Ba Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 7 gửi thư đến quan chức điều hành chính của hai tập đoàn Facebook và Google kêu gọi bất tuân Luật An Ninh Mạng mà Quốc Hội Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 6 vừa qua.
Thư gửi đến hai tập đoàn vừa nêu do ba thượng nghị sĩ Marco Rubio, Robert Menendez và Ron Wyden cùng ký tên. Nội dung thư nêu rõ Facebook và Goggle đóng một vai trò rất lớn tại Việt Nam, cho phép hằng triệu người sử dụng trao đổi thông tin trong nước, liên kết với gia đình và người thân ở nước ngoài; đồng thời giúp tạo điều kiện cho những thảo luận, sinh hoạt cộng đồng mà trong thực tế không thể tiến hành được.
Tuy nhiên tất cả những hoạt động vừa nêu đang gặp nguy cơ khi mà chính phủ Việt Nam tiếp tục cấm đoán quyền tự do biểu đạt và hoạt động cổ xúy chính trị ôn hòa.
Quan ngại của những vị thượng nghị sĩ Hoa Kỳ là những điều luật mơ hồ trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam cho phép cơ quan chức năng tiếp cận thông tin cá nhân, theo dõi người sử dụng, và giới hạn thêm nữa các quyền tự do hạn chế trên mạng hiện nay ở Việt Nam gồm quyền tự do ngôn luận, biểu đạt.
Luật An Ninh Mạng của Việt Nam không hề bảo vệ người sử dụng mà lại là nổ lực của chính phủ tận dụng những tập đoàn công nghệ hàng đầu, đặc biệt là Facebook và Google, qua qui định đòi hỏi phải gỡ bỏ nội dung trong vòng 24 tiếng đồng hồ từ khi nhận được yêu cầu của Bộ Công An hay Bộ Thông Tin – Truyền Thông Việt Nam.
Thư của ba vị thượng nghị sĩ nêu lại báo cáo cho thấy Facebook và Google đã gỡ bỏ những video clip và tài khoản sau khi có yêu cầu từ phía chính phủ Việt Nam; ngay cả tài khoản của những người sử dụng ở California và Đức.
Luật An Ninh Mạng mà Quốc hội Việt Nam thông qua cũng bị cho là đáng ngại vì nó ra đời vào thời điểm nhân quyền tại nước này bị suy thoái dữ dội.
Thư của ba thượng nghị sĩ Mỹ nêu ra con số tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam hiện nay là hơn 100 người, trong số này có những nhà báo công dân, bloggers, các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, những nhà hoạt động cho dân chủ và quyền lao động.
Ba thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ký tên vào thư gửi cho Facebook và Google kêu gọi hai tập đoàn này phải theo đúng tôn chỉ đề ra là cổ xúy cho sự cởi mở và kết nối. Có 4 yêu cầu cụ thể đối với hai tập đoàn này là không lưu trữ dữ liệu người dùng tại máy chủ đặt ở Việt Nam nhằm tránh không bị thu giữ bất cứ lúc nào bởi Bộ Công An nước chủ nhà. Thứ hai phải có những đường lối minh bạch liên quan đến việc gỡ bỏ nội dung. Tiếp đến là công bố ngay số lượng những yêu cầu gỡ bỏ nội dung mà chính phủ Hà Nội đưa ra, cũng như số lần mà hai tập đoàn phải thi hành những yêu cầu đó. Cuối cùng là chia sẻ cho các Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện, Đối Ngoại Thượng Viện và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tất cả những yêu cầu về dữ liệu người sử dụng từ phía các cơ quan chức năng Việt Nam; bên cạnh đó cho biết những yêu cầu nào mà hai tập đoàn đã đáp ứng ngõ hầu giúp cho việc đánh giá ai là những đối tượng bị nhắm đến và vì sao.
Vào ngày 12 tháng 7 vừa qua, có 17 dân biểu Hoa Kỳ cũng có thư gửi đến quan chức điều hành chính của Facebook và Google với những nội dung tương tự.
July 19, 2018
TNS Mỹ kêu gọi Facebook và Google bất tuân Luật An Ninh Mạng Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ba Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 7 gửi thư đến quan chức điều hành chính của hai tập đoàn Facebook và Google kêu gọi bất tuân Luật An Ninh Mạng mà Quốc Hội Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 6 vừa qua.
Thư gửi đến hai tập đoàn vừa nêu do ba thượng nghị sĩ Marco Rubio, Robert Menendez và Ron Wyden cùng ký tên. Nội dung thư nêu rõ Facebook và Goggle đóng một vai trò rất lớn tại Việt Nam, cho phép hằng triệu người sử dụng trao đổi thông tin trong nước, liên kết với gia đình và người thân ở nước ngoài; đồng thời giúp tạo điều kiện cho những thảo luận, sinh hoạt cộng đồng mà trong thực tế không thể tiến hành được.
Tuy nhiên tất cả những hoạt động vừa nêu đang gặp nguy cơ khi mà chính phủ Việt Nam tiếp tục cấm đoán quyền tự do biểu đạt và hoạt động cổ xúy chính trị ôn hòa.
Quan ngại của những vị thượng nghị sĩ Hoa Kỳ là những điều luật mơ hồ trong Luật An Ninh Mạng của Việt Nam cho phép cơ quan chức năng tiếp cận thông tin cá nhân, theo dõi người sử dụng, và giới hạn thêm nữa các quyền tự do hạn chế trên mạng hiện nay ở Việt Nam gồm quyền tự do ngôn luận, biểu đạt.
Luật An Ninh Mạng của Việt Nam không hề bảo vệ người sử dụng mà lại là nổ lực của chính phủ tận dụng những tập đoàn công nghệ hàng đầu, đặc biệt là Facebook và Google, qua qui định đòi hỏi phải gỡ bỏ nội dung trong vòng 24 tiếng đồng hồ từ khi nhận được yêu cầu của Bộ Công An hay Bộ Thông Tin – Truyền Thông Việt Nam.
Thư của ba vị thượng nghị sĩ nêu lại báo cáo cho thấy Facebook và Google đã gỡ bỏ những video clip và tài khoản sau khi có yêu cầu từ phía chính phủ Việt Nam; ngay cả tài khoản của những người sử dụng ở California và Đức.
Luật An Ninh Mạng mà Quốc hội Việt Nam thông qua cũng bị cho là đáng ngại vì nó ra đời vào thời điểm nhân quyền tại nước này bị suy thoái dữ dội.
Thư của ba thượng nghị sĩ Mỹ nêu ra con số tù nhân chính trị và tôn giáo tại Việt Nam hiện nay là hơn 100 người, trong số này có những nhà báo công dân, bloggers, các vị lãnh đạo tinh thần tôn giáo, những nhà hoạt động cho dân chủ và quyền lao động.
Ba thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ký tên vào thư gửi cho Facebook và Google kêu gọi hai tập đoàn này phải theo đúng tôn chỉ đề ra là cổ xúy cho sự cởi mở và kết nối. Có 4 yêu cầu cụ thể đối với hai tập đoàn này là không lưu trữ dữ liệu người dùng tại máy chủ đặt ở Việt Nam nhằm tránh không bị thu giữ bất cứ lúc nào bởi Bộ Công An nước chủ nhà. Thứ hai phải có những đường lối minh bạch liên quan đến việc gỡ bỏ nội dung. Tiếp đến là công bố ngay số lượng những yêu cầu gỡ bỏ nội dung mà chính phủ Hà Nội đưa ra, cũng như số lần mà hai tập đoàn phải thi hành những yêu cầu đó. Cuối cùng là chia sẻ cho các Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện, Đối Ngoại Thượng Viện và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tất cả những yêu cầu về dữ liệu người sử dụng từ phía các cơ quan chức năng Việt Nam; bên cạnh đó cho biết những yêu cầu nào mà hai tập đoàn đã đáp ứng ngõ hầu giúp cho việc đánh giá ai là những đối tượng bị nhắm đến và vì sao.
Vào ngày 12 tháng 7 vừa qua, có 17 dân biểu Hoa Kỳ cũng có thư gửi đến quan chức điều hành chính của Facebook và Google với những nội dung tương tự.