Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger nổi tiếng dưới bút danh Mẹ Nấm, được Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2018 vì những bài báo của cô về những vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam như cưỡng chế đất đai và bạo lực của cảnh sát.

===== 11/6 =====

74 luật sự kiến nghị Quốc hội không thông qua dự luật An ninh mạng

Một nhóm gồm 74 luật sư khắp cả nước đã cùng nhau ký vào một đơn kiến nghị tới Quốc hội, đề nghị các đại biểu không thông qua dự luật An ninh mạng trong lần bỏ phiếu vào ngày 12/6.

Trong đơn kiến nghị gửi đến Quốc hội vào ngày 11/6, các luật sư đề nghịcác đại biểu Quốc hội cân nhắc việcthông qua dự luật theo như dự kiếnđể tránh có một luật khôngđảm bảo quyền con người và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Trong trường hợp Quốc hội vẫn biểu quyết về dự Luật An ninhmạng, cácluật sự đề nghị các đại biểubiểu quyết “không đồng ý” thông qua dự luật này.

——————–

Linh mục công khai chính kiến bị cấm xuất cảnh

Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân, chánh xứ Thọ Hòa tỉnh Đồng Nai, người được biết đến vì những phát biểu phản đối lại các sai trái của chính phủ Việt Nam, bị an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất cấm xuất cảnh vào ngày 11/6.

Theo biên bản cấm xuất cảnh, an ninh cửa khẩu cho biết việc cấm xuất cảnh dựa trên đề nghị của Sở Công an tỉnh Đồng Nai, với lý do an ninh quốc gia.

Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân cho biết việc ông bị dừng xuất cảnh có thể vì bài phát biểu về tự do tôn giáo trong buổi gặp giữa phái đoàn ngoại giao từ đại sứ quán nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) với Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại chùa Giác Hoa vào ngày 16/5.

Linh mục Tân đã báo cáo việc này với Phái đoàn Liên minh Châu Âu, Đại sứ quán Đức và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, và Cao ủy Nhân quyền LHQ.

Trước đó, vào ngày 4/9/2017, giáo xứ Thọ Hòa, nơi Linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân đang làm chánh xứ, đã bị 14 thanh niên thuộc Hội Cờ đỏ mang súng ngắn, roi điện, loa thùng đến sách nhiễu, đe dọa. Ngoài ra, nhóm người này còn hành hung và đánh đập một giáo dân tên Thanh.

Trước linh mục Giuse Nguyễn Duy Tân, đã có một số trường hợp linh mục Công giáo bị cấm xuất cảnh Việt Nam vì có những phát biểu chỉ trích chính quyền. Gần đây nhất là trường hợp của linh mục Đinh Hữu Thoại, Dòng Chúa Cứu Thế giáo phận Đà Nẵng, bị cấm xuất cảnh khi định sang Lào vào tháng 3/2018.

===== 12/6 =====

Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế thất vọng

Ngày 12/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng, gây thất vọng cho Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế.

Trong cuộc bỏ phiếu vào sáng 12/6, 423 đại biểu quốc hội đồng ý thông qua luật, và chỉ có 15 đại biểu bỏ phiếu chống. 28 đại biểu khác bỏ phiếu trắng.

Chỉ sau đó ít giờ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ sự thất vọng về việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật An ninh mạng, coi việc này là một hành động nhằm thu hẹp tự do biểu đạt trên không gian mạng, và áp đặt những hạn chế gây phiền toái đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác.

Liên hiệp Internet Châu Á (Asia Internet Coalition), một tổ chức kỹ nghệ bao gồm nhiều công ty toàn cầu trong đó có cả Google và Facebook, cho biết họ thất vọng với việc Việt Nam thông qua luật đòi hỏi các công ty Internet phải đặt máy chủ ở Việt Nam, mở văn phòng ở Việt Nam và kiểm soát nội dung theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, và Bộ Công an của Việt Nam. AIC ước tính luật an ninh mạng sẽ làm tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm 1.7% và đầu tư nước ngoài giảm 3.1%.

Tổ chức Ân xá Quốc tế thì nói rằng luật an ninh mạng có thể dẫn tới những hậu quả thảm khốc cho tự do diễn đạt. Trong một tuyên bố đưa ra hôm Thứ Ba, bà Clare Algar, giám đốc Các hoạt động toàn cầu của tổ chức này nói rằng luật An ninh mạng cho chính phủ những quyền hạn rộng lớn để theo dõi hoạt động trên mạng, có nghĩa là “giờ đây không còn một nơi chốn nào an toàn ở Việt Nam để cho người dân tự do phát biểu.”

===== 13/6 =====

Biểu tình chống dự luật đặc khu và luật an ninh mạng tiếp diễn ở nhiều nơi

Sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua luật an ninh mạng, hàng ngàn người dân Việt Nam tiếp tục biểu tình tại Sài Gòn, Long An và Tiền Giang.

Theo đài Á Châu Tự do, cuộc biểu tình tại Long An xuất phát từ khu công nghiệp Thiện Đạo. Hàng ngàn công nhân đình công kéo ra đường tuần hành ôn hòa. Họ đi qua các nhà máy và cơ sở kinh doanh do người Trung Quốc góp vốn. Các công nhân thuộc những khu công nghiệp khác trong vùng như Vĩnh Lộc, Phúc Long, Phú An Thạnh, Long Hậu cũng đình công và tham gia biểu tình. Cuộc tuần hành của hàng ngàn người khiến các con đường chính của huyện Bến Lức và đoạn quốc lộ 1 đi qua khu vực bị tắc nghẽn. Các lực lượng công an và dân phòng được điều tới theo dõi nhưng không có hành động trấn áp.

Trong khi đó, cuộc biểu tình chống Dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng ở tỉnh Tiền Giang tiếp diễn sang tới ngày thứ ba. Hàng trăm công nhân ở khu công nghiệp Tân Hương vào hôm Thứ Tư tụ tập với những biểu ngữ như “Tôi yêu Tổ Quốc – Không cho Trung Quốc thuê đất.” Những đoạn phim đăng tải trên mạng xã hội cho thấy hàng trăm công nhân đối đầu với công an tại các cổng nhà máy rồi kéo ra đường tuần hành.

Trên mạng xã hội hiện cũng lan truyền lời kêu gọi cho một đợt biểu tình mới trên toàn quốc vào ngày Thứ Bảy 16 tháng 6. Lời kêu gọi biểu tình nhận định rằng, dự luật Đặc khu là hành động bán đất, bán nước cho Trung Cộng, còn luật An ninh mạng là hành động bịt miệng, bịt tai, bịt mắt người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam được kêu gọi đồng loạt tiến hành các cuộc biểu tình ôn hòa tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Nghệ An, Sài Gòn và bất cứ địa phương nào khác.

===== 14/6 =====

Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ lo ngại về Luật An ninh mạng của Việt Nam

Văn phòng Cao uỷ Nhân Quyền Liên Hợp quốc ở Đông Nam Á có trụ sở tại Bangkok bày tỏ quan ngại về việc Quốc hội Việt Nam thông qua luật An ninh mạng gây tranh cãi.

Theo tuyên bố do Văn phòng này đưa ra vào ngày 14/06, luật An ninh mạng có những điều khoản đi ngược lại các cam kết mà Việt Nam đã ký trong Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.

Văn phòng lo ngại rằng luật này có thể được sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng ở Việt Nam, và khuyến khích chính phủ Việt Nam tạo môi trường thuận lợi cho tự do ngôn luận, cả trên mạng lẫn ngoài đời.

Văn phòng kêu gọi chính quyền Việt Nam để người dân và xã hội dân sự tham gia vào việc làm luật và chính sách.

Văn phòng cũng quan ngại việc Việt Nam bắt giữ và đánh đập nhiều người biểu tình trong các ngày từ 10/6.

——————–

Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được CPJ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế

Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, là một trong bốn người vừa được Ủy ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) trao giải Tự do Báo chí Quốc tế năm 2018.

Những người khác cùng được giải thưởng là nhà báo Amal Khalifa Idris Habbanicủa Sudan, nhà báo điều tra Luz Mely Reyesngười Venezuela, và Anastasiya (Nastya) Stanko, phóng viên truyền hình người Ucraina.

Theo CPJ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những blogger độc lập nổi bật nhất của Việt Nam được biết đến với nhiều bài viết dưới bút danh Mẹ Nấm. Cô đã bị bắt giam năm 2016 với cáo buộc liên quan dến đến các vấn đề nhạy cảm bị kiểm duyệt bởi truyền thông do nhà nước kiểm soát, bao gồm cả cưỡng chế đất đai, ô nhiễm môi trường và sự tàn bạo của lực lượng cảnh sát.

“Tại thời điểm báo chí bị phỉ báng, chế giễu, và bị coi thường bởi rất nhiều nhà lãnh đạo chính trị, CPJ vinh danh một số phóng viên dũng cảm và tận tâm nhất thế giới vì những đóng góp của họ trong việc đưa tin đến cộng đồng và thế giới,” Giám đốc điều hành CPJ Joel Simon nói.

“Những nhà báo này đã mạo hiểm cuộc sống và tự do của họ chỉ để thực hiện công việc của mình. Không còn điều gì lớn hơn điều này để khẳng định sự quan trọng của báo chí.”

Những nhà báo trên sẽ được vinh danh trong buổi tiệc trao giải thưởng hàng năm của CPJ. Năm nay, buổi tiệc sẽ được chủ trì bởi Meher Tatna, chủ tịch Hiệp hội Báo chí Nước ngoài Hollywood. Nhà báo CBS kỳ cựu và phóng viên Bill Whitaker sẽ dẫn chương trình của buổi tiệc tại Grand Hyatt New York ở thành phố New York vào ngày 20 tháng 11 năm 2018.

CPJ là một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, có trụ sở ở thành phố New York với mục tiêu thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ các quyền của nhà báo.

===== 15/6 =====

Công an Việt Nam bắt giữ hàng trăm người biểu tình, khởi tố nhiều người

Lực lượng an ninh Việt Nam đã đàn áp nhiều cuộc biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng, bắt giữ hàng trăm người trong nhiều ngày từ 10/6.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, chính quyền thành phố đã bắt giữ hơn 300 người, và tiếp tục bắt giữ nhiều người khác trong những ngày gần đây. Ngay trong ngày 17/6, an ninh bắt giữ Nguyễn Ngọc Lụa và Trương Thị Hà khi họ đang đi trên đường phố. Trước đó hai ngày, an ninh cũng bắt giữ ca sỹ Nguyễn Tín khi anh đang ở trong phòng trọ.

Theo một tài liệu của Sở Công an thành phố bị rò rỉ thì công an định khởi tố gần 40 chục người, trả tự do cho nhiều người sau khi buộc họ cam kết không tham gia biểu tình.

Không rõ số phận của hàng chục người khác.

Hầu như tất cả những người bị bắt đều bị đánh đập trong lúc biểu tình hay trong thời gian bị giam giữ.

Trong số những người bị bắt có anh William Nguyen Anh, một sinh viên chương trình cao học ở Singapore nhưng sang Việt Nam du lịch. Anh có bố mẹ là người Việt, trốn chạy chế độ cộng sản sang Mỹ. Chính quyền thành phố dự định sẽ khởi tố anh với cáo buộc gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự 2015. Anh bị đánh đập bởi mật vụ trong quá trình bị bắt giữ, và bị kéo lê lên xe cảnh sát với đầu đầy máu.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị Việt Nam trả tự do cho anh.

Trong khi đó, lực lượng an ninh được tăng cường từ nhiều đơn vị cảnh sát cơ động từ miền Bắc, đã đàn áp thằng tay tại Bình Thuận, bắt giữ hơn 200 người dân, những người bị cáo buộc bạo động.

Ngày 10/6, trên nhiều tỉnh thành xảy ra biểu tình với sự tham gia của hàng chục nghìn người để phản đối hai dự luật. Trong khi ở nhiều nơi, chính quyền sử dụng vũ lực và thành công trong việc giải tán biểu tình, thì ở Phan Thiết và Phan Rí của Bình Thuận, người dân địa phương đã vùng lên sau khi bị đàn áp bằng khí ngạt, bom khói và vòi rồng.

Người dân đã vùng lên chống trả bằng gạch đá và bom xăng, buộc cảnh sát cơ động phải đầu hàng. Cảnh sát cơ động bị buộc cởi bỏ quân phục và trang bị để về nhà. Người biểu tình đốt phá một số xe và trụ sở công quyền.

Theo một số người dân địa phương thì việc bạo động bị kích động bởi một số người lạ mặt bịt mặt.

Nhiều người sẽ bị khởi tố với những cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” hay “phá rối an ninh” trong thời gian tới.

———————

HRW yêu cầu Việt Nam trả tự do cho người biểu tình, điều tra bạo lực công an sử dụng để giải tán biểu tình

Việt Nam cần chấm dứt ngay những vụ bắt bớ độc đoán và sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình trên khắp nước, tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) nói trong một tuyên bố đưa ra ngày 15/6.

HRW cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho những người bị bắt chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.

Tuyên bố được đưa ra sau nhiều cuộc biểu tình đã bùng nổ trên toàn quốc hồi cuối tuần vừa qua để phản đối một dự luật sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất tới 99 năm trong các đặc khu kinh tế, một điều khoản mà những người chỉ trích sợ rằng sẽ dẫn tới việc các công ty Trung Cộng lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.

Hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Bình Thuận và nhiều nơi khác. Kể từ cuộc biểu tình đầu tiên vào ngày 09/6, an ninh đã bắt giữ và đánh đập hàng trăm người.

Ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của HRW, nói rằng người dân cần được bảo vệ khi tham gia biểu tình, đặc biệt là về những vấn đề được công chúng quan tâm nhiều. Với thành tích tệ hại của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc ứng phó với biểu tình, có đầy đủ lý do để tin rằng công an đang trừng phạt người bất đồng, chứ không chỉ giữ gìn trật tự công cộng.

HRW ghi nhận báo cáo rằng cảnh sát cơ động ở Bình Thuận đã sử dụng hơi cay, bom khói và vòi rồng để giải tán biểu tình.

Nguyên văn tuyên bố của HRW:Việt Nam cần chấm dứt việc bắt giữ người biểu tình và điều tra việc sử dụng bạo lực của lực lượng công an

Vietnam: Investigate Police Response to Mass Protests

===== June 16 =====

Việt Nam thắt chặt an ninh đề phòng biểu tình

Lực lượng công an Việt Nam đang thắt chặt an ninh để nhằm ngăn cản người dân biểu tình phản đối dự luật Đặc khu kinh tế, và Luật An ninh mạng sau khi Quốc hội đã thông qua luật này vào ngày 12/6.

Kể từ ngày 10/6, lực lượng an ninh đã bắt giữ hàng trăm người biểu tình, bao gồm hơn 300 người ở thành phố Hồ Chí Minh và hơn 200 người ở tỉnh Bình Thuận. Những người bị bắt bị đánh đập và tra khảo bởi lực lượng an ninh. Tài sản của họ, bao gồm điện thoại và nhiều vật dụng cá nhân khác, bị thu giữ.

Lực lượng công an đã trả tự do cho một số người sau khi bắt họ cam kết không tham gia biểu tình, và giữ lại một số khác để điều tra và đe doạ sẽ khởi tố với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” hay “phá rối an ninh.” Một trong số người bị giữ là William Nguyen Anh, một công dân Mỹ đang ở Sài Gòn như một khách du lịch. Chính quyền thành phố HCM cho biết sẽ khởi tố anh với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 của Bộ luật Hình sự.

Trong hai ngày cuối tuần, lực lượng công an, dân phòng và quân đội được điều động ra chốt giữ ở những tuyến phố trọng yếu ở các thành phố lớn. Nhiều tuyến phố đi bộ, công viên bị đóng cửa trong khi mật vụ được điều động đến canh gác gần nhà riêng của người bất đồng chính kiến. Công an còn dùng khoá để khoá cầu thang nơi gia đình nhà hoạt động Ngô Duy Quyền- Lê Thị Công Nhân sinh sống ở Hà Nội.

Trong những ngày gần đây, công an tiếp tục bắt giữ người hoạt động, trong đó có Nguyễn Ngọc Lụa, Trương Thị Hà và ca sỹ Nguyễn Tín.

Theo thông tin mới nhất, trong ngày 17/6, các lực lượng chức năng ở thành phố HCM đã bắt giữ 179 người, gồm 102 nam và 77 nữ, vì bị tình nghi có ý định biểu tình. Anh Trịnh Toàn bị an ninh đánh đập trọng thương và phải đi cấp cứu ở bệnh viện.

====================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây