Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 05/01/2020
Trong báo cáo năm 2019 về tù nhân lương tâm công bố ngày 01/01/2020, tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) nói rằng chế độ cộng sản Việt Nam đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm, kể cả trường hợp nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, người đã bị kết án 33 tháng tù giam nhưng hoãn thi hành án vì đang nuôi con nhỏ. 238 người còn lại đang bị giam giữ trong điều kiện vô cùng tồi tệ ở nhiều nhà tù khắp đất nước và xa gia đình của họ.
Trong số này, có 48 tù nhân lương tâm bị kết tội hoặc đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “lật đổ,” 37 người về “tuyên truyền chống nhà nước,” 57 người thuộc nhiều sắc dân thiểu số về “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc,” 7 người về “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” 13 người về “phá hoại an ninh,” 48 người về “gây rối trật tự công cộng” và 2 người bị kết tội khủng bố. Tội danh của 10 người không được công bố.
Trong năm 2019, Việt Nam bắt giữ 39 người hoạt động trong nước và công dân Australia Châu Văn Khảm, 32 trong số họ bị cáo buộc theo các tội danh thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự (BLHS). Nạn nhân mới nhất của các vụ bắt giữ độc đoán này là nhà báo tự do Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Ông bị bắt giữ vào tháng 11 sau khi gửi thư cho Quốc hội Châu Âu kiến nghị không phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
21 Facebooker bị bắt trong năm 2019 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” chỉ vì viết và chia sẻ trên mạng xã hội nhằm cổ suý nhân quyền và dân chủ đa nguyên hay chỉ trích chính phủ hoặc đơn giản chỉ là nêu ra các vấn đề của xã hội như tham nhũng và ô nhiễm môi trường. Họ bị bắt sau khi luật An ninh mạng có hiệu lực, tuy nhiên, các cáo buộc chống lại họ không liên quan đến luật này.
Năm ngoái, Việt Nam kết án 38 người hoạt động trong nước và 2 người nước ngoài, ông Michael Minh Phương Nguyễn- công dân Hoa Kỳ, và ông Châu Văn Khảm- công dân Australia, với tổng mức án là 207 năm 6 tháng tù giam và 47 năm quản chế.
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 14/1 để xét xử 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp về cáo buộc “phá rối an ninh” theo Điều 118 của BLHS về kế hoạch tham gia biểu tình ôn hoà vào đầu tháng 9 năm 2018. Bị bắt cóc trong những ngày đầu tiên của tháng 9 năm 2018, họ bị biệt giam hơn 1 năm và mới được gặp gia đình và luật sư. Họ sẽ phải đối mặt với án tù nặng nề từ 2 đến 15 năm nếu bị kết tội.
Vào ngày 03/01, công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã câu lưu và thẩm vấn hai vợ chồng anh Hồ Sỹ Quyết, tịch thu nhiều tài sản như máy quay phim, điện thoại thông minh, MacBook, thẻ ngân hàng và một số cuốn sách in bởi Nhà Xuất bản Tự do. Họ bị đưa đến trụ sở công an huyện để thẩm vấn trong nhiều giờ về quan hệ với nhà in trên, và đe doạ sẽ khởi tố nếu còn tiếp tục tham gia hoạt động dân sự. Đây là một vụ trong hàng chục vụ đàn áp nhằm vào một số tổ chức xã hội dân sự độc lập như Nhà Xuất bản Tự do và Nhóm Cây Xanh (Green Trees) trong nhiều tháng gần đây.
===== 01/01 =====
Việt Nam giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm: DTD
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defender- DTD), tính đến ngày 31/12/2019, chế độ cộng sản Việt Nam đang giam giữ ít nhất 238 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự, và quản thúc tại gia nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. Việt Nam vẫn là quốc gia có số tù nhân lương tâm lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.
Con số trên bao gồm 230 người đã bị kết án- chủ yếu với các tội danh chính trị như lật đổ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá rối an ninh, và phá hoại đoàn kết dân tộc, và 19 người đang bị tạm giam để điều tra hoặc chờ bị xét xử. Trong danh sách này không liệt kê công dân Mỹ gốc Việt Michael Minh Phương Nguyễn và công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm, người thứ nhất bị kết tội “hoạt động lật đổ chính quyền” trong khi người thứ 2 bị kết tội “khủng bố.”
Nhiều blogger, luật sư, đoàn viên, nhà hoạt động quyền đất đai, nhà bất đồng chính kiến và tín đồ của các tôn giáo thiểu số không đăng ký đã bị bắt giữ và giam giữ chỉ vì thực hiện một cách ôn hòa các quyền được bảo vệ bởi các công ước quốc tế về nhân quyền và Hiến pháp, như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do của tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Danh sách này không bao gồm các cá nhân đã tham gia hoặc ủng hộ bạo lực.
Năm 2019, Việt Nam đã bắt giữ 38 nhà hoạt động nhân quyền địa phương và công dân Australia Châu Văn Khảm. Chế độ cộng sản cũng kết án 38 nhà hoạt động ở trong nước và hai công dân nước ngoài là ông Michael Minh Phương Nguyễn và ông Châu Văn Khảm, kết án họ tổng cộng 207,5 năm tù và 47 năm quản chế. Riêng nhà hoạt động Hà Hải Ninh bị kết án nhưng án tù của ông không được công bố.
Việt Nam vẫn giam giữ 19 nhà hoạt động để điều tra hoặc chờ phiên toà sơ thẩm. 14 trong số họ bị bắt năm 2018 và đã bị giam giữ hơn 14 tháng, và 5 người còn lại bị bắt vào năm 2019. Trong số này có nhà báo bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Chí Dũng.
22 trong số các tù nhân lương tâm là nữ và là người thuộc sắc tộc Việt (Kinh). Tổng cộng, 166 người, tương đương 72,4% trong danh sách, là người dân tộc Việt. Nhóm sắc tộc lớn thứ hai trong danh sách là người Thượng, một nhóm các dân tộc thiểu số và tôn giáo sống ở vùng núi của Tây Nguyên. Số tù nhân lương tâm người Thượng là 58, chiếm 24,7% danh sách. Trong danh sách còn có 6 người H’mong và 2 người là Khmer Krom.
Phần lớn tù nhân lương tâm đã bị buộc tội hoặc kết án theo các cáo buộc của Điều 79, 87 và 88 của Bộ luật Hình sự1999 hoặc Điều 109, 117 và 331 trong Bộ luật Hình sự 2015.
Xem chi tiết và danh sách 239 tù nhân lương tâm tại đây: Thống kê mới nhất của Người Bảo vệ Nhân quyền: Việt Nam giam giữ 239 tù nhân lương tâm
===== 02/01 =====
Nghi can chết trong nhà tạm giữ, công an Tây Ninh nói người này tự treo cổ
Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin ông Phan Quốc Thắng ở thành phố Tây Ninh, người bị bắt vì đâm một thượng uý công an, đã treo cổ trong buồng tạm giam và tử vong.
Báo chí đưa tin ông Thắng bị bắt ngày 31/12/2019 vì tấn công một sỹ quan thuộc công an phường 1, thành phố Tây Ninh khi ông đến trụ sở công an phường trong tình trạng say rượu để chất vấn về việc bắt giữ và tra khảo vợ ông vì tham gia đường dây ghi lô đề.
Ông Thắng, 48 tuổi, được cho là bị đưa đi hỏi cung vào 10 giờ sáng ngày 02/10 và một giờ sau, ông được tìm thấy trong phòng tạm giam khi đang thắt cổ tự tử. Ông được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) nhưng trút hơi thở vào ngày 03/01.
Công an giám định xác ông Thắng và kết luận ông chết vì bị ngạt do treo cổ, cho dù không nói rõ ông bị sức ép nào.
Rất có thể ông Thắng bị chết vì bị tra tấn trong đồn công an Phường 1.
Ông là người đầu tiên chết trong trại tạm giam và nhà tù trong năm 2020, và có thể do ông bị đánh trong lúc ông bị giam giữ tại công an phường 1, thành phố Tây Ninh.
Cho dù Việt Nam đã ký kết Công ước Quốc tế về chống tra tấn hay đối xử vô nhân đạo, mỗi năm có hàng chục người tử vong trong hệ thống trại giam của Bộ Công an và nhà tạm giam của công an địa phương. Công an thường nói rằng họ chết vì bệnh tật, lao lực hay tự tử trong khi gia đình các nạn nhân cho rằng họ chết vì bị tra tấn bởi công an. Tình trạng không chấm dứt vì những kẻ thực hiện tra tấn không bị trừng trị thích đáng.
===== 03/01 =====
Nhà hoạt động Hồ Sỹ Quyết bị thẩm vấn, tịch thu nhiều tài sản vì quảng bá sách của Nhà Xuất bản Tự do
Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tịch thu nhiều tài sản và tra khảo nhà hoạt động Hồ Sỹ Quyết trong 9 giờ về quan hệ của anh với Nhà Xuất bản Tự do, một nhà in độc lập thường in nhiều sách của giới bất đồng chính kiến.
Vào thứ Sáu ngày 03/1, hơn 10 công an Văn Giang xông vào căn hộ của vợ chồng anh Quyết ở Khu đô thị Ecopark để lục soát cho dù không có lệnh khám nhà. Sau khi lục tung căn nhà, công an thu Macbook, máy ảnh và phụ kiện, 4 điện thoại di động, một số sách in bởi Nhà Xuất bản Tự do, và thẻ ngân hàng rồi đưa cả hai vợ chồng anh về trụ sở công an huyện để tra khảo.
Công an trả tự do cho vợ anh vào cuối giờ chiều vì có con nhỏ, và chỉ trả tự do cho anh vào lúc nửa đêm. Phía công an yêu cầu anh không được tham gia các hoạt động xã hội, đe doạ nếu không sẽ bắt và truy tố.
Anh Quyết là một trong hàng chục người bị công an sách nhiễu vì đọc hoặc quảng bá sách in bởi Nhà Xuất bản Tự do kể từ tháng 10 năm 2019. Vài tháng trước đây, anh có làm videoclip để giới thiệu một số sách in bởi nhà in này.
Vào tháng 10, công an thành phố Sài Gòn bắt giữ nhà hoạt động Vũ Huy Hoàng khi anh đi giao sách của Nhà Xuất bản Tự do. Công an đã đánh đập và trao khảo anh trong nhiều giờ trước khi cho anh về nhà. Anh đã phải rời khỏi nhà để đi ẩn náu nhưng công an địa phương vẫn sách nhiễu vợ anh.
Tuần trước, công an thành phố Sài Gòn cũng đột nhiên kéo đến tư gia của một độc giả, đòi khám nhà dù không có lệnh của viện kiểm sát. Chúng bắt người này phải chứng minh mình “không phải người của Nhà Xuất bản Tự do.”
===== 04/01 =====
8 thành viên của nhóm Hiến Pháp sẽ bị xét xử ngày 14/01
Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm để xét xử 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp về cáo buộc “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự. Phiên toà sẽ được thực hiện bởi Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và là phiên toà công khai.
Vụ việc bắt đầu khi nhóm có ý định tổ chức biểu tình ôn hoà vào đầu tháng 9 năm 2018 nhân dịp lễ quốc khánh.
Một số luật sư nhân quyền như Hà Huy Sơn, Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh được gia đình các nhà hoạt động thuê để bảo vệ họ.
Theo gia đình họ, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã công bố cáo trạng chống lại họ, trong đó đề nghị xét xử bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và bà Hoàng Thị Thu Vang về cáo buộc theo Khoản 1 của Điều 118 với mức án từ 5 đến 15 năm tù giam, trong khi ông Đỗ Thế Hòa, Hồ Đình Cương, Trần Thanh Phương, Ngô Văn Dũng, và Lê Quý Lộc và cô Đoàn Thị Hồng bị cáo buộc theo Khoản 2 của Điều 118 với mức án từ 2 đến 7 năm tù giam nếu bị kết tội.
8 nhà hoạt động trên đã bị cảnh sát thành phố HCM bắt cóc vào đầu tháng 9 năm 2018 và bị biệt giam trong nhiều tháng. Gia đình của họ đã không được thông báo về việc họ bị giam giữ và buộc tội trong nhiều tháng cho đến khi người thân đến các cơ quan nhà nước và đồn cảnh sát khác nhau để hỏi về tình trạng của họ và phát hiện ra rằng họ đã bị cảnh sát thành phố giữ.
Người ta lo ngại rằng bà mẹ đơn thân Hồng đã bị giam giữ khi con gái bà chỉ mới 29 tháng tuổi trong khi luật pháp Việt Nam quy định rằng một người mẹ không nên tách khỏi con của họ dưới ba tuổi.
Hiến Pháp là một nhóm các nhà hoạt động làm việc để giáo dục công chúng về quyền con người mà họ được hưởng theo Hiến pháp Việt Nam 2013 bằng cách phổ biến cuốn Hiến pháp 2013. Các thành viên của nhóm đã tích cực tham gia cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 khi hàng chục ngàn người Việt Nam đã tập trung trên đường phố để phản đối kế hoạch thông qua hai dự luật về Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.
Để ngăn chặn các cuộc biểu tình tương tự vào đầu tháng 9 năm 2018, lực lượng an ninh Việt Nam đã phát động một chiến dịch lớn để đàn áp bất đồng chính kiến địa phương và tất cả các thành viên của nhóm Pháp Pháp đã trở thành mục tiêu của họ. Hai thành viên khác của nhóm tên là Huỳnh Trường Ca và Lê Minh đã bị bắt và bị kết án về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong khi ba người khác bị buộc phải trốn sang Thái Lan để tỵ nạn.
Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền xếp 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp trong danh sách tù nhân lương tâm, và cho rằng các cáo buộc chống lại họ là không có căn cứ.
===============
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
January 5, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ nhất từ ngày 30/12/2019 đến 05/01/2020: Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 05/01/2020
Trong báo cáo năm 2019 về tù nhân lương tâm công bố ngày 01/01/2020, tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) nói rằng chế độ cộng sản Việt Nam đang giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm, kể cả trường hợp nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, người đã bị kết án 33 tháng tù giam nhưng hoãn thi hành án vì đang nuôi con nhỏ. 238 người còn lại đang bị giam giữ trong điều kiện vô cùng tồi tệ ở nhiều nhà tù khắp đất nước và xa gia đình của họ.
Trong số này, có 48 tù nhân lương tâm bị kết tội hoặc đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc “lật đổ,” 37 người về “tuyên truyền chống nhà nước,” 57 người thuộc nhiều sắc dân thiểu số về “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc,” 7 người về “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” 13 người về “phá hoại an ninh,” 48 người về “gây rối trật tự công cộng” và 2 người bị kết tội khủng bố. Tội danh của 10 người không được công bố.
Trong năm 2019, Việt Nam bắt giữ 39 người hoạt động trong nước và công dân Australia Châu Văn Khảm, 32 trong số họ bị cáo buộc theo các tội danh thuộc phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự (BLHS). Nạn nhân mới nhất của các vụ bắt giữ độc đoán này là nhà báo tự do Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Ông bị bắt giữ vào tháng 11 sau khi gửi thư cho Quốc hội Châu Âu kiến nghị không phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA).
21 Facebooker bị bắt trong năm 2019 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” chỉ vì viết và chia sẻ trên mạng xã hội nhằm cổ suý nhân quyền và dân chủ đa nguyên hay chỉ trích chính phủ hoặc đơn giản chỉ là nêu ra các vấn đề của xã hội như tham nhũng và ô nhiễm môi trường. Họ bị bắt sau khi luật An ninh mạng có hiệu lực, tuy nhiên, các cáo buộc chống lại họ không liên quan đến luật này.
Năm ngoái, Việt Nam kết án 38 người hoạt động trong nước và 2 người nước ngoài, ông Michael Minh Phương Nguyễn- công dân Hoa Kỳ, và ông Châu Văn Khảm- công dân Australia, với tổng mức án là 207 năm 6 tháng tù giam và 47 năm quản chế.
Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 14/1 để xét xử 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp về cáo buộc “phá rối an ninh” theo Điều 118 của BLHS về kế hoạch tham gia biểu tình ôn hoà vào đầu tháng 9 năm 2018. Bị bắt cóc trong những ngày đầu tiên của tháng 9 năm 2018, họ bị biệt giam hơn 1 năm và mới được gặp gia đình và luật sư. Họ sẽ phải đối mặt với án tù nặng nề từ 2 đến 15 năm nếu bị kết tội.
Vào ngày 03/01, công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã câu lưu và thẩm vấn hai vợ chồng anh Hồ Sỹ Quyết, tịch thu nhiều tài sản như máy quay phim, điện thoại thông minh, MacBook, thẻ ngân hàng và một số cuốn sách in bởi Nhà Xuất bản Tự do. Họ bị đưa đến trụ sở công an huyện để thẩm vấn trong nhiều giờ về quan hệ với nhà in trên, và đe doạ sẽ khởi tố nếu còn tiếp tục tham gia hoạt động dân sự. Đây là một vụ trong hàng chục vụ đàn áp nhằm vào một số tổ chức xã hội dân sự độc lập như Nhà Xuất bản Tự do và Nhóm Cây Xanh (Green Trees) trong nhiều tháng gần đây.
===== 01/01 =====
Việt Nam giam giữ ít nhất 239 tù nhân lương tâm: DTD
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defender- DTD), tính đến ngày 31/12/2019, chế độ cộng sản Việt Nam đang giam giữ ít nhất 238 tù nhân lương tâm trong các nhà tù hoặc các hình thức giam giữ tương tự, và quản thúc tại gia nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. Việt Nam vẫn là quốc gia có số tù nhân lương tâm lớn thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.
Con số trên bao gồm 230 người đã bị kết án- chủ yếu với các tội danh chính trị như lật đổ, tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá rối an ninh, và phá hoại đoàn kết dân tộc, và 19 người đang bị tạm giam để điều tra hoặc chờ bị xét xử. Trong danh sách này không liệt kê công dân Mỹ gốc Việt Michael Minh Phương Nguyễn và công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm, người thứ nhất bị kết tội “hoạt động lật đổ chính quyền” trong khi người thứ 2 bị kết tội “khủng bố.”
Nhiều blogger, luật sư, đoàn viên, nhà hoạt động quyền đất đai, nhà bất đồng chính kiến và tín đồ của các tôn giáo thiểu số không đăng ký đã bị bắt giữ và giam giữ chỉ vì thực hiện một cách ôn hòa các quyền được bảo vệ bởi các công ước quốc tế về nhân quyền và Hiến pháp, như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do của tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Danh sách này không bao gồm các cá nhân đã tham gia hoặc ủng hộ bạo lực.
Năm 2019, Việt Nam đã bắt giữ 38 nhà hoạt động nhân quyền địa phương và công dân Australia Châu Văn Khảm. Chế độ cộng sản cũng kết án 38 nhà hoạt động ở trong nước và hai công dân nước ngoài là ông Michael Minh Phương Nguyễn và ông Châu Văn Khảm, kết án họ tổng cộng 207,5 năm tù và 47 năm quản chế. Riêng nhà hoạt động Hà Hải Ninh bị kết án nhưng án tù của ông không được công bố.
Việt Nam vẫn giam giữ 19 nhà hoạt động để điều tra hoặc chờ phiên toà sơ thẩm. 14 trong số họ bị bắt năm 2018 và đã bị giam giữ hơn 14 tháng, và 5 người còn lại bị bắt vào năm 2019. Trong số này có nhà báo bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Chí Dũng.
22 trong số các tù nhân lương tâm là nữ và là người thuộc sắc tộc Việt (Kinh). Tổng cộng, 166 người, tương đương 72,4% trong danh sách, là người dân tộc Việt. Nhóm sắc tộc lớn thứ hai trong danh sách là người Thượng, một nhóm các dân tộc thiểu số và tôn giáo sống ở vùng núi của Tây Nguyên. Số tù nhân lương tâm người Thượng là 58, chiếm 24,7% danh sách. Trong danh sách còn có 6 người H’mong và 2 người là Khmer Krom.
Phần lớn tù nhân lương tâm đã bị buộc tội hoặc kết án theo các cáo buộc của Điều 79, 87 và 88 của Bộ luật Hình sự1999 hoặc Điều 109, 117 và 331 trong Bộ luật Hình sự 2015.
Xem chi tiết và danh sách 239 tù nhân lương tâm tại đây: Thống kê mới nhất của Người Bảo vệ Nhân quyền: Việt Nam giam giữ 239 tù nhân lương tâm
===== 02/01 =====
Nghi can chết trong nhà tạm giữ, công an Tây Ninh nói người này tự treo cổ
Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin ông Phan Quốc Thắng ở thành phố Tây Ninh, người bị bắt vì đâm một thượng uý công an, đã treo cổ trong buồng tạm giam và tử vong.
Báo chí đưa tin ông Thắng bị bắt ngày 31/12/2019 vì tấn công một sỹ quan thuộc công an phường 1, thành phố Tây Ninh khi ông đến trụ sở công an phường trong tình trạng say rượu để chất vấn về việc bắt giữ và tra khảo vợ ông vì tham gia đường dây ghi lô đề.
Ông Thắng, 48 tuổi, được cho là bị đưa đi hỏi cung vào 10 giờ sáng ngày 02/10 và một giờ sau, ông được tìm thấy trong phòng tạm giam khi đang thắt cổ tự tử. Ông được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) nhưng trút hơi thở vào ngày 03/01.
Công an giám định xác ông Thắng và kết luận ông chết vì bị ngạt do treo cổ, cho dù không nói rõ ông bị sức ép nào.
Rất có thể ông Thắng bị chết vì bị tra tấn trong đồn công an Phường 1.
Ông là người đầu tiên chết trong trại tạm giam và nhà tù trong năm 2020, và có thể do ông bị đánh trong lúc ông bị giam giữ tại công an phường 1, thành phố Tây Ninh.
Cho dù Việt Nam đã ký kết Công ước Quốc tế về chống tra tấn hay đối xử vô nhân đạo, mỗi năm có hàng chục người tử vong trong hệ thống trại giam của Bộ Công an và nhà tạm giam của công an địa phương. Công an thường nói rằng họ chết vì bệnh tật, lao lực hay tự tử trong khi gia đình các nạn nhân cho rằng họ chết vì bị tra tấn bởi công an. Tình trạng không chấm dứt vì những kẻ thực hiện tra tấn không bị trừng trị thích đáng.
===== 03/01 =====
Nhà hoạt động Hồ Sỹ Quyết bị thẩm vấn, tịch thu nhiều tài sản vì quảng bá sách của Nhà Xuất bản Tự do
Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã tịch thu nhiều tài sản và tra khảo nhà hoạt động Hồ Sỹ Quyết trong 9 giờ về quan hệ của anh với Nhà Xuất bản Tự do, một nhà in độc lập thường in nhiều sách của giới bất đồng chính kiến.
Vào thứ Sáu ngày 03/1, hơn 10 công an Văn Giang xông vào căn hộ của vợ chồng anh Quyết ở Khu đô thị Ecopark để lục soát cho dù không có lệnh khám nhà. Sau khi lục tung căn nhà, công an thu Macbook, máy ảnh và phụ kiện, 4 điện thoại di động, một số sách in bởi Nhà Xuất bản Tự do, và thẻ ngân hàng rồi đưa cả hai vợ chồng anh về trụ sở công an huyện để tra khảo.
Công an trả tự do cho vợ anh vào cuối giờ chiều vì có con nhỏ, và chỉ trả tự do cho anh vào lúc nửa đêm. Phía công an yêu cầu anh không được tham gia các hoạt động xã hội, đe doạ nếu không sẽ bắt và truy tố.
Anh Quyết là một trong hàng chục người bị công an sách nhiễu vì đọc hoặc quảng bá sách in bởi Nhà Xuất bản Tự do kể từ tháng 10 năm 2019. Vài tháng trước đây, anh có làm videoclip để giới thiệu một số sách in bởi nhà in này.
Vào tháng 10, công an thành phố Sài Gòn bắt giữ nhà hoạt động Vũ Huy Hoàng khi anh đi giao sách của Nhà Xuất bản Tự do. Công an đã đánh đập và trao khảo anh trong nhiều giờ trước khi cho anh về nhà. Anh đã phải rời khỏi nhà để đi ẩn náu nhưng công an địa phương vẫn sách nhiễu vợ anh.
Tuần trước, công an thành phố Sài Gòn cũng đột nhiên kéo đến tư gia của một độc giả, đòi khám nhà dù không có lệnh của viện kiểm sát. Chúng bắt người này phải chứng minh mình “không phải người của Nhà Xuất bản Tự do.”
===== 04/01 =====
8 thành viên của nhóm Hiến Pháp sẽ bị xét xử ngày 14/01
Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm để xét xử 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp về cáo buộc “phá rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự. Phiên toà sẽ được thực hiện bởi Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và là phiên toà công khai.
Vụ việc bắt đầu khi nhóm có ý định tổ chức biểu tình ôn hoà vào đầu tháng 9 năm 2018 nhân dịp lễ quốc khánh.
Một số luật sư nhân quyền như Hà Huy Sơn, Trịnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh được gia đình các nhà hoạt động thuê để bảo vệ họ.
Theo gia đình họ, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã công bố cáo trạng chống lại họ, trong đó đề nghị xét xử bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và bà Hoàng Thị Thu Vang về cáo buộc theo Khoản 1 của Điều 118 với mức án từ 5 đến 15 năm tù giam, trong khi ông Đỗ Thế Hòa, Hồ Đình Cương, Trần Thanh Phương, Ngô Văn Dũng, và Lê Quý Lộc và cô Đoàn Thị Hồng bị cáo buộc theo Khoản 2 của Điều 118 với mức án từ 2 đến 7 năm tù giam nếu bị kết tội.
8 nhà hoạt động trên đã bị cảnh sát thành phố HCM bắt cóc vào đầu tháng 9 năm 2018 và bị biệt giam trong nhiều tháng. Gia đình của họ đã không được thông báo về việc họ bị giam giữ và buộc tội trong nhiều tháng cho đến khi người thân đến các cơ quan nhà nước và đồn cảnh sát khác nhau để hỏi về tình trạng của họ và phát hiện ra rằng họ đã bị cảnh sát thành phố giữ.
Người ta lo ngại rằng bà mẹ đơn thân Hồng đã bị giam giữ khi con gái bà chỉ mới 29 tháng tuổi trong khi luật pháp Việt Nam quy định rằng một người mẹ không nên tách khỏi con của họ dưới ba tuổi.
Hiến Pháp là một nhóm các nhà hoạt động làm việc để giáo dục công chúng về quyền con người mà họ được hưởng theo Hiến pháp Việt Nam 2013 bằng cách phổ biến cuốn Hiến pháp 2013. Các thành viên của nhóm đã tích cực tham gia cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6 năm 2018 khi hàng chục ngàn người Việt Nam đã tập trung trên đường phố để phản đối kế hoạch thông qua hai dự luật về Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.
Để ngăn chặn các cuộc biểu tình tương tự vào đầu tháng 9 năm 2018, lực lượng an ninh Việt Nam đã phát động một chiến dịch lớn để đàn áp bất đồng chính kiến địa phương và tất cả các thành viên của nhóm Pháp Pháp đã trở thành mục tiêu của họ. Hai thành viên khác của nhóm tên là Huỳnh Trường Ca và Lê Minh đã bị bắt và bị kết án về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong khi ba người khác bị buộc phải trốn sang Thái Lan để tỵ nạn.
Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền xếp 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp trong danh sách tù nhân lương tâm, và cho rằng các cáo buộc chống lại họ là không có căn cứ.
===============
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây