Các nước thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) phải gây áp lực lên chính phủ Việt Nam nhằm chấm dứt những đàn áp nghiêm trọng đối với giới bất đồng chính kiến và cam kết cải cách trước kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát toàn cầu (UPR) sắp đến.
Đó là kêu gọi của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) đưa ra hôm 12 tháng 7.
FIDH và VCHR đưa ra kêu gọi vừa nêu nhân dịp công bố bản đệ trình chung về vấn đề Việt Nam lần thứ 3 trước kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát toàn cầu, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 1 năm 2019 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Bà Debbie Stothard, Tổng thư ký FIDH kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ phải sử dụng UPR để bày tỏ mối lo ngại của họ về việc sử dụng các luật đàn áp, hành động giam giữ tùy tiện, các phiên tòa bất công và nhiều vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác tại Việt Nam. Bà này nói thêm cộng đồng quốc tế cũng phải đẩy mạnh những kêu gọi nhằm giải phóng tất cả các tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Đệ trình nêu rõ sự thất bại của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện nhiều khuyến nghị chính trong UPR trước đó vào tháng 2 năm 2014 và hành động tiếp tục đàn áp các quyền cơ bản của con người trong bốn năm qua, bao gồm việc bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa và các nhà bảo vệ nhân quyền.
Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 7 năm 2018, FIDH và VCHR đã ghi nhận 160 trường hợp bỏ tù người bất đồng chính kiến. Các án tù này được ước tính lên tới 15 năm trong những phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR, nói các khuyến nghị mang tính nguyên tắc của các quốc gia thành viên LHQ về các vấn đề nhân quyền sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Hà Nội, rằng những hành vi lạm quyền sẽ bị chú ý và cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục yêu cầu thực hiện cải cách thể chế và lập pháp.
FIDH và VCHR nhấn mạnh thêm so với kỳ UPR 4 năm trước thì tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại đang giảm sút.
FIDH và VCHR nêu ra việc sửa đổi Bộ luật hình sự, có hiệu lực vào tháng 1/2018 đã không xóa các điều khoản ‘an ninh quốc gia’ mơ hồ. Luật sửa đổi đã thêm hình phạt tử hình dành cho tội phạm ‘khủng bố chống lại nhà nước’ ở điều 113 . Ngoài ra, Việt Nam bị nói không có tiến bộ nào trong việc giới hạn án tử hình dành cho các tội phạm nghiêm trọng nhất. Các vụ tử hình tiếp tục xảy ra trong những năm gần đây, và chính quyền vẫn phân loại thống kê án tử hình như “bí mật nhà nước”.
Xét về mặt tự do ý kiến và biểu đạt, chính phủ Việt Nam được nói đã tăng cường đàn áp các nhà báo, cư dân mạng và các blogger. Trái ngược với các khuyến nghị được thực hiện trong UPR trước đó, luật báo chí sửa đổi bị cho rằng vẫn không có các điều khoản cho phép làm báo độc lập. Báo chí trong nước bị cấm phổ biến những thông tin mang tính chỉ trích chính phủ.
Chính phủ Hà Nội cũng bị nói là đã thất bại trong việc thực hiện các khuyến nghị kêu gọi xóa bỏ tình trạng quan liêu và cản trở hành chính đối với quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Một số đạo luật mới nhằm củng cố sự quản lý nhà nước về các tôn giáo và hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào các vấn đề tôn giáo.
Việc tự do hội họp và biểu tình ôn hòa được nói vẫn bị nhà nước kiểm soát. Các cuộc biểu tình ôn hòa bị đàn áp nặng nề và chính quyền tiếp tục sử dụng Điều 245 Bộ luật hình sự (nay là Điều 318 – ‘gây rối trật tự công cộng’) để bắt giữ, truy tố và bỏ tù các nhà hoạt động.
July 14, 2018
Kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp, cam kết cải cách trước kỳ kiểm định của LHQ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Các nước thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) phải gây áp lực lên chính phủ Việt Nam nhằm chấm dứt những đàn áp nghiêm trọng đối với giới bất đồng chính kiến và cam kết cải cách trước kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát toàn cầu (UPR) sắp đến.
Đó là kêu gọi của Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) đưa ra hôm 12 tháng 7.
FIDH và VCHR đưa ra kêu gọi vừa nêu nhân dịp công bố bản đệ trình chung về vấn đề Việt Nam lần thứ 3 trước kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát toàn cầu, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 1 năm 2019 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Bà Debbie Stothard, Tổng thư ký FIDH kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ phải sử dụng UPR để bày tỏ mối lo ngại của họ về việc sử dụng các luật đàn áp, hành động giam giữ tùy tiện, các phiên tòa bất công và nhiều vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác tại Việt Nam. Bà này nói thêm cộng đồng quốc tế cũng phải đẩy mạnh những kêu gọi nhằm giải phóng tất cả các tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Đệ trình nêu rõ sự thất bại của chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện nhiều khuyến nghị chính trong UPR trước đó vào tháng 2 năm 2014 và hành động tiếp tục đàn áp các quyền cơ bản của con người trong bốn năm qua, bao gồm việc bỏ tù các nhà hoạt động ôn hòa và các nhà bảo vệ nhân quyền.
Từ tháng 2 năm 2014 đến tháng 7 năm 2018, FIDH và VCHR đã ghi nhận 160 trường hợp bỏ tù người bất đồng chính kiến. Các án tù này được ước tính lên tới 15 năm trong những phiên tòa không đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch VCHR, nói các khuyến nghị mang tính nguyên tắc của các quốc gia thành viên LHQ về các vấn đề nhân quyền sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Hà Nội, rằng những hành vi lạm quyền sẽ bị chú ý và cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục yêu cầu thực hiện cải cách thể chế và lập pháp.
FIDH và VCHR nhấn mạnh thêm so với kỳ UPR 4 năm trước thì tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại đang giảm sút.
FIDH và VCHR nêu ra việc sửa đổi Bộ luật hình sự, có hiệu lực vào tháng 1/2018 đã không xóa các điều khoản ‘an ninh quốc gia’ mơ hồ. Luật sửa đổi đã thêm hình phạt tử hình dành cho tội phạm ‘khủng bố chống lại nhà nước’ ở điều 113 . Ngoài ra, Việt Nam bị nói không có tiến bộ nào trong việc giới hạn án tử hình dành cho các tội phạm nghiêm trọng nhất. Các vụ tử hình tiếp tục xảy ra trong những năm gần đây, và chính quyền vẫn phân loại thống kê án tử hình như “bí mật nhà nước”.
Xét về mặt tự do ý kiến và biểu đạt, chính phủ Việt Nam được nói đã tăng cường đàn áp các nhà báo, cư dân mạng và các blogger. Trái ngược với các khuyến nghị được thực hiện trong UPR trước đó, luật báo chí sửa đổi bị cho rằng vẫn không có các điều khoản cho phép làm báo độc lập. Báo chí trong nước bị cấm phổ biến những thông tin mang tính chỉ trích chính phủ.
Chính phủ Hà Nội cũng bị nói là đã thất bại trong việc thực hiện các khuyến nghị kêu gọi xóa bỏ tình trạng quan liêu và cản trở hành chính đối với quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Một số đạo luật mới nhằm củng cố sự quản lý nhà nước về các tôn giáo và hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào các vấn đề tôn giáo.
Việc tự do hội họp và biểu tình ôn hòa được nói vẫn bị nhà nước kiểm soát. Các cuộc biểu tình ôn hòa bị đàn áp nặng nề và chính quyền tiếp tục sử dụng Điều 245 Bộ luật hình sự (nay là Điều 318 – ‘gây rối trật tự công cộng’) để bắt giữ, truy tố và bỏ tù các nhà hoạt động.