Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 01/7/2018
Mật vụ ở tỉnh Lâm Đồng liên tiếp khủng bố cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và cha của cô trong nhiều ngày đêm gần đây.
Sau khi tấn công Minh Hạnh vào ngày 24/6, mật vụ tiếp tục tấn công nhà riêng của cha cô ở thị trấn Di Linh, huyên Di Linh, nơi cô về sống cùng để chăm sóc ông. Hàng đêm, nhiều mật vụ đã ném đá và gạch vào nhà, đập vỡ cửa kính và nhiều đồ đạc trong nhà. Tối 25/6, chúng còn ném bom tự chế vào nhà nhưng rất may là bom không nổ.
Minh Hạnh, người hiện là chủ tịch Phong trào Lao động Việt, đã tìm cách liên lạc với công an địa phương nhưng không một ai trả lời điện thoại của cô.
Sáng ngày 26/6, nhà hoạt động Đinh Văn Hải đến thăm và chia sẻ với Minh Hạnh. Trên đường về, ông bị mật vụ đánh gẫy xương tay và bả vai.
Cũng ở tỉnh Lâm Đồng, nhưng là ở huyện Đức Trọng, mật vụ đã đánh đập ông Hứa Phi, một chức sắc của đạo Cao Đài. Công an còn chặn đường không cho gia đình đưa ông đi bệnh viện để điều trị chấn thương cột sống và một số chấn thương nội tạng khác do trận đòn thù của mật vụ trước đó. Cuối cùng, gia đình phải đưa ông trốn về Sài Gòn để điều trị y tế ở một cơ sở tư nhân.
Mật vụ tỉnh Khánh Hoà đã bắt cóc nhà hoạt động Cao Hoàng Trâm Anh vào rạng sáng ngày 25/6, đưa cô đến một căn nhà bỏ hoang và tra tấn cô về tinh thần và thể xác. Vụ việc xảy ra 2 tuần sau khi Trâm Anh tham gia tuần hành phản đối dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng ở Nha Trang.
Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người hiện nay đang thụ án 10 năm tù giam tại Trại giam số 5 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, cho biết cô đang bị tra tấn tinh thần. Cô bị giam chung phòng với hai phụ nữ và một trong số họ liên tục chửi bới với lời lẽ tục tĩu và đe doạ cô. Ban giám thị trại giam từ chối chuyển cô sang phòng khác.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Thanh Hoá liên tục sách nhiễu gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn, người mới bị kết án 12 năm tù giam vì cổ suý nhân quyền và dân chủ. Ngoài việc đưa mật vụ phá việc buôn bán của vợ ông là cô Nguyễn Thị Lành, công an còn triệu tập cô lên đồn để tra hỏi về việc cô trả lời truyền thông ngoại quốc về việc chồng cô bị bắt giữ một cách độc đoán và bị kết tội bởi một toà án không công bằng.
Ngày 26/6, nhân Ngày Quốc tế Hỗ trợ Nạn nhân bị Tra tấn, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đã tổ chức một buổi gặp mặt với một số nhà hoạt động bị an ninh thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ và đánh đập ngày 10/6 và 17/6. An ninh thành phố đã không cho hai ông Phạm Bá Hải và Lê Công Định, hai điều phối viên của tổ chức tham dự sự kiện.
Một nhóm người hoạt động ở Việt Nam đã công bố bản báo cáo Những Ngày Chủ nhật đen tối, nói về việc an ninh thành phố HCM đã bắt giữ và đánh đập nhiều người hoạt động và công dân trong hai ngày 10/6 và 17/6. Bản báo cáo đề cập đến việc đánh đập và tra khảo ít nhất 38 người, trong đó có Trịnh Toàn, Nguyễn Thanh Loan, Trương Thị Hà và Nguyễn Ngọc Lụa.
Dù có nhiều tổ chức và cá nhân kêu gọi không công bố Luật An ninh mạng, Chủ tịch nước đã ký quyết định công bố bảy luật mới được Quốc hội thông qua, bao gồm Luật An ninh mạng.
===== 25/6 =====
Mẹ Nấm đang bị tra tấn tinh thần trong tù
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh(Mẹ Nấm), đang bị tra tấn tinh thần trong khi thụ án tù 10 năm tại Trại giam số 5 của Bộ Công an ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Hiện chị bị giam chung với hai phụ nữ trong cùng một buồng giam, và một trong số họ liên tục chửi bới Quỳnh rất tục tĩu và đe doạ cô.
Cô đề nghị giám thị chuyển buồng giam nhưng bị từ chối.
Trước đó, trong đầu tháng 6, Mẹ Nấm đã tuyệt thực để phản đối việc nhà thù không cho cô nhận và gửi thư.
Trong thời gian gần đây, Mẹ Nấm không ăn thức ăn do trại giam cung cấp vì cô thấy thức ăn có vấn đề.
Mẹ Nấm bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 củaBộluật Hình sự1999bởi các hoạt động dân sự vì môi trường và dân chủ tại Việt Nam.
Và cũng qua những hoạt động dân sự này, cô nhận được các giải thưởng nhân quyền quốc tế như giải “Người Bảo vệ Quyền Dân sự” năm 2015, của Civil Rights Defender và giải “Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm” của Hoa Kỳ năm 2017.
Ủyban Bảo vệ Ký giả(Committeeto Protect Journalists- CPJ)cũng trao cho côgiải”Tự do Báo chí Quốc tế” năm 2018.
Đọc thêm: Tù nhân lương tâm Blogger Mẹ Nấm bị đe dọa tinh thần trong tù
——————–
Nhà hoạt động Cao Hoàng Trâm Anh bị mật vụ bắt cóc, tra tấn
Mật vụ tỉnh Khánh Hoà đã bắt cóc nhà hoạt động Cao Hoàng Trâm Anh vào nửa đêm ngày 24/6 rạng ngày 25/6, tra tấn cô cả vê thể xác và tinh thần.
Trâm Anh, một người làm nghề thiết kế đồ hoạ, bị bắt giữ bởi 4 mật vụ, bị đưa vào một căn nhà bỏ hoang để tra tấn.
Cô bị mật vụ hất một dung dịch gì đó vào mặt và do đó cô nhớ rất ít về vụ việc. Cô được trả tự do vào sáng sớm ngày 25/6.
Trâm Anh là thường xuyên quan tâm đến tình hình xã hội. Trên trang facebook cá nhân, cô thường xuyên thể hiện sự trăn trở trước thực trạng đất nước ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, cô cổ suý cho dân chủ và đưa những tin tức phản ánh thực trạng xã hội Việt Nam.
Cô tham dự biểu tình chống dựluật Đặc khu Kinhtế và Luật An ninh mạng tại Khánh Hoà trong thời gian vừa qua.
Trước khi bị bắt, an ninh Khánh Hoà đã đến phòng trọ và cảnh báo cô nếu còn tiếp tục tham gia biểu tình.
===== 26/6 =====
Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh bị khủng bố
Mật vụ Lâm Đồng tiếp tục đàn áp cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, người hiện đang là chủ tịch Phong trào Lao động Việt, khi cô trở về thị trấn Di Linh, huyện Di Linh để chăm sóc cha.
Ngày 24/6, hai mật vụ đã hành hung cô khi cô đứa cháu đi học ở một trường học gần nhà.
Nhiều đêm tiếp theo đó, mật vụ đã ném đá và gạch vào nhà, phá huỷ cửa kính của cửa ra vào và cửa sổ.
Đêm 26/6, mật vụ ném bom tự chế vào nhà cô, tuy nhiên, may mắn bom không hoạt động.
Việc mật vụ ném đá và gạch tiếp tục trong các đêm sau đó.
Minh Hạnh đã gọi điện cho nhiều công an huyện và thị trấn nhưng chúng không nghe máy.
Người hoạt động khác cũng bị tấn công khi đến thăm Minh Hạnh. Blogger Đinh Văn Hải, người bị tàn tật, cũng bị mật vụ đánh trọng thương khi ông ở nhà Minh Hạnh ra. Ông bị đánh dập bàn tay và gẫy xương bả vai.
———————
Gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị chính quyền gây khó khăn
Gia đình tù nhân chính trị mục sư Nguyễn Trung Tôn đang bị chính quyền tỉnh Thanh Hóa theo dõi, công việc làm ăn bị phá khiến sinh hoạt của gia đình rơi vào cảnh đảo lộn.
Vợ ông, bà Nguyễn Thị Lành bị chính quyền tỉnh Thanh Hóa gửi giấy mời lên làm việc với nội dung “làm rõ việc chị trả lời phỏng vấn với đài nước ngoài”
Theo bà, thời gian gần đây có một số thành phần mặc thường phục gồm ba bốn người đi theo canh chừng bản thân bà, công việc làm ăn buôn bán và đưa con đi học cũng có người theo dõi làm cho mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn hoàn toàn. Bà nói không biết họ theo dõi cô về việc gì nhưng theo đánh giá của bản thân bà thì liên quan đến việc bà trả lời phỏng vấn với các báo đài nước ngoài.
Mục sư Tôn là một nhà hoạt động xã hội tích cực và cũng là chủ tịch Hội Anh em Dân chủ. Ông từng nhiều lần bị chính quyền sách nhiễu, tra tấn, đánh đập, bôi nhọ vì những nổ lực đấu tranh cho dân chủ Việt Nam. Vào tháng 2 năm 2017, ông bị bắt cóc và bị đánh đến mức tàn phế cả hai chân tại khu vực rừng núi Hà Tĩnh.
Ông bị bắt vào cuối tháng 7 năm 2017 với buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế trong phiên tòa diễn ra vào tháng 4 năm 2018.
=====
Ông Hứa Phi bị ngăn cản điều trị y tế
Công an tỉnh Lâm Đồng không cho ông Hứa Phi, chánh trị sự đạo Cao Đài và thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, được đi bệnh viện chữa trị những vết thương do mật vụ gây ra ngày 23/6.
Ngày 25/6, khi ông kêu đau, người nhà định đưa ông đến bệnh viện huyện Đức Trọng để điều trị, nhưng họ bị công an dừng giữa đường và bị buộc quay trở lại.
Gia đình ông buộc phải đưa ông đi khỏi địa phương một cách bí mật. Ông được đưa vào khám ở một cơ sở y tế tư ở Sài Gòn.
Kết quả chụp cho biết ông bị chấn thương cột sống, giập thận và gan bị tổn thương.
Xin nhắc lại là vào tối 23/6, ông bị một nhóm công an và mật vụ đánh trọng thương tại nhà. Chúng còn cắt ngắn râu của ông, và đe doạ người nhà.
Đọc thêm:
Cập nhật vụ chánh trị sự Hứa Phi bị hành hung
===== 27/6 =====
Phim tài liệu về Blogger Mẹ Nấm được chiếu tại Bangkok
Trong lúc sinh mạng của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) đang bị đe dọa tại Tram giam số 5 ở Yên Định, Thanh Hoá, thì một cuốn phim tài liệu về gia đình cô vừa được trình chiếu tại thủ đô Bangkok của Thái Lan và gây sốc cho nhiều khán giả.
Phim “Khi mẹ vắng nhà” dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà ngoại, mẹ, và hai con nhỏ của Quỳnh sau khi cô bị bắt giam và kết án tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Qua cuốn phim, khán giả chứng kiến bà Nguyễn Thị Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại, vừa tháng tháng đi thăm nuôi con gái trong tù.
Tại buổi chiếu phim, nhiều nhà báo quốc tế đặt câu hỏi về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam kìm kẹp tự do ngôn luận và đàn áp người bất đồng chính kiến.
Ông Clay Phạm, người quay và đạo diễn cuốn phim “Khi mẹ vắng nhà”, từng gặp nguy hiểm trong quá trình làm phim, và sau đó bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam. Ông nói qua phim này ông mong muốn mang đến cái nhìn chân thực nhất về một gia đình tù nhân lương tâm, những người mà ông nhận định “chỉ là những con người hết sức bình thường, có chăng tình cảm họ dành cho quê hương rất nhiều.”
===== 28/6 =====
Chủ tịch nước ban hành Luật An ninh mạng bất chấp chỉ trích
Sáng 28/6, Văn phòng Chủ tịch nước mở họp báo dể thông báo lệnh của Chủ tịch Trần Đại Quang ban hành các luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, trong đó có Luật An ninh mạng, vốn bị cộng đồng quốc tế và các nhà tranh đấu ở trong nước chống đối.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi Việt Nam rút lại luật này.
Hàng chục nghìn người Việt Nam đã ký vào một thư thỉnh nguyện đề nghị Chủ tịch nước không ký lệnh ban hành luật này.
Như vậy, Luật An ninh mạng, được cho là vi phạm quyền tiếp cận Internet và một số cam kết quốc tế của Việt Nam, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Với luật này, Việt Nam sẽ đàn áp trực tuyến khốc liệt hơn.
Hơn 30 bloggers đã bị cầm tù vì những bài viết nói về những vấn đề nổi cộm của đất nước trong những năm gần đây, theo thống kê của nhiều tổ chức nhân quyền.
Đọc thêm: Chủ tịch Trần Đại Quang ban hành Luật An ninh mạng bất chấp chỉ trích
Tháng 10 có Hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng
===================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây
July 1, 2018
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 26 từ ngày 25/6đến 01/7/2018: Chính quyền Lâm Đồng khủng bố nhà hoạt động Minh Hạnh trong nhiều ngày đêm
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 01/7/2018
Mật vụ ở tỉnh Lâm Đồng liên tiếp khủng bố cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và cha của cô trong nhiều ngày đêm gần đây.
Sau khi tấn công Minh Hạnh vào ngày 24/6, mật vụ tiếp tục tấn công nhà riêng của cha cô ở thị trấn Di Linh, huyên Di Linh, nơi cô về sống cùng để chăm sóc ông. Hàng đêm, nhiều mật vụ đã ném đá và gạch vào nhà, đập vỡ cửa kính và nhiều đồ đạc trong nhà. Tối 25/6, chúng còn ném bom tự chế vào nhà nhưng rất may là bom không nổ.
Minh Hạnh, người hiện là chủ tịch Phong trào Lao động Việt, đã tìm cách liên lạc với công an địa phương nhưng không một ai trả lời điện thoại của cô.
Sáng ngày 26/6, nhà hoạt động Đinh Văn Hải đến thăm và chia sẻ với Minh Hạnh. Trên đường về, ông bị mật vụ đánh gẫy xương tay và bả vai.
Cũng ở tỉnh Lâm Đồng, nhưng là ở huyện Đức Trọng, mật vụ đã đánh đập ông Hứa Phi, một chức sắc của đạo Cao Đài. Công an còn chặn đường không cho gia đình đưa ông đi bệnh viện để điều trị chấn thương cột sống và một số chấn thương nội tạng khác do trận đòn thù của mật vụ trước đó. Cuối cùng, gia đình phải đưa ông trốn về Sài Gòn để điều trị y tế ở một cơ sở tư nhân.
Mật vụ tỉnh Khánh Hoà đã bắt cóc nhà hoạt động Cao Hoàng Trâm Anh vào rạng sáng ngày 25/6, đưa cô đến một căn nhà bỏ hoang và tra tấn cô về tinh thần và thể xác. Vụ việc xảy ra 2 tuần sau khi Trâm Anh tham gia tuần hành phản đối dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng ở Nha Trang.
Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người hiện nay đang thụ án 10 năm tù giam tại Trại giam số 5 ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá, cho biết cô đang bị tra tấn tinh thần. Cô bị giam chung phòng với hai phụ nữ và một trong số họ liên tục chửi bới với lời lẽ tục tĩu và đe doạ cô. Ban giám thị trại giam từ chối chuyển cô sang phòng khác.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Thanh Hoá liên tục sách nhiễu gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn, người mới bị kết án 12 năm tù giam vì cổ suý nhân quyền và dân chủ. Ngoài việc đưa mật vụ phá việc buôn bán của vợ ông là cô Nguyễn Thị Lành, công an còn triệu tập cô lên đồn để tra hỏi về việc cô trả lời truyền thông ngoại quốc về việc chồng cô bị bắt giữ một cách độc đoán và bị kết tội bởi một toà án không công bằng.
Ngày 26/6, nhân Ngày Quốc tế Hỗ trợ Nạn nhân bị Tra tấn, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam đã tổ chức một buổi gặp mặt với một số nhà hoạt động bị an ninh thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ và đánh đập ngày 10/6 và 17/6. An ninh thành phố đã không cho hai ông Phạm Bá Hải và Lê Công Định, hai điều phối viên của tổ chức tham dự sự kiện.
Một nhóm người hoạt động ở Việt Nam đã công bố bản báo cáo Những Ngày Chủ nhật đen tối, nói về việc an ninh thành phố HCM đã bắt giữ và đánh đập nhiều người hoạt động và công dân trong hai ngày 10/6 và 17/6. Bản báo cáo đề cập đến việc đánh đập và tra khảo ít nhất 38 người, trong đó có Trịnh Toàn, Nguyễn Thanh Loan, Trương Thị Hà và Nguyễn Ngọc Lụa.
Dù có nhiều tổ chức và cá nhân kêu gọi không công bố Luật An ninh mạng, Chủ tịch nước đã ký quyết định công bố bảy luật mới được Quốc hội thông qua, bao gồm Luật An ninh mạng.
===== 25/6 =====
Mẹ Nấm đang bị tra tấn tinh thần trong tù
Tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh(Mẹ Nấm), đang bị tra tấn tinh thần trong khi thụ án tù 10 năm tại Trại giam số 5 của Bộ Công an ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Hiện chị bị giam chung với hai phụ nữ trong cùng một buồng giam, và một trong số họ liên tục chửi bới Quỳnh rất tục tĩu và đe doạ cô.
Cô đề nghị giám thị chuyển buồng giam nhưng bị từ chối.
Trước đó, trong đầu tháng 6, Mẹ Nấm đã tuyệt thực để phản đối việc nhà thù không cho cô nhận và gửi thư.
Trong thời gian gần đây, Mẹ Nấm không ăn thức ăn do trại giam cung cấp vì cô thấy thức ăn có vấn đề.
Mẹ Nấm bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, theo Điều 88 củaBộluật Hình sự1999bởi các hoạt động dân sự vì môi trường và dân chủ tại Việt Nam.
Và cũng qua những hoạt động dân sự này, cô nhận được các giải thưởng nhân quyền quốc tế như giải “Người Bảo vệ Quyền Dân sự” năm 2015, của Civil Rights Defender và giải “Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm” của Hoa Kỳ năm 2017.
Ủyban Bảo vệ Ký giả(Committeeto Protect Journalists- CPJ)cũng trao cho côgiải”Tự do Báo chí Quốc tế” năm 2018.
Đọc thêm: Tù nhân lương tâm Blogger Mẹ Nấm bị đe dọa tinh thần trong tù
——————–
Nhà hoạt động Cao Hoàng Trâm Anh bị mật vụ bắt cóc, tra tấn
Mật vụ tỉnh Khánh Hoà đã bắt cóc nhà hoạt động Cao Hoàng Trâm Anh vào nửa đêm ngày 24/6 rạng ngày 25/6, tra tấn cô cả vê thể xác và tinh thần.
Trâm Anh, một người làm nghề thiết kế đồ hoạ, bị bắt giữ bởi 4 mật vụ, bị đưa vào một căn nhà bỏ hoang để tra tấn.
Cô bị mật vụ hất một dung dịch gì đó vào mặt và do đó cô nhớ rất ít về vụ việc. Cô được trả tự do vào sáng sớm ngày 25/6.
Trâm Anh là thường xuyên quan tâm đến tình hình xã hội. Trên trang facebook cá nhân, cô thường xuyên thể hiện sự trăn trở trước thực trạng đất nước ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, cô cổ suý cho dân chủ và đưa những tin tức phản ánh thực trạng xã hội Việt Nam.
Cô tham dự biểu tình chống dựluật Đặc khu Kinhtế và Luật An ninh mạng tại Khánh Hoà trong thời gian vừa qua.
Trước khi bị bắt, an ninh Khánh Hoà đã đến phòng trọ và cảnh báo cô nếu còn tiếp tục tham gia biểu tình.
===== 26/6 =====
Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh bị khủng bố
Mật vụ Lâm Đồng tiếp tục đàn áp cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, người hiện đang là chủ tịch Phong trào Lao động Việt, khi cô trở về thị trấn Di Linh, huyện Di Linh để chăm sóc cha.
Ngày 24/6, hai mật vụ đã hành hung cô khi cô đứa cháu đi học ở một trường học gần nhà.
Nhiều đêm tiếp theo đó, mật vụ đã ném đá và gạch vào nhà, phá huỷ cửa kính của cửa ra vào và cửa sổ.
Đêm 26/6, mật vụ ném bom tự chế vào nhà cô, tuy nhiên, may mắn bom không hoạt động.
Việc mật vụ ném đá và gạch tiếp tục trong các đêm sau đó.
Minh Hạnh đã gọi điện cho nhiều công an huyện và thị trấn nhưng chúng không nghe máy.
Người hoạt động khác cũng bị tấn công khi đến thăm Minh Hạnh. Blogger Đinh Văn Hải, người bị tàn tật, cũng bị mật vụ đánh trọng thương khi ông ở nhà Minh Hạnh ra. Ông bị đánh dập bàn tay và gẫy xương bả vai.
———————
Gia đình Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị chính quyền gây khó khăn
Gia đình tù nhân chính trị mục sư Nguyễn Trung Tôn đang bị chính quyền tỉnh Thanh Hóa theo dõi, công việc làm ăn bị phá khiến sinh hoạt của gia đình rơi vào cảnh đảo lộn.
Vợ ông, bà Nguyễn Thị Lành bị chính quyền tỉnh Thanh Hóa gửi giấy mời lên làm việc với nội dung “làm rõ việc chị trả lời phỏng vấn với đài nước ngoài”
Theo bà, thời gian gần đây có một số thành phần mặc thường phục gồm ba bốn người đi theo canh chừng bản thân bà, công việc làm ăn buôn bán và đưa con đi học cũng có người theo dõi làm cho mọi sinh hoạt của gia đình bị đảo lộn hoàn toàn. Bà nói không biết họ theo dõi cô về việc gì nhưng theo đánh giá của bản thân bà thì liên quan đến việc bà trả lời phỏng vấn với các báo đài nước ngoài.
Mục sư Tôn là một nhà hoạt động xã hội tích cực và cũng là chủ tịch Hội Anh em Dân chủ. Ông từng nhiều lần bị chính quyền sách nhiễu, tra tấn, đánh đập, bôi nhọ vì những nổ lực đấu tranh cho dân chủ Việt Nam. Vào tháng 2 năm 2017, ông bị bắt cóc và bị đánh đến mức tàn phế cả hai chân tại khu vực rừng núi Hà Tĩnh.
Ông bị bắt vào cuối tháng 7 năm 2017 với buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và bị kết án 12 năm tù giam và 3 năm quản chế trong phiên tòa diễn ra vào tháng 4 năm 2018.
=====
Ông Hứa Phi bị ngăn cản điều trị y tế
Công an tỉnh Lâm Đồng không cho ông Hứa Phi, chánh trị sự đạo Cao Đài và thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, được đi bệnh viện chữa trị những vết thương do mật vụ gây ra ngày 23/6.
Ngày 25/6, khi ông kêu đau, người nhà định đưa ông đến bệnh viện huyện Đức Trọng để điều trị, nhưng họ bị công an dừng giữa đường và bị buộc quay trở lại.
Gia đình ông buộc phải đưa ông đi khỏi địa phương một cách bí mật. Ông được đưa vào khám ở một cơ sở y tế tư ở Sài Gòn.
Kết quả chụp cho biết ông bị chấn thương cột sống, giập thận và gan bị tổn thương.
Xin nhắc lại là vào tối 23/6, ông bị một nhóm công an và mật vụ đánh trọng thương tại nhà. Chúng còn cắt ngắn râu của ông, và đe doạ người nhà.
Đọc thêm:
Cập nhật vụ chánh trị sự Hứa Phi bị hành hung
===== 27/6 =====
Phim tài liệu về Blogger Mẹ Nấm được chiếu tại Bangkok
Trong lúc sinh mạng của nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) đang bị đe dọa tại Tram giam số 5 ở Yên Định, Thanh Hoá, thì một cuốn phim tài liệu về gia đình cô vừa được trình chiếu tại thủ đô Bangkok của Thái Lan và gây sốc cho nhiều khán giả.
Phim “Khi mẹ vắng nhà” dài khoảng 40 phút nói về cuộc sống của bà ngoại, mẹ, và hai con nhỏ của Quỳnh sau khi cô bị bắt giam và kết án tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Qua cuốn phim, khán giả chứng kiến bà Nguyễn Thị Tuyết Lan vừa chăm sóc mẹ già ngồi xe lăn, vừa nuôi hai cháu ngoại, vừa tháng tháng đi thăm nuôi con gái trong tù.
Tại buổi chiếu phim, nhiều nhà báo quốc tế đặt câu hỏi về tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam kìm kẹp tự do ngôn luận và đàn áp người bất đồng chính kiến.
Ông Clay Phạm, người quay và đạo diễn cuốn phim “Khi mẹ vắng nhà”, từng gặp nguy hiểm trong quá trình làm phim, và sau đó bị cấm xuất cảnh khỏi Việt Nam. Ông nói qua phim này ông mong muốn mang đến cái nhìn chân thực nhất về một gia đình tù nhân lương tâm, những người mà ông nhận định “chỉ là những con người hết sức bình thường, có chăng tình cảm họ dành cho quê hương rất nhiều.”
===== 28/6 =====
Chủ tịch nước ban hành Luật An ninh mạng bất chấp chỉ trích
Sáng 28/6, Văn phòng Chủ tịch nước mở họp báo dể thông báo lệnh của Chủ tịch Trần Đại Quang ban hành các luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, trong đó có Luật An ninh mạng, vốn bị cộng đồng quốc tế và các nhà tranh đấu ở trong nước chống đối.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi Việt Nam rút lại luật này.
Hàng chục nghìn người Việt Nam đã ký vào một thư thỉnh nguyện đề nghị Chủ tịch nước không ký lệnh ban hành luật này.
Như vậy, Luật An ninh mạng, được cho là vi phạm quyền tiếp cận Internet và một số cam kết quốc tế của Việt Nam, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Với luật này, Việt Nam sẽ đàn áp trực tuyến khốc liệt hơn.
Hơn 30 bloggers đã bị cầm tù vì những bài viết nói về những vấn đề nổi cộm của đất nước trong những năm gần đây, theo thống kê của nhiều tổ chức nhân quyền.
Đọc thêm: Chủ tịch Trần Đại Quang ban hành Luật An ninh mạng bất chấp chỉ trích
Tháng 10 có Hướng dẫn thi hành Luật An Ninh Mạng
===================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây