Ủy ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) đã lên án mạnh mẽ sự đàn áp gần đây đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger Việt Nam được biết đến với bút danh “Mẹ Nấm,” và kêu gọi Chính phủ Việt Nam phóng thích cô ngay lập tức và vô điều kiện.
Gần đây, nhà chức trách thuộc Trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa đã đưa Quỳnh giam chung một phòng giam với hai tù nhân nữ khác, một trong số họ đã đe dọa cô, theo một bài đăng trên Facebook từ mẹ của Quỳnh, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, người đến thăm con gái mình vào ngày 26 tháng 6.
Trong bài viết được trích dẫn bởi trang web tin tức độc lập tiếng Dân Làm Báo, bà Lan đã viết rằng Quỳnh đã nhiều lần yêu cầu giám thị nhà tù chuyển cô đến một phòng giam khác với mục đích được tách khỏi người đe dọa cô, nhưng đã bị từ chối can thiệp.
Theo một người gần gũi với mẹ của Quỳnh, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, thì đôi khi Quỳnh bị giam giữ một mình. Tuy nhiên người này không biết khi nào cô bị giam riêng và khi nào thì bị giam chung.
Trong bài đăng trên Facebook của mình, bà Lan cũng viết rằng trong phòng giam riêng của Quỳnh thường xuyên bị cúp điện và không được mở theo lịch trình vì ổ khoá bị nhét xà phòng hoặc cát.
|
Mẹ Nấm tại 1 phiên tòa |
“Nhà chức trách Việt Nam phải dừng ngay lập tức việc đàn áp tâm lý đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,” Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam Á cho biết. “Khi Quỳnh vẫn còn bị giam giữ, thế giới sẽ coi Việt Nam là một kẻ ngược đãi nhân quyền không thể chấp nhận được.”
CPJ không thể liên lạc qua điện thoại được với Bộ Công an, cơ quan quản lý hệ thống nhà tù Việt Nam, để lấy phản hồi về các cáo buộc đàn áp. Cũng không thể liên lạc được với Phạm Đức Chân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục trại giam của Bộ Công an.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Châu Á Tự do (RFA), một đài do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, bà Lan cho biết bây giờ bà lo sợ con gái mình sẽ chết trong trại giam do sự thù địch của tù nhân khác và điều kiện khắc nghiệt của nhà tù. Trong bài đăng trên Facebook của mình, bà Lan viết rằng Quỳnh đề nghị mẹ ghé thăm cô mỗi tháng để xác nhận rằng cô vẫn còn sống.
Đầu năm nay, Quỳnh bị chuyển từ trại giam gần Nha Trang về Trại giam số 5, khiến gia đình cô gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thăm nuôi. Vào tháng Năm, Quỳnh đã tiến hành một cuộc tuyệt thực kéo dài một tuần để phản đối điều kiện nhà tù khắc nghiệt.
Vào ngày 29/7/2017, trong phiên sơ thẩm, Quỳnh đã bị kết án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999. Cáo buộc liên quan đến 18 bài báo Quỳnh đã công bố trực tuyến, bao gồm một báo cáo điều tra về số ca tử vong cao bất thường trong các vụ bắt giữ của cảnh sát Việt Nam, theo nghiên cứu của CPJ.
Quỳnh đã bị giam giữ từ tháng 10 năm 2016. Cảnh sát bắt cô khi cô đến thăm một nhà hoạt động chính trị bị cầm tù.
CPJ sẽ trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế cho Quỳnh tại một buổi lễ ở thành phố New York vào tháng 11 để ghi nhận lòng can đảm của cô trong viết báo.
Theo điều tra hàng năm của CPJ, ít nhất 10 nhà báo, trong đó có Quỳnh, bị giam cầm ở Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2017.
July 9, 2018
Mẹ Nấm, người được giải thưởng của CPJ, đang đối mặt với sự đe doạ, điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong tù
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) đã lên án mạnh mẽ sự đàn áp gần đây đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger Việt Nam được biết đến với bút danh “Mẹ Nấm,” và kêu gọi Chính phủ Việt Nam phóng thích cô ngay lập tức và vô điều kiện.
Gần đây, nhà chức trách thuộc Trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa đã đưa Quỳnh giam chung một phòng giam với hai tù nhân nữ khác, một trong số họ đã đe dọa cô, theo một bài đăng trên Facebook từ mẹ của Quỳnh, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, người đến thăm con gái mình vào ngày 26 tháng 6.
Trong bài viết được trích dẫn bởi trang web tin tức độc lập tiếng Dân Làm Báo, bà Lan đã viết rằng Quỳnh đã nhiều lần yêu cầu giám thị nhà tù chuyển cô đến một phòng giam khác với mục đích được tách khỏi người đe dọa cô, nhưng đã bị từ chối can thiệp.
Theo một người gần gũi với mẹ của Quỳnh, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, thì đôi khi Quỳnh bị giam giữ một mình. Tuy nhiên người này không biết khi nào cô bị giam riêng và khi nào thì bị giam chung.
Trong bài đăng trên Facebook của mình, bà Lan cũng viết rằng trong phòng giam riêng của Quỳnh thường xuyên bị cúp điện và không được mở theo lịch trình vì ổ khoá bị nhét xà phòng hoặc cát.
“Nhà chức trách Việt Nam phải dừng ngay lập tức việc đàn áp tâm lý đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,” Shawn Crispin, đại diện của CPJ tại Đông Nam Á cho biết. “Khi Quỳnh vẫn còn bị giam giữ, thế giới sẽ coi Việt Nam là một kẻ ngược đãi nhân quyền không thể chấp nhận được.”
CPJ không thể liên lạc qua điện thoại được với Bộ Công an, cơ quan quản lý hệ thống nhà tù Việt Nam, để lấy phản hồi về các cáo buộc đàn áp. Cũng không thể liên lạc được với Phạm Đức Chân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục trại giam của Bộ Công an.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Châu Á Tự do (RFA), một đài do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, bà Lan cho biết bây giờ bà lo sợ con gái mình sẽ chết trong trại giam do sự thù địch của tù nhân khác và điều kiện khắc nghiệt của nhà tù. Trong bài đăng trên Facebook của mình, bà Lan viết rằng Quỳnh đề nghị mẹ ghé thăm cô mỗi tháng để xác nhận rằng cô vẫn còn sống.
Đầu năm nay, Quỳnh bị chuyển từ trại giam gần Nha Trang về Trại giam số 5, khiến gia đình cô gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thăm nuôi. Vào tháng Năm, Quỳnh đã tiến hành một cuộc tuyệt thực kéo dài một tuần để phản đối điều kiện nhà tù khắc nghiệt.
Vào ngày 29/7/2017, trong phiên sơ thẩm, Quỳnh đã bị kết án 10 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999. Cáo buộc liên quan đến 18 bài báo Quỳnh đã công bố trực tuyến, bao gồm một báo cáo điều tra về số ca tử vong cao bất thường trong các vụ bắt giữ của cảnh sát Việt Nam, theo nghiên cứu của CPJ.
Quỳnh đã bị giam giữ từ tháng 10 năm 2016. Cảnh sát bắt cô khi cô đến thăm một nhà hoạt động chính trị bị cầm tù.
CPJ sẽ trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế cho Quỳnh tại một buổi lễ ở thành phố New York vào tháng 11 để ghi nhận lòng can đảm của cô trong viết báo.
Theo điều tra hàng năm của CPJ, ít nhất 10 nhà báo, trong đó có Quỳnh, bị giam cầm ở Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 12 năm 2017.
Nguồn: CPJ