Trình tự Xét xử công minh (7) – Phần 1: Quyền con người trước phiên tòa – Chương 6- Quyền thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ

Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]

(Defend the Defenders)

Nguồn: Amnesty International

trinh tu-xet-xu-cong-minh

Tất cả mọi người bị tước đoạt quyền tự do có quyền để thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ trước tòa án. Những người đã bị giam giữ bất hợp pháp có quyền đòi sửa sai, trong đó có đền bù.

6.1 Quyền thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ

6.2 Thủ tục để thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ

6.3 Quyền tiếp tục xem xét việc bị giam giữ

6.4 Quyền đòi đền bù do bị bắt giữ hoặc bị giam giữ trái pháp luật

__________

6.1 Quyền thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ

Tất cả mọi người bị tước đoạt tự do có quyền thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ trước một tòa án. Toà án phải trả tự do ngay lập tức nếu xét thấy việc bắt giữ là trái pháp luật.

Dù không được ghi trong trong Hiến chương châu Phi, các nhà luật học của Ủy ban châu Phi chỉ ra rằng quyền này được thể hiện trong Điều 7 của Hiến chương châu Phi.

Quyền này bảo đảm các quyền tự do, an ninh và bảo vệ chống lại sự vi phạm quyền con người, bao gồm tra tấn, ngược đãi khác, giam giữ tùy tiện và thủ tiêu. Quyền này được đảm bảo cho tất cả mọi người bị tước đoạt tự do của họ, vì bất cứ lý do gì. Nó cũng được áp dụng cho tất cả các hình thức tước quyền tự do, kể cả quản thúc tại gia và giam giữ hành chính (bao gồm cả giam giữ vì lý do an ninh công cộng).

Người bị giam giữ hoặc luật sư của họ sẽ tiến hành các thủ tục thách thức để đảm bảo sự bảo vệ tư pháp.

Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn lại cho rằng những thách thức này có thể được làm bởi  người khác.

Quyền để thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ khác với quyền được đưa ra trước một thẩm phán (xem Chương 5) chủ yếu bởi vì nó được khởi xướng bởi người bị giam giữ hoặc người khác thay mặt người bị giam giữ, chứ không phải bởi các nhà chức trách.

Trường hợp cá nhân bị giam giữ bí mật hoặc không không rõ cơ sở giam giữ, quyền này như là một phương tiện để xác định nơi giam giữ và tình trạng của người bị giam giữ, và ai là người chịu trách nhiệm giam giữ họ.

Trong nhiều hệ thống pháp luật, quyền thách thức tính hợp pháp của bị giam giữ, và tìm kiếm biện pháp khắc phục, được quy định bởi amparoor habeas corpus. .

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhiều lần kêu gọi các nước đảm bảo rằng các biện pháp chống khủng bố phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có quyền thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ. Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng tất cả mọi người khi bị tước mất tự do liên quan đến hoạt động khủng bố được hưởng quyền habeas corpus đầy đủ. Nhiều tổ chức nhân quyền đã nếu quan ngại về vụ việc nhiều cá nhân bị giam giữ ở vịnh Guantanamo đã bị tước đoạt quyền này trong một thời gian hàng vài năm.

Ủy ban chống tra tấn chỉ trích việc chính quyền Úc từ chối quyền này đối với các cá nhân bị giam giữ để thẩm vấn bởi các nhân viên tình báo theo một luật cho phép kéo dài thời giam giam giữ bảy ngày, những người bị giam giữ theo luật chống khủng bố.

Người bị biệt giam hoặc giam giữ bí mật phải được phép tiếp cận với một tòa án để có thể thách thức cả tính hợp pháp của việc bị giam giữ và quyết định biệt giam hay giam giữ bí mật.

Biệt giam và làm biệt tích, là những hình thức cho người bị biệt giam/biệt tích thách thức tính hợp pháp của biệt giam/biệt tích không những vi phạm quyền tự do mà còn vi phạm những quyền khác, bao gồm cả quyền được công nhận trước tòa.

Quyền được thách thức tính hợp pháp của việc giam giữ cần phải được thực thi, kể cả trong thời gian khẩn cấp. Sự thách thức này bảo đảm cho quyền tự do và các quyền khác, bao gồm quyền không bị tra tấn và đối xử hà khắc (Xem Chương 31- Trong các quốc gia có tình trạng khẩn cấp).

Tòa án châu Âu đã tuyên bố rằng Tòa sẽ coi một phiên tòa là không công minh nếu một người bị bắt giữ vì tình nghi lập kế hoạch hoặc phạm tội hình sự lại không được xét xử bởi một phiên tòa độc lập và vô tư để xem xét tính hợp pháp của việc bắt giữ, và không trả tự do cho người bị nghi ngờ nếu sự nghi ngờ này không có tính thuyết phục.

Công ước về bắt giam biệt tích đòi hỏi các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt đối với những người trì hoãn hoặc cản trở thủ tục việc thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ. Tương tự như vậy, các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc khuyến cáo các bộ luật nên trừng phạt các quan chức từ chối tiết lộ thông tin liên quan trong thủ tục tố tụng habeas corpus .

6.2 Thủ tục để thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ

Các chính phủ được yêu cầu ban hành các thủ tục cho phép các cá nhân thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ và được trả tự do nếu sự giam giữ trái pháp luật. Các thủ tục đó phải áp dụng trong suốt thời gian bị giam giữ. Các thủ tục này phải đơn giản và nhanh chóng, và hoàn toàn miễn phí nếu người bị giam giữ không có khả năng chi trả.

Quy định chung là người bị tạm giam hoặc luật sư có thể tiến hành làm các thủ tục thách thức tính hợp pháp của việc bị bắt giữ, thì một số quốc gia quy định việc này có thể được tiến hành bởi bất cứ người nào có lợi ích chính đáng, bao gồm người thân, người đại diện hoặc luật sư của người bị bắt giữ.

Cơ quan xem xét tính hợp pháp của việc giam giữ phải là một tòa án độc lập với hành pháp và không đảng phái. Toà án này phải có quyền ra lệnh trả tự do cho người bị giam giữ nếu việc giam giữ này trái pháp luật.

Tòa án châu Âu kết luận rằng một ban cố vấn mà không có quyền ra quyết định, nhưng thực hiện khuyến nghị không ràng buộc cho một bộ trưởng chính phủ Anh, không đủ điều kiện là một “tòa án” cho mục đích này .

Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc và các cơ chế nêu mối lo ngại rằng các cơ quan xem xét việc giam giữ các cá nhân tại vịnh Guantanamo không đáp ứng được yêu cầu về sự độc lập cần thiết cho khái niệm về một “tòa án”, do thiếu tính độc lập từ cơ quan hành pháp và quân đội. Hơn nữa, việc trả tự do cho một người bị giam giữ không được thực hiện, ngay cả khi những cơ quan đó xác định rằng các cá nhân không nên bị giam giữ thêm.

Phần chính của Nguyên tắc 32

“1. Người bị bắt giữ hoặc luật sư có quyền tiến hành các thủ tục theo quy định của luật pháp để thách thức tính hợp pháp của việc giam giữ để có thể được tự do ngay nếu việc bắt giam là bất hợp pháp.

2 . Các thủ tục nêu tại khoản 1 của nguyên tắc này phải được đơn giản và nhanh chóng và miễn phí cho những người bị giam giữ nếu họ không có khả năng chi trả. Những cơ quan tiến hành giam giữ phải đưa việc này ngay lập tức đến cơ quan có thẩm quyền xem xét.”

Việc xem xét về tính hợp pháp của việc giam giữ phải đảm bảo rằng:

– Việc bắt giữ và giam giữ đã được thực hiện theo thủ tục được quy định bởi luật pháp quốc gia,

– Căn cứ để giam giữ đã nêu trong luật pháp quốc gia,

– Việc giam giữ không phải là tùy tiện hoặc bất hợp pháp theo tiêu chuẩn quốc tế.

Các nhà chức trách phải mang người bị giam giữ ra tòa không chậm trễ.

Toà án phải xem xét bằng chứng cho thấy có tính hợp pháp của việc giam giữ theo luật pháp quốc gia và quốc tế.

Đối với cá nhân bị giam giữ trong các vụ án hình sự, các thủ tục phải công bình (xem Chương 13 phần 2). Người bị giam giữ có quyền có mặt tại phiên điều trần và được đại diện bởi luật sư do họ lựa chọn hoặc chỉ định miễn phí nếu họ không có khả năng chi trả. Một buổi điều trần bằng miệng có thể là cần thiết. Người bị giam giữ phải được trao cơ hội để thách thức các cáo buộc, và vì vậy buổi điều trần phải được nghe các nhân chứng mà lời khai của nhân chứng này có thể liên quan đến tính hợp pháp của việc giam giữ. Người bị giam giữ hoặc luật sư của họ nên có quyền truy cập vào tài liệu, đặc biệt là những thông tin về các vấn đề liên quan đến việc bắt giữ và giam giữ. Bên bào chữa và bên truy tố có thể nhận xét về các chứng cứ viện dẫn và quan sát từ phía bên kia. Trong trường hợp tòa án vô tư độc lập xác định rằng do lý do an ninh quốc gia hoặc sự an toàn của người khác mà không công bố đầy đủ tư liệu, những hạn chế đối với người bị giam giữ phải được bù đắp một cách mà vẫn cho phép một thách thức hiệu quả đối với những cáo buộc chống lại người bị giam giữ . (Xem thêm Chương 8. phần 4 về tiếp cận thông tin của công tố và Chương 14 phần 2 về điều trần công khai).

Toà án xem xét tính hợp pháp của việc giam giữ phải “nhanh chóng” hoặc “không chậm trễ”. Tốc độ của việc xem xét này được xác định tùy từng trường hợp cụ thể.

Tòa án phải ra lệnh trả tự do cho cá nhân nếu xét thấy sự giam giữ là không hợp pháp .

Nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam, tòa án phải đưa ra các quyết định với các lý do cụ thể chứng minh việc giam giữ là cần thiết và hợp lý trong từng trường hợp cụ thể. Những quyết định như vậy là đối tượng để xem xét và đánh giá thường xuyên.

6.3 Quyền được tiếp tục xem xét việc giam giữ

Bất cứ ai bị bắt giữ vì liên quan đến một tội hình sự có quyền có một tòa án độc lập và vô tư hoặc cơ quan tư pháp khác xem xét về tính hợp pháp của việc giam giữ trong những khoảng thời gian hợp lý.

Việc xem xét, đánh giá này nằm trong Điều 5 của Công ước châu Âu.

Việc giam giữ có thể là hợp pháp ngay từ đầu nhưng cũng có thể trở thành bất hợp pháp sau này. Giam giữ trước khi xét xử chỉ là hợp pháp khi nó là thực sự cần thiết để ngăn chặn nguy cơ.

Bởi vì bản chất tự nhiên của nó và quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý, việc giam giữ trước phiên tòa cần phải bị hạn chế về thời gian. Thời gian giam giữ càng dài thì càng cần phải xem xét tính cần thiết của việc giam giữ.

Trong tố tụng, các nhà chức trách có trách nhiệm chứng minh việc giam giữ là cần thiết và tương xứng và rằng họ đang tiến hành điều tra với sự siêng năng đặc biệt. Nếu một trong những điều kiện đó không được đáp ứng, họ phải trả tự do cho người bị giam. Nếu muốn tiếp tục tạm giam, họ phải đưa ra được các lý do thuyết phục. ( Xem Chương 7- Quyền của người bị giam giữ được xét xử trong một thời gian hợp lý hoặc được trả tự do).

Trong khi điều trần người bị giam giữ có quyền trình bày, quyền nhận tư vấn và đưa ra chứng cứ và có quyền truy cập những thông tin cần thiết để phản bác lại những lời cáo buộc được đưa ra bởi các nhà chức trách.

Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện đã nhấn mạnh rằng việc tước quyền tự do, ngay cả khi ban đầu hợp pháp, trở thành tùy tiện nếu nó không được xem xét định kỳ. Quyền xem xét định kỳ áp dụng cho tất cả các người bị giam giữ, bao gồm cả những người bị nghi ngờ về một tội hình sự, dù có hoặc không bị buộc tội. (Xem Chương 25)

6.4 Quyền đền bù khi bị bắt giữ hoặc tạm giam bất hợp pháp.

Mỗi nạn nhân của vụ bắt giữ hoặc bị giam giữ trái pháp luật có quyền khiếu kiện đòi sửa sai, bao gồm cả đền bù. (Các văn bản tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha của ICCPR sử dụng khái niệm sửa chữa rộng hơn; bồi thường sử dụng trong các văn bản tiếng Anh chỉ là một yếu tố của sửa chữa). Các hình thức sửa chữa bao gồm, nhưng không giới hạn: phục hồi, đền bù, và sự bảo đảm không lặp lại. Trong trường hợp bị giam giữ trái pháp luật, bồi thường thiệt hại bao gồm việc trả tự do.

Nguyên tắc 39

“Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt được quy định trong luật, người bị giam giữ về tội hình sự được tại ngoại trước phiên tòa, trừ khi cơ quan tư pháp hoặc các cơ quan khác có quyết định khác vì lợi ích của công lý”.

Quyền được sửa sai áp dụng cho những người mà sự giam giữ hay bắt giữ đã vi phạm luật pháp quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, hoặc cả hai. Vấn đề trong trường hợp này là có hay không việc giam giữ bất hợp pháp, không phân biệt cá nhân sau đó sẽ bị kết án hoặc tha bổng.

Các cá nhân tìm kiếm sự sửa chữa cần được trợ giúp pháp lý.

(Xem thêm Chương 10 phần 11 về quyền sửa chữa trong trường hợp bị tra tấn và ngược đãi khác và Chương 30- Quyền được bồi thường khi có sai sót của tòa)

ICCPR , Điều 9

“Bất cứ ai đã là nạn nhân của vụ bắt giữ trái pháp luật hoặc bị giam giữ trái luật thì đều có quyền khiếu nại đòi bồi thường”.

Hết Chương 6.

Đón đọc Chương 7: Quyền của người bị bắt/giam giữ được xét xử trong thời gian hợp lý hoặc được trả tự do