Nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình ôn hòa không nên được xem như là một mối đe dọa, và do đó khuyến khích tất cả các nước tham gia vào một cuộc đối thoại cởi mở, toàn diện và có ý nghĩa khi đối phó với các cuộc biểu tình ôn hòa và nguyên nhân của chúng,
Bản dịch của [rollinglinks]Huỳnh Thục Vy[/rollinglinks] (Defend The Defenders)
Phiên họp thứ hai mươi lăm – Mục nghị sự 3
Thúc đẩy và bảo vệ tất cả các nhân quyền, các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm cả quyền phát triển
Úc , * Áo, Bỉ, * Bosnia và Herzegovina, Botswana * , Colombia, Costa Rica * , Croatia, Cộng hòa Séc * , Đan Mạch, Estonia * , Phần Lan, Georgia * , * Đức , Hy Lạp , Hungary * , * Iceland , Ireland * , Ý , Latvia, Liechtenstein * , * Lithuania, Luxembourg * , * Maldives, Hà Lan , Na Uy * , * Panama , Ba Lan * , * Cộng hòa Moldova, * Slovakia , Tây Ban Nha * , * Thụy Điển , Thụy Sĩ * , * Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ * * Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
25 / … Sự thăng tiến và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa
Hội đồng Nhân quyền ,
Tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc,
Cũng tái khẳng định Tuyên ngôn Nhân quyền, nhắc nhớ lại các điều ước nhân quyền quốc tế có liên quan, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, và các văn kiện nhân quyền cấp vùng có liên quan,
Tái khẳng định thêm rằng, phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã cam kết sẽ đạt được, khi hợp tác với Liên Hợp Quốc, việc thúc đẩy sự tôn trọng phổ quát và tuân thủ các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không cần phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, hoặc tình trạng khác,
Nhắc lại các nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền như Nghị quyết 12/16 vào ngày 2 tháng 10 năm 2009 và 16/4 vào ngày 24 tháng 3 năm 2011, về tự do tư tưởng và ngôn luận, nghị quyết 15/21 vào ngày 30 tháng 9 năm 2010, 21/ 16 vào ngày 27 tháng 9 2012 và 24/ 5 ngày 26 tháng 9 năm 2013, về quyền tự do hội họp hòa bình và lập hội, và nghị quyết 19/ 35 ngày 23 tháng 3 2012 và 22/10 ngày 21 tháng 3 năm 2013 , về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa,
Nhắc lại các nghị quyết Hội đồng Nhân quyền 21/12 ngày 27 tháng 9 năm 2012, về sự an toàn của các nhà báo, 24/8 ngày 26 tháng 9 năm 2013 , về sự tham gia chính trị bình đẳng, 22/6 ngày 21 tháng 3 năm 2013, về bảo vệ bảo vệ nhân quyền, và 24 / 21 ngày 27 tháng 9 năm 2013, về không gian xã hội dân sự: việc tạo ra và duy trì, trong pháp luật và thực tế, một môi trường an toàn và hợp pháp,
Nhắc lại Tuyên bố về Quyền và Trách nhiệm của các cá nhân, nhóm và bộ phận của xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các Nhân quyền và tự do cơ bản đã được công nhận,
Thừa nhận rằng, theo quy định của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, các quyền tự do hội họp, phát biểu và lập hội ôn hòa là những nhân quyền được bảo đảm cho tất cả mọi người, phù hợp với những nghĩa vụ của nhà nước theo các văn kiện nhân quyền quốc tế khả dụng, trong khi việc thực thi các quyền này có thể bị hạn chế nhất định,
Cũng công nhận rằng những hạn chế như thế phải được căn cứ vào pháp luật, phù hợp với nghĩa vụ của nhà nước theo các văn kiện nhân quyền quốc tế khả dụng, và tùy thuộc vào một sự cứu xét pháp lý hoặc hành chính kịp thời, khách quan,không thiên vị và độc lập,
Thừa nhận rằng các cuộc biểu tình ôn hòa có thể xảy ra trong mọi xã hội, bao gồm cả các cuộc biểu tình tự phát, đồng loạt, chưa được cho phép hoặc bị hạn chế,
Cũng thừa nhận rằng việc tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa có thể là một hình thức quan trọng của việc thực hiện các quyền tự do hội họp, phát biểu, lập hội ôn hòa và sự tham gia vào việc thực hiện các vấn đề công cộng,
Thừa nhận rằng các cuộc biểu tình ôn hòa có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển, sự vững mạnh và sự hiệu quả của các hệ thống dân chủ, và đối với các tiến trình dân chủ, bao gồm cả các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý,
Thừa nhận rằng các cuộc biểu tình hòa bình có thể đóng góp vào sự thọ hưởng đầy đủ các quyền chính trị và dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Tái khẳng định rằng mọi người đều có quyền được sống, quyền tự do và an toàn cá nhân,
Cũng tái khẳng định rằng sự tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa nơi công cộng nên hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buột,
Do đó nhấn mạnh rằng tất cả mọi người phải có khả năng khiếu nại hoặc thể hiện nguyện vọng của mình một cách ôn hòa, bao gồm các cuộc biểu tình công cộng mà không sợ bị trả thù hoặc bị đe dọa, bị thương, bị tấn công tình dục, bị đánh đập, bị bắt và giam giữ tùy tiện, bị tra tấn, bị giết hoặc bị mất tích,
Quan ngại sâu sắc về những cuộc hành hình tùy tiện, tóm gọn và không xét xử, và tra tấn và đối xử tàn nhẫn, phi nhân, đê hèn khác hoặc sự trừng phạt những người thực hiện các quyền tự do hội họp, bày tỏ quan điểm và hội họp ôn hòa ở tất cả các khu vực trên thế giới,
Bày tỏ quan ngại về con số các cuộc tấn công nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền và các nhà báo trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa,
Cũng thể hiện sự quan ngại về việc hình sự hóa ngày càng tăng, trong tất cả các nơi trên thế giới, nhắm vào các cá nhân và các nhóm tổ chức hoặc tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa,
Nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình ôn hòa không nên được xem như là một mối đe dọa, và do đó khuyến khích tất cả các nước tham gia vào một cuộc đối thoại cởi mở, toàn diện và có ý nghĩa khi đối phó với các cuộc biểu tình ôn hòa và nguyên nhân của chúng,
Nhắc lại rằng các hành vi bạo lực lẻ tẻ gây ra bởi những người khác trong quá trình biểu tình không tước mất quyền tự do hội họp, phát biểu và lập hội ôn hòa của các cá nhân,
Công nhận rằng các định chế nhân quyền và các đại diện của xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại liên tục giữa các cá nhân tham gia biểu tình ôn hòa và các nhà chức trách có liên quan,
Nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo trách nhiệm giải trình đầy đủ cho những hành vi vi phạm hoặc chà đạp nhân quyền trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa,
Nhắc lại quy tắc ứng xử cho các viên chức thực thi pháp luật và các nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và vũ khí bởi các viên chức thực thi pháp luật,
Cũng nhắc lại tầm quan trọng của đào tạo đầy đủ cho cán bộ có nhiệm vụ thực thi pháp luật để đối phó với các cuộc biểu tình công cộng, và kiềm chế, tới mức có thể, từ việc giao nhiệm vụ cho nhân viên quân sự thực hiện nhiệm vụ như vậy,
1. Lưu ý việc đánh giá cao tổ chức hội thảo về các biện pháp hiệu quả và sự thực hành tốt nhất để đảm bảo việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa vào ngày 2 Tháng 12 năm 2013 và các bản tóm tắt của các hội thảo được chuẩn bị bởi Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền số 22/10 ;
2 . Nhắc lại rằng các quốc gia có trách nhiệm, kể cả trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa, để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và ngăn chặn các vụ vi phạm nhân quyền, bao gồm về những cuộc hành hình và tra tấn tùy tiện, tóm gọn và không xét xử, bắt và giam giữ tùy tiện, tra tấn, trừng phạt và đối xử tàn ác, đê hèn, vô nhân đạo và kêu gọi các nước tránh tình trạng lạm dụng các thủ tục tố tụng hình sự và dân sự hoặc đe dọa buộc người khác phải hành động như thế tại mọi thời điểm;
3 . Kêu gọi các nhà nước thúc đẩy một môi trường an toàn và thuận lợi cho các cá nhân và các nhóm thực hiện các quyền tự do hội họp, phát biểu và lập hội ôn hòa, kể cả bằng cách đảm bảo rằng luật pháp và thủ tục quốc gia liên quan đến quyền tự do hội họp, phát biểu và lập hội ôn hòa phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết nhân quyền quốc tế, thiết lập một cách rõ ràng và và có thể nhận biết một nền tảng giả định có lợi cho việc thực hiện các quyền này, và thực hiện một cách có hiệu quả;
4. Kêu gọi các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc biểu tình ôn hòa bằng cách giúp những người biểu tiếp cận không gian công cộng và bảo vệ họ, không phân biệt, khi cần thiết, chống lại bất kỳ hình thức đe dọa và quấy rối, và nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương trong vấn đề này;
5. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc thông tin liên lạc giữa những người biểu tình, chính quyền địa phương và các quan chức thực thi pháp luật trong việc quản lý thích hợp các cuộc tụ tập, chẳng hạn như các cuộc biểu tình ôn hòa, và kêu gọi các nước thiết lập các kênh thích hợp trong vấn đề đó;
6. Kêu gọi các nước đặc biệt chú ý đến sự an toàn và bảo vệ phụ nữ và bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền nữ khỏi các hành vi đe dọa, quấy rối, cũng như bạo lực giới tính, trong đó có tấn công tình dục, trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình;
7. Khẳng định rằng các quốc gia phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ trẻ em, kể cả khi họ thực hiện các quyền tự do hội họp, bày tỏ quan điểm và lập hội, kể cả trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình;
8. Kêu gọi tất cả các nước đặc biệt chú ý đến sự an toàn của các nhà báo và nhân viên truyền thông tường thuật về các cuộc biểu tình ôn hòa, cân nhắc đến vai trò cụ thể, tình thế và khả năng dễ bị tổn thương của họ;
9. Kêu gọi tất cả các nước tránh sử dụng vũ lực trong cuộc biểu tình hòa bình, và đảm bảo rằng, đối với những mà nơi mà sự chế tài là hoàn toàn cần thiết, sẽ không có ai là đối tượng của việc sử dụng bạo lực quá mức hoặc bừa bãi;
10 . Kêu gọi các quốc gia, như một vấn đề ưu tiên, đảm bảo rằng pháp luật và thủ tục trong nước của họ phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế liên quan đến việc sử dụng vũ lực và được thực hiện có hiệu quả bởi các quan chức thực thi pháp luật, trong các nguyên tắc thực thi pháp luật đặc biệt, chẳng hạn như các nguyên tắc về sự cần thiết và tương xứng, luôn lưu tâm rằng bạo lực gây chết người chỉ có thể được sử dụng để bảo vệ chống lại một mối đe dọa sắp xảy ra với cuộc sống và nó có thể không được sử dụng chỉ đơn thuần để giải tán một cuộc hội họp ;
11. Khẳng định rằng không có gì có thể biện minh cho việc “bắn giết” cũng như sử dụng bạo lực gây chết người bừa bãi chống lại một đám đông, hoạt động đó là bất hợp pháp theo luật nhân quyền quốc tế;
12. Kêu gọi các nước điều tra bất kỳ cái chết hoặc tình trạng bị thương nghiêm trọng nào xảy ra trong các cuộc biểu tình, bao gồm cả những kết quả từ việc xả súng hay sử dụng vũ khí không gây chết người của các quan chức thực thi pháp luật;
13. Ngoài ra cũng kêu gọi các nước đảm bảo đào tạo đầy đủ của cán bộ thực thi pháp luật và, nếu có thể, phải thúc đẩy đào tạo đầy đủ cho nhân viên tư nhân hành động nhân danh quốc gia, bao gồm những người năm trong luật nhân quyền quốc tế và, nếu thích hợp, thì cho cả những người liên quan đến luật nhân đạo quốc tế;
14. Khuyến khích các nước chuẩn bị sẵn thiết bị bảo vệ và vũ khí không gây chết người cho cán bộ thực thi pháp luật, trong khi theo đuổi các nỗ lực quốc tế để điều chỉnh và thiết lập các giao thức cho việc đào tạo và sử dụng vũ khí không gây chết người ;
15. Nhấn mạnh tầm quan trọng của thử nghiệm kỹ lưỡng , độc lập và khoa học của các loại vũ khí không gây chết người trước khi triển khai thiết lập tính năng sát thương và mức độ chấn thương có thể có của chúng, và giám sát việc đào tạo thích hợp và việc sử dụng vũ khí như thế;
16 . Nhấn mạnh tầm quan trọng của các hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nỗ lực quốc gia nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và tự do cơ bản trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình, nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật để đối phó với các cuộc biểu tình như vậy một cách mà phù hợp với các nghĩa vụ nhân quyền và cam kết quốc tế;
17. Nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết việc quản lý các cuộc tụ tập, bao gồm các cuộc biểu tình hòa bình, để đóng góp vào hành xử ôn hòa, và để tránh mất mát mạng sống và là bị thương những người biểu tình, những người xung quanh, những người theo dõi cuộc biểu tình, và các quan chức thực thi pháp luật; cũng như bất kỳ sự chà đạp hoặc vi phạm nhân quyền nào;
18 . Công nhận vai trò quan trọng của các định chế nhân quyền quốc gia, xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo và nhân viên truyền thông khác, người sử dụng Internet và người bảo vệ nhân quyền, và các bên liên quan khác trong việc lập tài liệu các vụ vi phạm nhân quyền trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình;
19 . Kêu gọi các nước đảm bảo rằng các cơ chế quốc gia, dựa trên luật pháp phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền và các cam kết nhân quyền của họ, có thể giúp giải trình đối với hành vi vi phạm nhân quyền, và giúp cho các nạn nhân tiếp cận một biện pháp khắc phục và bồi thường, kể cả trong bối cảnh cuộc biểu tình hòa bình;
20 . Yêu cầu Cao ủy chuẩn bị, từ nguồn lực hiện có, hướng dẫn tạo điều kiện và bảo vệ các cuộc biểu tình hòa bình trên cơ sở thực hành tốt, với mục đích hỗ trợ các nước trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình, trong sự hợp tác với các báo cáo viên đặc biệt về quyền hội họp và lập hội ôn hòa, Báo cáo viên đặc biệt về những cuộc hành hình tùy tiện, tóm gọn và không qua thủ tụ pháo lý và những thủ tục đặc biệt khác có liên quan, và với sự tham khảo ý kiến với các quốc gia và các bên liên quan khác, và nhằm đưa ra những hướng dẫn cho Hội đồng Nhân quyền tại kỳ họp thứ ba mươi mốt của mình;
21 . Quyết định tiếp tục cân nhắc về chủ đề này tại phiên họp 31 của mình theo mục nghị sự thứ ba.
May 8, 2014
Nghị Quyết của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ về CỔ XÚY và BẢO VỆ NHÂN QUYỀN TRONG BỐI CẢNH BIỂU TÌNH ÔN HÒA
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Bản dịch của [rollinglinks]Huỳnh Thục Vy[/rollinglinks] (Defend The Defenders)
Hội đồng Nhân quyền
Phiên họp thứ hai mươi lăm – Mục nghị sự 3
Thúc đẩy và bảo vệ tất cả các nhân quyền, các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và văn hóa, bao gồm cả quyền phát triển
Úc , * Áo, Bỉ, * Bosnia và Herzegovina, Botswana * , Colombia, Costa Rica * , Croatia, Cộng hòa Séc * , Đan Mạch, Estonia * , Phần Lan, Georgia * , * Đức , Hy Lạp , Hungary * , * Iceland , Ireland * , Ý , Latvia, Liechtenstein * , * Lithuania, Luxembourg * , * Maldives, Hà Lan , Na Uy * , * Panama , Ba Lan * , * Cộng hòa Moldova, * Slovakia , Tây Ban Nha * , * Thụy Điển , Thụy Sĩ * , * Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ * * Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
25 / … Sự thăng tiến và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa
Hội đồng Nhân quyền ,
Tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc,
Cũng tái khẳng định Tuyên ngôn Nhân quyền, nhắc nhớ lại các điều ước nhân quyền quốc tế có liên quan, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, và các văn kiện nhân quyền cấp vùng có liên quan,
Tái khẳng định thêm rằng, phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã cam kết sẽ đạt được, khi hợp tác với Liên Hợp Quốc, việc thúc đẩy sự tôn trọng phổ quát và tuân thủ các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không cần phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, hoặc tình trạng khác,
Nhắc lại các nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền như Nghị quyết 12/16 vào ngày 2 tháng 10 năm 2009 và 16/4 vào ngày 24 tháng 3 năm 2011, về tự do tư tưởng và ngôn luận, nghị quyết 15/21 vào ngày 30 tháng 9 năm 2010, 21/ 16 vào ngày 27 tháng 9 2012 và 24/ 5 ngày 26 tháng 9 năm 2013, về quyền tự do hội họp hòa bình và lập hội, và nghị quyết 19/ 35 ngày 23 tháng 3 2012 và 22/10 ngày 21 tháng 3 năm 2013 , về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa,
Nhắc lại các nghị quyết Hội đồng Nhân quyền 21/12 ngày 27 tháng 9 năm 2012, về sự an toàn của các nhà báo, 24/8 ngày 26 tháng 9 năm 2013 , về sự tham gia chính trị bình đẳng, 22/6 ngày 21 tháng 3 năm 2013, về bảo vệ bảo vệ nhân quyền, và 24 / 21 ngày 27 tháng 9 năm 2013, về không gian xã hội dân sự: việc tạo ra và duy trì, trong pháp luật và thực tế, một môi trường an toàn và hợp pháp,
Nhắc lại Tuyên bố về Quyền và Trách nhiệm của các cá nhân, nhóm và bộ phận của xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các Nhân quyền và tự do cơ bản đã được công nhận,
Thừa nhận rằng, theo quy định của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, các quyền tự do hội họp, phát biểu và lập hội ôn hòa là những nhân quyền được bảo đảm cho tất cả mọi người, phù hợp với những nghĩa vụ của nhà nước theo các văn kiện nhân quyền quốc tế khả dụng, trong khi việc thực thi các quyền này có thể bị hạn chế nhất định,
Cũng công nhận rằng những hạn chế như thế phải được căn cứ vào pháp luật, phù hợp với nghĩa vụ của nhà nước theo các văn kiện nhân quyền quốc tế khả dụng, và tùy thuộc vào một sự cứu xét pháp lý hoặc hành chính kịp thời, khách quan,không thiên vị và độc lập,
Thừa nhận rằng các cuộc biểu tình ôn hòa có thể xảy ra trong mọi xã hội, bao gồm cả các cuộc biểu tình tự phát, đồng loạt, chưa được cho phép hoặc bị hạn chế,
Cũng thừa nhận rằng việc tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa có thể là một hình thức quan trọng của việc thực hiện các quyền tự do hội họp, phát biểu, lập hội ôn hòa và sự tham gia vào việc thực hiện các vấn đề công cộng,
Thừa nhận rằng các cuộc biểu tình ôn hòa có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển, sự vững mạnh và sự hiệu quả của các hệ thống dân chủ, và đối với các tiến trình dân chủ, bao gồm cả các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý,
Thừa nhận rằng các cuộc biểu tình hòa bình có thể đóng góp vào sự thọ hưởng đầy đủ các quyền chính trị và dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Tái khẳng định rằng mọi người đều có quyền được sống, quyền tự do và an toàn cá nhân,
Cũng tái khẳng định rằng sự tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa nơi công cộng nên hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buột,
Do đó nhấn mạnh rằng tất cả mọi người phải có khả năng khiếu nại hoặc thể hiện nguyện vọng của mình một cách ôn hòa, bao gồm các cuộc biểu tình công cộng mà không sợ bị trả thù hoặc bị đe dọa, bị thương, bị tấn công tình dục, bị đánh đập, bị bắt và giam giữ tùy tiện, bị tra tấn, bị giết hoặc bị mất tích,
Quan ngại sâu sắc về những cuộc hành hình tùy tiện, tóm gọn và không xét xử, và tra tấn và đối xử tàn nhẫn, phi nhân, đê hèn khác hoặc sự trừng phạt những người thực hiện các quyền tự do hội họp, bày tỏ quan điểm và hội họp ôn hòa ở tất cả các khu vực trên thế giới,
Bày tỏ quan ngại về con số các cuộc tấn công nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền và các nhà báo trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa,
Cũng thể hiện sự quan ngại về việc hình sự hóa ngày càng tăng, trong tất cả các nơi trên thế giới, nhắm vào các cá nhân và các nhóm tổ chức hoặc tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa,
Nhấn mạnh rằng các cuộc biểu tình ôn hòa không nên được xem như là một mối đe dọa, và do đó khuyến khích tất cả các nước tham gia vào một cuộc đối thoại cởi mở, toàn diện và có ý nghĩa khi đối phó với các cuộc biểu tình ôn hòa và nguyên nhân của chúng,
Nhắc lại rằng các hành vi bạo lực lẻ tẻ gây ra bởi những người khác trong quá trình biểu tình không tước mất quyền tự do hội họp, phát biểu và lập hội ôn hòa của các cá nhân,
Công nhận rằng các định chế nhân quyền và các đại diện của xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, có thể đóng một vai trò hữu ích trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại liên tục giữa các cá nhân tham gia biểu tình ôn hòa và các nhà chức trách có liên quan,
Nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo trách nhiệm giải trình đầy đủ cho những hành vi vi phạm hoặc chà đạp nhân quyền trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa,
Nhắc lại quy tắc ứng xử cho các viên chức thực thi pháp luật và các nguyên tắc cơ bản về sử dụng vũ lực và vũ khí bởi các viên chức thực thi pháp luật,
Cũng nhắc lại tầm quan trọng của đào tạo đầy đủ cho cán bộ có nhiệm vụ thực thi pháp luật để đối phó với các cuộc biểu tình công cộng, và kiềm chế, tới mức có thể, từ việc giao nhiệm vụ cho nhân viên quân sự thực hiện nhiệm vụ như vậy,
1. Lưu ý việc đánh giá cao tổ chức hội thảo về các biện pháp hiệu quả và sự thực hành tốt nhất để đảm bảo việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa vào ngày 2 Tháng 12 năm 2013 và các bản tóm tắt của các hội thảo được chuẩn bị bởi Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền số 22/10 ;
2 . Nhắc lại rằng các quốc gia có trách nhiệm, kể cả trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa, để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và ngăn chặn các vụ vi phạm nhân quyền, bao gồm về những cuộc hành hình và tra tấn tùy tiện, tóm gọn và không xét xử, bắt và giam giữ tùy tiện, tra tấn, trừng phạt và đối xử tàn ác, đê hèn, vô nhân đạo và kêu gọi các nước tránh tình trạng lạm dụng các thủ tục tố tụng hình sự và dân sự hoặc đe dọa buộc người khác phải hành động như thế tại mọi thời điểm;
3 . Kêu gọi các nhà nước thúc đẩy một môi trường an toàn và thuận lợi cho các cá nhân và các nhóm thực hiện các quyền tự do hội họp, phát biểu và lập hội ôn hòa, kể cả bằng cách đảm bảo rằng luật pháp và thủ tục quốc gia liên quan đến quyền tự do hội họp, phát biểu và lập hội ôn hòa phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết nhân quyền quốc tế, thiết lập một cách rõ ràng và và có thể nhận biết một nền tảng giả định có lợi cho việc thực hiện các quyền này, và thực hiện một cách có hiệu quả;
4. Kêu gọi các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc biểu tình ôn hòa bằng cách giúp những người biểu tiếp cận không gian công cộng và bảo vệ họ, không phân biệt, khi cần thiết, chống lại bất kỳ hình thức đe dọa và quấy rối, và nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phương trong vấn đề này;
5. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc thông tin liên lạc giữa những người biểu tình, chính quyền địa phương và các quan chức thực thi pháp luật trong việc quản lý thích hợp các cuộc tụ tập, chẳng hạn như các cuộc biểu tình ôn hòa, và kêu gọi các nước thiết lập các kênh thích hợp trong vấn đề đó;
6. Kêu gọi các nước đặc biệt chú ý đến sự an toàn và bảo vệ phụ nữ và bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền nữ khỏi các hành vi đe dọa, quấy rối, cũng như bạo lực giới tính, trong đó có tấn công tình dục, trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình;
7. Khẳng định rằng các quốc gia phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ trẻ em, kể cả khi họ thực hiện các quyền tự do hội họp, bày tỏ quan điểm và lập hội, kể cả trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình;
8. Kêu gọi tất cả các nước đặc biệt chú ý đến sự an toàn của các nhà báo và nhân viên truyền thông tường thuật về các cuộc biểu tình ôn hòa, cân nhắc đến vai trò cụ thể, tình thế và khả năng dễ bị tổn thương của họ;
9. Kêu gọi tất cả các nước tránh sử dụng vũ lực trong cuộc biểu tình hòa bình, và đảm bảo rằng, đối với những mà nơi mà sự chế tài là hoàn toàn cần thiết, sẽ không có ai là đối tượng của việc sử dụng bạo lực quá mức hoặc bừa bãi;
10 . Kêu gọi các quốc gia, như một vấn đề ưu tiên, đảm bảo rằng pháp luật và thủ tục trong nước của họ phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế liên quan đến việc sử dụng vũ lực và được thực hiện có hiệu quả bởi các quan chức thực thi pháp luật, trong các nguyên tắc thực thi pháp luật đặc biệt, chẳng hạn như các nguyên tắc về sự cần thiết và tương xứng, luôn lưu tâm rằng bạo lực gây chết người chỉ có thể được sử dụng để bảo vệ chống lại một mối đe dọa sắp xảy ra với cuộc sống và nó có thể không được sử dụng chỉ đơn thuần để giải tán một cuộc hội họp ;
11. Khẳng định rằng không có gì có thể biện minh cho việc “bắn giết” cũng như sử dụng bạo lực gây chết người bừa bãi chống lại một đám đông, hoạt động đó là bất hợp pháp theo luật nhân quyền quốc tế;
12. Kêu gọi các nước điều tra bất kỳ cái chết hoặc tình trạng bị thương nghiêm trọng nào xảy ra trong các cuộc biểu tình, bao gồm cả những kết quả từ việc xả súng hay sử dụng vũ khí không gây chết người của các quan chức thực thi pháp luật;
13. Ngoài ra cũng kêu gọi các nước đảm bảo đào tạo đầy đủ của cán bộ thực thi pháp luật và, nếu có thể, phải thúc đẩy đào tạo đầy đủ cho nhân viên tư nhân hành động nhân danh quốc gia, bao gồm những người năm trong luật nhân quyền quốc tế và, nếu thích hợp, thì cho cả những người liên quan đến luật nhân đạo quốc tế;
14. Khuyến khích các nước chuẩn bị sẵn thiết bị bảo vệ và vũ khí không gây chết người cho cán bộ thực thi pháp luật, trong khi theo đuổi các nỗ lực quốc tế để điều chỉnh và thiết lập các giao thức cho việc đào tạo và sử dụng vũ khí không gây chết người ;
15. Nhấn mạnh tầm quan trọng của thử nghiệm kỹ lưỡng , độc lập và khoa học của các loại vũ khí không gây chết người trước khi triển khai thiết lập tính năng sát thương và mức độ chấn thương có thể có của chúng, và giám sát việc đào tạo thích hợp và việc sử dụng vũ khí như thế;
16 . Nhấn mạnh tầm quan trọng của các hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nỗ lực quốc gia nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và tự do cơ bản trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình, nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật để đối phó với các cuộc biểu tình như vậy một cách mà phù hợp với các nghĩa vụ nhân quyền và cam kết quốc tế;
17. Nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết việc quản lý các cuộc tụ tập, bao gồm các cuộc biểu tình hòa bình, để đóng góp vào hành xử ôn hòa, và để tránh mất mát mạng sống và là bị thương những người biểu tình, những người xung quanh, những người theo dõi cuộc biểu tình, và các quan chức thực thi pháp luật; cũng như bất kỳ sự chà đạp hoặc vi phạm nhân quyền nào;
18 . Công nhận vai trò quan trọng của các định chế nhân quyền quốc gia, xã hội dân sự, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ, các nhà báo và nhân viên truyền thông khác, người sử dụng Internet và người bảo vệ nhân quyền, và các bên liên quan khác trong việc lập tài liệu các vụ vi phạm nhân quyền trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình;
19 . Kêu gọi các nước đảm bảo rằng các cơ chế quốc gia, dựa trên luật pháp phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền và các cam kết nhân quyền của họ, có thể giúp giải trình đối với hành vi vi phạm nhân quyền, và giúp cho các nạn nhân tiếp cận một biện pháp khắc phục và bồi thường, kể cả trong bối cảnh cuộc biểu tình hòa bình;
20 . Yêu cầu Cao ủy chuẩn bị, từ nguồn lực hiện có, hướng dẫn tạo điều kiện và bảo vệ các cuộc biểu tình hòa bình trên cơ sở thực hành tốt, với mục đích hỗ trợ các nước trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh các cuộc biểu tình hòa bình, trong sự hợp tác với các báo cáo viên đặc biệt về quyền hội họp và lập hội ôn hòa, Báo cáo viên đặc biệt về những cuộc hành hình tùy tiện, tóm gọn và không qua thủ tụ pháo lý và những thủ tục đặc biệt khác có liên quan, và với sự tham khảo ý kiến với các quốc gia và các bên liên quan khác, và nhằm đưa ra những hướng dẫn cho Hội đồng Nhân quyền tại kỳ họp thứ ba mươi mốt của mình;
21 . Quyết định tiếp tục cân nhắc về chủ đề này tại phiên họp 31 của mình theo mục nghị sự thứ ba.