Nhà chức trách Việt Nam nên ngay lập tức trả tự do và ngừng việc quấy rối nhà báo Lê Anh Hùng, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) nói. Ngày 05/7, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ Lê Anh Hùng, một người thường xuyên đóng góp bài viết cho đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), một đài do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, và là một blogger độc lập nổi bật, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015, theo truyền thông đăng tải.
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Điều 331, tức là Điều 258 của Bộ luật Hình sự 1999, thường được sử dụng để ngăn chặn tiếng nói bất đồng ở Việt Nam, theo nghiên cứu của CPJ. Hình phạt tối đa cho tội danh này là bảy năm tù giam.
Theo nhiều bản tin và tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), nhà báo Lê Anh Hùng đang bị giam tại Trại tạm giam số 2 của Công an thành phố Hà Nội và anh sẽ bị giam giữ 3 tháng trong thời gian điều tra.
|
Ảnh minh họa. |
“Nhà chức trách Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện nhà báo Lê Anh Hùng,” Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á, nói. “Nếu muốn được coi trọng như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng toàn cầu, Việt Nam phải dừngviệc quấy rối và giam cầm nhà báo.”
CPJ đã không thể liên lạc với Bộ Công an, cơ quan phụ trách cảnh sát, để bình luận.
Lý do bắt giữ Lê Anh Hùng không rõ ràng. Truyền thông lưu ý rằng gần đây nhà báo này đã đăng tải trên VOA một bình luận quan trọng về luật An ninh mạng của Việt Nam, một điều luật mới được thông qua trao nhiều quyền lực cho lực lượng công an trong việc kiểm duyệt và kiểm soát Internet.
Truyền thông cũng cho hay Lê Anh Hùng đã đưa lên mạng xã hội một bức thư nhỏ chỉ trích nhiều quan chức của Đảng Cộng sản về dự luật Đặc khu Kinh tế mà theo những người chỉ trích chính phủ thì văn bản này sẽ ảnh hưởng xấu đến chủ quyền quốc gia. Dự luật này đã châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc vào cuối tháng Sáu.
Ông Hùng cũng là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức quy tụ những nhà báo không thuộc truyền thông do nhà nước quản lý, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội nói với CPJ trong một email.
Ít nhất 10 nhà báo đang bị giam cầm ở Việt Nam, theo nghiên cứu của CPJ vào tháng 12 năm 2017. Họ bị buộc tội chống nhà nước vì những bài báo của mình.
July 11, 2018
CPJ: Nhà báo độc lập Lê Anh Hùng bị bắt giữ với cáo buộc chống nhà nước
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà chức trách Việt Nam nên ngay lập tức trả tự do và ngừng việc quấy rối nhà báo Lê Anh Hùng, Ủy ban Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists- CPJ) nói. Ngày 05/7, lực lượng an ninh Việt Nam đã bắt giữ Lê Anh Hùng, một người thường xuyên đóng góp bài viết cho đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), một đài do Quốc hội Hoa Kỳ tài trợ, và là một blogger độc lập nổi bật, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015, theo truyền thông đăng tải.
(Bản dịch của Người Bảo vệ Nhân quyền)
Điều 331, tức là Điều 258 của Bộ luật Hình sự 1999, thường được sử dụng để ngăn chặn tiếng nói bất đồng ở Việt Nam, theo nghiên cứu của CPJ. Hình phạt tối đa cho tội danh này là bảy năm tù giam.
Theo nhiều bản tin và tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD), nhà báo Lê Anh Hùng đang bị giam tại Trại tạm giam số 2 của Công an thành phố Hà Nội và anh sẽ bị giam giữ 3 tháng trong thời gian điều tra.
“Nhà chức trách Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện nhà báo Lê Anh Hùng,” Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á, nói. “Nếu muốn được coi trọng như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng toàn cầu, Việt Nam phải dừngviệc quấy rối và giam cầm nhà báo.”
CPJ đã không thể liên lạc với Bộ Công an, cơ quan phụ trách cảnh sát, để bình luận.
Lý do bắt giữ Lê Anh Hùng không rõ ràng. Truyền thông lưu ý rằng gần đây nhà báo này đã đăng tải trên VOA một bình luận quan trọng về luật An ninh mạng của Việt Nam, một điều luật mới được thông qua trao nhiều quyền lực cho lực lượng công an trong việc kiểm duyệt và kiểm soát Internet.
Truyền thông cũng cho hay Lê Anh Hùng đã đưa lên mạng xã hội một bức thư nhỏ chỉ trích nhiều quan chức của Đảng Cộng sản về dự luật Đặc khu Kinh tế mà theo những người chỉ trích chính phủ thì văn bản này sẽ ảnh hưởng xấu đến chủ quyền quốc gia. Dự luật này đã châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc vào cuối tháng Sáu.
Ông Hùng cũng là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức quy tụ những nhà báo không thuộc truyền thông do nhà nước quản lý, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội nói với CPJ trong một email.
Ít nhất 10 nhà báo đang bị giam cầm ở Việt Nam, theo nghiên cứu của CPJ vào tháng 12 năm 2017. Họ bị buộc tội chống nhà nước vì những bài báo của mình.