Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]
(Defend the Defenders)
Nguồn: Amnesty International
Những người bị nghi ngờ hoặc bị cáo buộc với các tội danh hình sự, có quyền được nhận trợ giúp pháp lý trong quá trình thẩm vấn. Họ có quyền giữ im lặng và quyền không bị ép buộc nhận tội.
9.1 Quyền và các biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn.
9.2 Quyền nhận tư vấn pháp lý trong quá trình thẩm vấn.
9.3 Cấm ép buộc
9.4 Quyền giữ im lặng
9.5 Quyền có thông dịch viên
9.6 Biên bản thẩm vấn
9.7 Những quy tắc và thực hành thẩm vấn
__________
9.1 Quyền và các biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn
Người đang bị thẩm vấn bởi nhà chức trách phải không bị tra tấn hoặc ngược đãi. Những người bị thẩm vấn vì bị nghi ngờ liên quan đến cáo buộc hình sự cũng có quyền được coi là vô tội, không bị ép buộc để buộc tội chính mình, được quyền giữ im lặng và nhận trợ giúp pháp lý từ luật sư. Có một số biện pháp nhằm bảo vệ họ khỏi bị lạm dụng trong quá trình thẩm vấn (Thông tin về nạn nhân và nhân chứng của thẩm vấn- xem Chương 22).
Quyền và các biện pháp bảo vệ được áp dụng trong quá trình thẩm vấn bởi các nhân viên công lực, bao gồm sỹ quan tình báo, và khi thẩm vấn được tiến hành ngoài lãnh thổ quốc gia. Những lời khai và các dạng chứng cứ khác lấy được từ việc tra tấn và ngược đãi một người không nên được dùng làm chứng cứ chống lại người đó, trừ phi trong phiên tòa xét xử người thực hiện hành vi tra tấn. Bằng chứng thu được việc ép buộc bị cáo cũng phải được loại trừ khỏi quá trình tố tụng. (Xem Chương 16 và 17).
Nguy cơ lạm dụng trong quá trình thẩm vấn thường liên quan đến đặc điểm cá nhân hoặc nhận thức hoặc tình trạng của cá nhân bị thẩm vấn (do thái độ phân biệt đối xử) hoặc vì hoàn cảnh của vụ án (bao gồm bản chất của tội phạm). Nhóm nguy cơ đặc biệt bao gồm những người khuyết tật, người bị bệnh tâm thần, những người không thể nói chuyện hay đọc các ngôn ngữ được sử dụng bởi các nhà chức trách, các thành viên của chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số, những người không phải công dân và những người phải đối mặt với phân biệt đối xử trên cơ sở của khuynh hướng tình dục hay giới tính.
Những người bị thẩm vấn vì liên quan đến hành vi phạm tội liên quan đến khủng bố, tội phạm với động cơ chính trị hoặc vì quan điểm chính trị của họ, có nguy cơ đặc biệt bị ép buộc hoặc lạm dụng trong quá trình thẩm vấn.
Biện pháp bảo vệ bổ sung áp dụng khi hỏi cung trẻ em và phụ nữ. Ví dụ, phụ nữ bị tạm giam nên được thẩm vấn bởi cảnh sát hay quan chức tư pháp nữ (Xem Chương 27 về quyền trẻ em trong quá trình thẩm vấn).
Nguy cơ lạm dụng trong quá trình thẩm vấn cũng tăng lên khi mọi người đang bị giam giữ. Tiêu chuẩn quốc tế nghiêm cấm nhà chức trách lợi dụng quá mức về tình hình của một người bị bắt giữ trong khi thẩm vấn để buộc họ phải thú nhận hay đưa ra bằng chứng chống lại mình hay người khác.
9.2 Quyền được tư vấn pháp lý trong quá trình thẩm vấn
Người nghi ngờ hoặc bị cáo buộc thực hiện tội hình sự có quyền có sự hiện diện và giúp đỡ của một luật sư trong quá trình thẩm vấn. Họ có quyền nói chuyện với luật sư trong sự biệt lập. (Xem Chương 3 về quyền sự hỗ trợ của một luật sư trong giai đoạn trước khi xét xử). Họ cần được thông báo về các quyền này trước khi bị thẩm vấn. Những cá nhân không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ được sử dụng bởi luật sư thì họ có quyền có thông dịch viên (trả tiền bởi nhà nước) (Xem phần 5 dưới đây.)
Tòa án Liên Mỹ và Tòa án châu Âu đều nói rõ rằng nghi phạm có quyền có luật sư khi bị cảnh sát thẩm vấn.
Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban chống tra tấn đã nhiều lần kêu gọi các quốc gia bảo đảm quyền của tất cả những người bị giam giữ, bao gồm cả những người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội liên quan đến khủng bố, để nhận hỗ trợ tư pháp trước khi bị thẩm vấn, và sự hiện diện của luật sư trong quá trình thẩm vấn.
Các nguyên tắc về trợ giúp pháp lý cho rằng trừ khi có những trường hợp đặc biệt, các quốc gia cần cấm cảnh sát hỏi cung nghi phạm mà không có sự hiện diện của luật sư, ngoại trừ người bị thẩm vấn từ chối quyền được trợ giúp pháp lý. Việc cấm này là bắt buộc khi thẩm vấn nghi can có độ tuổi dưới 18.
Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đã tuyên bố rằng không có tuyên bố hay lời thú nhận thực hiện bởi một người bị tước đoạt tự do, ngoại trừ được thực hiện trong sự hiện diện của một luật sư hay thẩm phán, có giá trị tại tòa án, trừ trường hợp dùng làm chứng cứ chống lại một quan chức bị buộc tội lấy lời khai bằng phương tiện bất hợp pháp.
Nguyên tắc 21
“1. Cấm sử dụng lợi thế không đáng có để bắt một người đang bị giam giữ hoặc bị cầm tù tụ buộc tội minh hoặc làm chứng chống lại người khác”.
9.3 Cấm cưỡng chế
Không ai đang đối mặt với lời cáo buộc hình sự bị buộc phải nhận tội hoặc làm chứng chống lại họ.
Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình hoặc nhận tội rất rộng lớn. Nó cấm bất kỳ hình thức ép buộc, dù trực tiếp hay gián tiếp, thể chất hoặc tâm lý. Cưỡng bức đó bao gồm, nhưng không giới hạn, tra tấn và các biện pháp tàn bạo, vô nhân đạo khác. Ủy ban Nhân quyền đã tuyên bố rằng việc cấm cưỡng chế trong thẩm vấn đòi hỏi “không được sử dụng bất kỳ áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp về thể chất hoặc tâm lý từ các cơ quan điều tra đối với người bị cáo buộc, với mục đích có được một lời thú nhận tội lỗi”
Kỹ thuật thẩm vấn bị cấm bao gồm sỉ nhục tình dục, dìm nước, cùm xích ngắn, khai thác nỗi sợ hãi của một cá nhân. Bịt mắt và trùm kín đầu nên bị cấm, như nên cấm tra tấn bằng âm thanh lớn, quấy rầy giấc ngủ kéo dài, đe dọa, bao gồm đe dọa tra tấn, bạo lực lắc, sử dụng không khí lạnh để làm mát người bị thẩm vấn, dùng điện giật, làm nghẹt thở với túi nhựa, đánh đập, rút móng tay-móng chân, làm bỏng bằng thuốc lá, buộc ăn phân và uống nước tiểu.
Các hình thức ép buộc khác bao gồm các kỹ thuật thẩm vấn được thiết kế để xúc phạm sự nhạy cảm cá nhân, văn hóa hay tôn giáo.
Áp lực cưỡng chế cũng được thực hiện thông qua điều kiện giam giữ với mục đích để “chống lại sự đề kháng”. Kéo dài sự giam giữ biệt lập và bí mật giam giữ vi phạm yêu cầu về cấm tra tấn hoặc ngược đãi khác và do đó là những hình thức ép buộc bị cấm. Hơn nữa, các nguyên tắc về công bằng trong xét xử của châu Phi nói rằng “bất kỳ lời thú nhận hoặc tự khai báo thu được trong quá trình biệt giam được coi là những tài liệu thu được bằng cách ép buộc” và do đó không có giá trị. Biệt giam một người trước khi xét xử có thể được coi là một hình thức ép buộc, và khi được cố ý sử dụng để moi thông tin hoặc một lời thú nhận sẽ được coi là tra tấn hoặc ngược đãi khác.
Khi kiểm tra một đạo luật chống khủng bố của Peru cho phép giam giữ biệt lập trong 15 ngày, Ủy ban Liên Mỹ kết luận rằng luật này “tạo điều kiện cho phép tra tấn một cách có hệ thống những cá nhân bị điều tra về tội khủng bố”.
Các kỹ thuật khác có thể vi phạm các quyền của người bị giam giữ bao gồm thu giữ quần áo hoặc sản phẩm vệ sinh, bật đèn sáng liên tục trong phòng giam, và các hình thức theo dõi khác.
Tòa án châu Âu đã nói rõ rằng quyền của một người không bị ép buộc để buộc tội mình không cấm các nhà chức trách sử dụng hơi thở, máu và nước tiểu mẫu và các mô của cơ thể để thử nghiệm DNA cho dù người bị tình nghi không muốn. Để tuân thủ Công ước châu Âu, tuy nhiên, việc lấy mẫu phải được quy định theo luật, phải chứng minh sự cần thiết của việc lấy mẫu và quá trình lấy mẫu phải được thực hiện theo cách tôn trọng các quyền con người của kẻ tình nghi. Cùng áp dụng cho việc lấy mẫu giọng nói, ngay cả khi thu một cách bí mật.
Việc cấm sự tham gia của nhân viên y tế trong tra tấn hoặc ngược đãi khác bao gồm cả việc kiểm tra để xác định người bị giam giữ “thích hợp cho việc hỏi cung” và điều trị người bị tạm giam để họ có thể chịu được lạm dụng hơn nữa. Hệ thống tư pháp hình sự chủ yếu dựa vào lời thú nhận kích thích cán bộ điều tra- những người thường xuyên chịu áp lực để có được kết quả- sử dụng các biện pháp đe dọa về thể chất và tâm lý. Trong hệ thống như vậy, đánh giá hiệu suất dựa trên tỷ lệ phần trăm các trường hợp được giải quyết bằng đe dọa tiếp tục khuyến khích việc sử dụng cưỡng chế. Ủy ban chống tra tấn đã kêu gọi thay đổi để loại bỏ những hình thức nhằm đạt được sự thú nhận. Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban châu Âu về ngăn ngừa tra tấn đã đề nghị giảm sự phụ thuộc vào lời thú nhận bằng cách phát triển kỹ thuật điều tra khác, kể cả các biện pháp khoa học. Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đã tuyên bố rằng lời thú tội không bao giờ là đủ bằng chứng cho việc kết tội, các bằng chứng khác nên được sử dụng.
(Xem Chương 10- Quyền được giam giữ trong điều kiện nhân đạo và không bị tra tấn, Chương 16- Quyền không bị ép buộc để thú tội, và Chương 17- Không sử dụng các bằng chứng thu được từ các hình thức vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế).
9.4 Quyền giữ im lặng
Quyền của người phạm tội giữ im lặng trong giai đoạn điều tra (và tại phiên tòa) là cố hữu trong suy đoán vô tội và là biện pháp tự vệ quan trọng của quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình. Trong quá trình thẩm vấn, quyền này cho phép người bị tình nghi có quyền nói hay im lặng. Quyền giữ im lặng thường bị vi phạm trong quá trình thẩm vấn bởi các quan chức thực thi pháp luật.
Quyền giữ im lặng có trong nhiều hệ thống pháp luật quốc gia và là một quyền trong các nguyên tắc về Phiên tòa Công bằng châu Phi, Điều lệ cùa Tòa án Hình sự Quốc tế, và luật lệ của Nam Tư và Rwanda. Mặc dù không được ghi rõ ràng trong ICCPR và Công ước châu Âu, nó được cho là có trong cả hai điều ước.
Ủy ban Nhân quyền đã tuyên bố rằng “bất cứ ai bị bắt về tội hình sự nên được thông báo về quyền giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát, phù hợp với Điều 14 , khoản 3 của ICCPR”. Ủy ban kêu gọi quyền giữ im lặng nên được ghi trong pháp luật và áp dụng trong thực hành.
Tòa án châu Âu đã tuyên bố rằng: “không thể có nghi ngờ rằng các quyền giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát và đặc quyền chống lại sự tự buộc là tiêu chuẩn quốc tế được công nhận, và nằm ở trung tâm của khái niệm của một thủ tục công bằng ở Điều 6 [của Công ước châu Âu]. Tuy nhiên Tòa án cho rằng các quyền giữ im lặng không phải là tuyệt đối, và ngược lại với Các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi và Điều lệ Tòa án Hình sự Quốc tế, trong một số trường hợp, kết luận bất lợi có thể được rút ra tại phiên tòa từ một sự im lặng của bị cáo trong quá trình thẩm vấn.
Tòa án châu Âu phát hiện ra rằng quyền giữ im lặng bị vi phạm khi cảnh sát sử dụng thủ thuật để ép nhận tội hoặc khai báo. Mặc dù nghi phạm đã giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát, một người cung cấp tin cho cảnh sát đã được sắp xếp sống cùng phòng giam để moi thông tin từ nghi phạm này. Việc trưng ra những thông tin này tại tòa vi phạm quyền của người bị cáo buộc trong một phiên tòa công minh.
(Xem Chương 16 phần 2 về quyền giữ im lặng trong thời gian xét xử).
9.5 Quyền được có phiên dịch
Bất cứ ai không hiểu hay không nói được ngôn ngữ sử dụng bởi các nhà chức trách có quyền có sự giúp đỡ của một thông dịch viên sau khi bị bắt, kể cả trong quá trình thẩm vấn, và miễn phí. Các thông dịch viên phải độc lập với chính quyền.
Hơn nữa, việc dịch phải được cung cấp các tài liệu bằng văn bản quan trọng mà cá nhân cần phải hiểu để đảm bảo sự công bằng, trong đó có các biên bản mà bị cáo được yêu cầu ký. Điều này quan trọng không chỉ đối với những người không nói được ngôn ngữ mà còn cho những người không đọc được ngôn ngữ (ngay cả khi họ nói được). Quyền được giải thích và phiên dịch cũng được áp dụng cho người khuyết tật, bao gồm người mù hay khiếm thính.
Ủy ban Nhân quyền đã tìm thấy sự vi phạm quyền được xét xử công bằng khi bản án được đưa ra dựa trên một lời thú tội mà bị cáo bị buộc thực hiện mà không có một thông dịch viên độc lập; một trong hai nhân viên cảnh sát thẩm vấn làm thông dịch viên và đánh máy lời khai.
Tòa án châu Âu kết luận rằng các quyền của một người phụ nữ người Kurd, một người có khả năng hạn chế về tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và không thể đọc hoặc viết, đã bị vi phạm trong một vụ án khi cô bị thẩm vấn trước phiên tòa bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ mà không có thông dịch viên và luật sư.
(Xem thêm Chương 8 phần 3 và Chương 23)
9.6 Biên bản thẩm vấn
Biên bản của bất kỳ thẩm vấn nào trong một cuộc điều tra phải được ghi lại.
Các biên bản cần ghi: địa điểm và thời gian thẩm vấn; nơi giam giữ , nếu có; thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi phiên thẩm vấn; khoảng thời gian giữa buổi (bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi); danh tính của các quan chức tiến hành thẩm vấn và tất cả những người khác có mặt; và bất kỳ yêu cầu của cá nhân bị thẩm vấn. Những biên bản này có thể được truy cập bởi người bị giam giữ và luật sư (Xem thêm Chương 2 phần 4 và Chương 10 phần 2 mục 1).
Ghi âm quá trình thẩm vấn được khuyến cáo bởi Robben Island Guidelines và một loạt các cơ quan và các cơ chế nhân quyền và là yêu cầu của quy tắc của các tòa án hình sự quốc tế. Những ghi chép như thế này nhằm mục đích để bảo vệ cá nhân chống lại sự ngược đãi và bảo vệ cảnh sát chống lại những cáo buộc về thực hiện các hành vi ngược đãi. Ủy ban châu Âu về ngăn ngừa tra tấn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo ghi chép không bị gián đoạn (thông qua việc tự động ghi lại thời gian) của tất cả mọi người hiện diện trong phòng thẩm vấn. Biên bản ghi này phải được cung cấp cho luật sư. Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đã tuyên bố rằng bằng chứng từ các cuộc thẩm vấn mà không có biên bản nên được loại trừ khỏi thủ tục tố tụng tòa án.
Biện pháp bảo vệ này nên áp dụng cho quá trình thẩm vấn được thực hiện bởi của tất cả các viên chức nhà nước, bao gồm cả nhân viên tình báo người thẩm vấn những cá nhân có liên quan đến tội phạm hình sự , ngay cả khi việc thẩm vấn diễn ra bên ngoài lãnh thổ của quốc gia.
9.7 Những quy tắc thẩm vấn và thực hành thẩm vấn
Những quy tắc để tiến hành thẩm vấn phải được chuẩn hóa, chính thức hóa và công bố công khai. Các quốc gia phải thường xuyên và có hệ thống xem xét lại các quy tắc và các phương pháp thẩm vấn và thực tiễn.
Các quy tắc cần phải đề cập, trong số những thứ khác: thông báo danh tính của các viên chức tham gia thẩm vấn, thời gian thẩm vấn cho phép; thời gian nghỉ ngơi giữa các phiên thẩm vấn, nơi thực hiện thẩm vấn, người tham gia thẩm vấn đang bị ảnh hưởng của rượu và chất gây nghiện.
Mỗi cá nhân thực hiện thẩm vấn nên được nhận dạng.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và các cơ quan nhân quyền quốc tế đã nhấn mạnh nhiệm vụ của các quốc gia là đào tạo về tiêu chuẩn nhân quyền cho cán bộ tham gia thẩm vấn. Công ước chống tra tấn đòi hỏi phải có những chương trình đào tạo như vậy .
Pháp luật không nên chỉ phạt những người sử dụng vũ lực bất hợp pháp, đe dọa hoặc các phương pháp bị cấm khác để lấy lời khai, mà còn xử phạt những người vi phạm quy định thẩm vấn khác, bao gồm cả giới hạn thời gian.
(Xem Chương 10 về việc cấm tra tấn và ngược đãi khác)
Hết Chương 9
Đón đọc Chương 10- Quyền được đối xử nhân đạo và không bị tra tấn hay ngược đãi khác
June 5, 2014
Trình tự Xét xử công minh (10)- Phần 1: Quyền con người trước phiên tòa – Chương 9: Quyền và các biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn
by HR Defender • [Human Rights]
Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]
(Defend the Defenders)
Nguồn: Amnesty International
9.1 Quyền và các biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn.
9.2 Quyền nhận tư vấn pháp lý trong quá trình thẩm vấn.
9.3 Cấm ép buộc
9.4 Quyền giữ im lặng
9.5 Quyền có thông dịch viên
9.6 Biên bản thẩm vấn
9.7 Những quy tắc và thực hành thẩm vấn
__________
9.1 Quyền và các biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn
Người đang bị thẩm vấn bởi nhà chức trách phải không bị tra tấn hoặc ngược đãi. Những người bị thẩm vấn vì bị nghi ngờ liên quan đến cáo buộc hình sự cũng có quyền được coi là vô tội, không bị ép buộc để buộc tội chính mình, được quyền giữ im lặng và nhận trợ giúp pháp lý từ luật sư. Có một số biện pháp nhằm bảo vệ họ khỏi bị lạm dụng trong quá trình thẩm vấn (Thông tin về nạn nhân và nhân chứng của thẩm vấn- xem Chương 22).
Quyền và các biện pháp bảo vệ được áp dụng trong quá trình thẩm vấn bởi các nhân viên công lực, bao gồm sỹ quan tình báo, và khi thẩm vấn được tiến hành ngoài lãnh thổ quốc gia. Những lời khai và các dạng chứng cứ khác lấy được từ việc tra tấn và ngược đãi một người không nên được dùng làm chứng cứ chống lại người đó, trừ phi trong phiên tòa xét xử người thực hiện hành vi tra tấn. Bằng chứng thu được việc ép buộc bị cáo cũng phải được loại trừ khỏi quá trình tố tụng. (Xem Chương 16 và 17).
Nguy cơ lạm dụng trong quá trình thẩm vấn thường liên quan đến đặc điểm cá nhân hoặc nhận thức hoặc tình trạng của cá nhân bị thẩm vấn (do thái độ phân biệt đối xử) hoặc vì hoàn cảnh của vụ án (bao gồm bản chất của tội phạm). Nhóm nguy cơ đặc biệt bao gồm những người khuyết tật, người bị bệnh tâm thần, những người không thể nói chuyện hay đọc các ngôn ngữ được sử dụng bởi các nhà chức trách, các thành viên của chủng tộc, tôn giáo và các dân tộc thiểu số, những người không phải công dân và những người phải đối mặt với phân biệt đối xử trên cơ sở của khuynh hướng tình dục hay giới tính.
Những người bị thẩm vấn vì liên quan đến hành vi phạm tội liên quan đến khủng bố, tội phạm với động cơ chính trị hoặc vì quan điểm chính trị của họ, có nguy cơ đặc biệt bị ép buộc hoặc lạm dụng trong quá trình thẩm vấn.
Biện pháp bảo vệ bổ sung áp dụng khi hỏi cung trẻ em và phụ nữ. Ví dụ, phụ nữ bị tạm giam nên được thẩm vấn bởi cảnh sát hay quan chức tư pháp nữ (Xem Chương 27 về quyền trẻ em trong quá trình thẩm vấn).
Nguy cơ lạm dụng trong quá trình thẩm vấn cũng tăng lên khi mọi người đang bị giam giữ. Tiêu chuẩn quốc tế nghiêm cấm nhà chức trách lợi dụng quá mức về tình hình của một người bị bắt giữ trong khi thẩm vấn để buộc họ phải thú nhận hay đưa ra bằng chứng chống lại mình hay người khác.
9.2 Quyền được tư vấn pháp lý trong quá trình thẩm vấn
Người nghi ngờ hoặc bị cáo buộc thực hiện tội hình sự có quyền có sự hiện diện và giúp đỡ của một luật sư trong quá trình thẩm vấn. Họ có quyền nói chuyện với luật sư trong sự biệt lập. (Xem Chương 3 về quyền sự hỗ trợ của một luật sư trong giai đoạn trước khi xét xử). Họ cần được thông báo về các quyền này trước khi bị thẩm vấn. Những cá nhân không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ được sử dụng bởi luật sư thì họ có quyền có thông dịch viên (trả tiền bởi nhà nước) (Xem phần 5 dưới đây.)
Tòa án Liên Mỹ và Tòa án châu Âu đều nói rõ rằng nghi phạm có quyền có luật sư khi bị cảnh sát thẩm vấn.
Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban chống tra tấn đã nhiều lần kêu gọi các quốc gia bảo đảm quyền của tất cả những người bị giam giữ, bao gồm cả những người bị nghi ngờ có hành vi phạm tội liên quan đến khủng bố, để nhận hỗ trợ tư pháp trước khi bị thẩm vấn, và sự hiện diện của luật sư trong quá trình thẩm vấn.
Các nguyên tắc về trợ giúp pháp lý cho rằng trừ khi có những trường hợp đặc biệt, các quốc gia cần cấm cảnh sát hỏi cung nghi phạm mà không có sự hiện diện của luật sư, ngoại trừ người bị thẩm vấn từ chối quyền được trợ giúp pháp lý. Việc cấm này là bắt buộc khi thẩm vấn nghi can có độ tuổi dưới 18.
Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đã tuyên bố rằng không có tuyên bố hay lời thú nhận thực hiện bởi một người bị tước đoạt tự do, ngoại trừ được thực hiện trong sự hiện diện của một luật sư hay thẩm phán, có giá trị tại tòa án, trừ trường hợp dùng làm chứng cứ chống lại một quan chức bị buộc tội lấy lời khai bằng phương tiện bất hợp pháp.
Nguyên tắc 21
“1. Cấm sử dụng lợi thế không đáng có để bắt một người đang bị giam giữ hoặc bị cầm tù tụ buộc tội minh hoặc làm chứng chống lại người khác”.
9.3 Cấm cưỡng chế
Không ai đang đối mặt với lời cáo buộc hình sự bị buộc phải nhận tội hoặc làm chứng chống lại họ.
Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình hoặc nhận tội rất rộng lớn. Nó cấm bất kỳ hình thức ép buộc, dù trực tiếp hay gián tiếp, thể chất hoặc tâm lý. Cưỡng bức đó bao gồm, nhưng không giới hạn, tra tấn và các biện pháp tàn bạo, vô nhân đạo khác. Ủy ban Nhân quyền đã tuyên bố rằng việc cấm cưỡng chế trong thẩm vấn đòi hỏi “không được sử dụng bất kỳ áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp về thể chất hoặc tâm lý từ các cơ quan điều tra đối với người bị cáo buộc, với mục đích có được một lời thú nhận tội lỗi”
Kỹ thuật thẩm vấn bị cấm bao gồm sỉ nhục tình dục, dìm nước, cùm xích ngắn, khai thác nỗi sợ hãi của một cá nhân. Bịt mắt và trùm kín đầu nên bị cấm, như nên cấm tra tấn bằng âm thanh lớn, quấy rầy giấc ngủ kéo dài, đe dọa, bao gồm đe dọa tra tấn, bạo lực lắc, sử dụng không khí lạnh để làm mát người bị thẩm vấn, dùng điện giật, làm nghẹt thở với túi nhựa, đánh đập, rút móng tay-móng chân, làm bỏng bằng thuốc lá, buộc ăn phân và uống nước tiểu.
Các hình thức ép buộc khác bao gồm các kỹ thuật thẩm vấn được thiết kế để xúc phạm sự nhạy cảm cá nhân, văn hóa hay tôn giáo.
Áp lực cưỡng chế cũng được thực hiện thông qua điều kiện giam giữ với mục đích để “chống lại sự đề kháng”. Kéo dài sự giam giữ biệt lập và bí mật giam giữ vi phạm yêu cầu về cấm tra tấn hoặc ngược đãi khác và do đó là những hình thức ép buộc bị cấm. Hơn nữa, các nguyên tắc về công bằng trong xét xử của châu Phi nói rằng “bất kỳ lời thú nhận hoặc tự khai báo thu được trong quá trình biệt giam được coi là những tài liệu thu được bằng cách ép buộc” và do đó không có giá trị. Biệt giam một người trước khi xét xử có thể được coi là một hình thức ép buộc, và khi được cố ý sử dụng để moi thông tin hoặc một lời thú nhận sẽ được coi là tra tấn hoặc ngược đãi khác.
Khi kiểm tra một đạo luật chống khủng bố của Peru cho phép giam giữ biệt lập trong 15 ngày, Ủy ban Liên Mỹ kết luận rằng luật này “tạo điều kiện cho phép tra tấn một cách có hệ thống những cá nhân bị điều tra về tội khủng bố”.
Các kỹ thuật khác có thể vi phạm các quyền của người bị giam giữ bao gồm thu giữ quần áo hoặc sản phẩm vệ sinh, bật đèn sáng liên tục trong phòng giam, và các hình thức theo dõi khác.
Tòa án châu Âu đã nói rõ rằng quyền của một người không bị ép buộc để buộc tội mình không cấm các nhà chức trách sử dụng hơi thở, máu và nước tiểu mẫu và các mô của cơ thể để thử nghiệm DNA cho dù người bị tình nghi không muốn. Để tuân thủ Công ước châu Âu, tuy nhiên, việc lấy mẫu phải được quy định theo luật, phải chứng minh sự cần thiết của việc lấy mẫu và quá trình lấy mẫu phải được thực hiện theo cách tôn trọng các quyền con người của kẻ tình nghi. Cùng áp dụng cho việc lấy mẫu giọng nói, ngay cả khi thu một cách bí mật.
Việc cấm sự tham gia của nhân viên y tế trong tra tấn hoặc ngược đãi khác bao gồm cả việc kiểm tra để xác định người bị giam giữ “thích hợp cho việc hỏi cung” và điều trị người bị tạm giam để họ có thể chịu được lạm dụng hơn nữa. Hệ thống tư pháp hình sự chủ yếu dựa vào lời thú nhận kích thích cán bộ điều tra- những người thường xuyên chịu áp lực để có được kết quả- sử dụng các biện pháp đe dọa về thể chất và tâm lý. Trong hệ thống như vậy, đánh giá hiệu suất dựa trên tỷ lệ phần trăm các trường hợp được giải quyết bằng đe dọa tiếp tục khuyến khích việc sử dụng cưỡng chế. Ủy ban chống tra tấn đã kêu gọi thay đổi để loại bỏ những hình thức nhằm đạt được sự thú nhận. Ủy ban Nhân quyền và Ủy ban châu Âu về ngăn ngừa tra tấn đã đề nghị giảm sự phụ thuộc vào lời thú nhận bằng cách phát triển kỹ thuật điều tra khác, kể cả các biện pháp khoa học. Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đã tuyên bố rằng lời thú tội không bao giờ là đủ bằng chứng cho việc kết tội, các bằng chứng khác nên được sử dụng.
(Xem Chương 10- Quyền được giam giữ trong điều kiện nhân đạo và không bị tra tấn, Chương 16- Quyền không bị ép buộc để thú tội, và Chương 17- Không sử dụng các bằng chứng thu được từ các hình thức vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế).
9.4 Quyền giữ im lặng
Quyền của người phạm tội giữ im lặng trong giai đoạn điều tra (và tại phiên tòa) là cố hữu trong suy đoán vô tội và là biện pháp tự vệ quan trọng của quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình. Trong quá trình thẩm vấn, quyền này cho phép người bị tình nghi có quyền nói hay im lặng. Quyền giữ im lặng thường bị vi phạm trong quá trình thẩm vấn bởi các quan chức thực thi pháp luật.
Quyền giữ im lặng có trong nhiều hệ thống pháp luật quốc gia và là một quyền trong các nguyên tắc về Phiên tòa Công bằng châu Phi, Điều lệ cùa Tòa án Hình sự Quốc tế, và luật lệ của Nam Tư và Rwanda. Mặc dù không được ghi rõ ràng trong ICCPR và Công ước châu Âu, nó được cho là có trong cả hai điều ước.
Ủy ban Nhân quyền đã tuyên bố rằng “bất cứ ai bị bắt về tội hình sự nên được thông báo về quyền giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát, phù hợp với Điều 14 , khoản 3 của ICCPR”. Ủy ban kêu gọi quyền giữ im lặng nên được ghi trong pháp luật và áp dụng trong thực hành.
Tòa án châu Âu đã tuyên bố rằng: “không thể có nghi ngờ rằng các quyền giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát và đặc quyền chống lại sự tự buộc là tiêu chuẩn quốc tế được công nhận, và nằm ở trung tâm của khái niệm của một thủ tục công bằng ở Điều 6 [của Công ước châu Âu]. Tuy nhiên Tòa án cho rằng các quyền giữ im lặng không phải là tuyệt đối, và ngược lại với Các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi và Điều lệ Tòa án Hình sự Quốc tế, trong một số trường hợp, kết luận bất lợi có thể được rút ra tại phiên tòa từ một sự im lặng của bị cáo trong quá trình thẩm vấn.
Tòa án châu Âu phát hiện ra rằng quyền giữ im lặng bị vi phạm khi cảnh sát sử dụng thủ thuật để ép nhận tội hoặc khai báo. Mặc dù nghi phạm đã giữ im lặng trong quá trình thẩm vấn của cảnh sát, một người cung cấp tin cho cảnh sát đã được sắp xếp sống cùng phòng giam để moi thông tin từ nghi phạm này. Việc trưng ra những thông tin này tại tòa vi phạm quyền của người bị cáo buộc trong một phiên tòa công minh.
(Xem Chương 16 phần 2 về quyền giữ im lặng trong thời gian xét xử).
9.5 Quyền được có phiên dịch
Bất cứ ai không hiểu hay không nói được ngôn ngữ sử dụng bởi các nhà chức trách có quyền có sự giúp đỡ của một thông dịch viên sau khi bị bắt, kể cả trong quá trình thẩm vấn, và miễn phí. Các thông dịch viên phải độc lập với chính quyền.
Hơn nữa, việc dịch phải được cung cấp các tài liệu bằng văn bản quan trọng mà cá nhân cần phải hiểu để đảm bảo sự công bằng, trong đó có các biên bản mà bị cáo được yêu cầu ký. Điều này quan trọng không chỉ đối với những người không nói được ngôn ngữ mà còn cho những người không đọc được ngôn ngữ (ngay cả khi họ nói được). Quyền được giải thích và phiên dịch cũng được áp dụng cho người khuyết tật, bao gồm người mù hay khiếm thính.
Ủy ban Nhân quyền đã tìm thấy sự vi phạm quyền được xét xử công bằng khi bản án được đưa ra dựa trên một lời thú tội mà bị cáo bị buộc thực hiện mà không có một thông dịch viên độc lập; một trong hai nhân viên cảnh sát thẩm vấn làm thông dịch viên và đánh máy lời khai.
Tòa án châu Âu kết luận rằng các quyền của một người phụ nữ người Kurd, một người có khả năng hạn chế về tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và không thể đọc hoặc viết, đã bị vi phạm trong một vụ án khi cô bị thẩm vấn trước phiên tòa bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ mà không có thông dịch viên và luật sư.
(Xem thêm Chương 8 phần 3 và Chương 23)
9.6 Biên bản thẩm vấn
Biên bản của bất kỳ thẩm vấn nào trong một cuộc điều tra phải được ghi lại.
Các biên bản cần ghi: địa điểm và thời gian thẩm vấn; nơi giam giữ , nếu có; thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi phiên thẩm vấn; khoảng thời gian giữa buổi (bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi); danh tính của các quan chức tiến hành thẩm vấn và tất cả những người khác có mặt; và bất kỳ yêu cầu của cá nhân bị thẩm vấn. Những biên bản này có thể được truy cập bởi người bị giam giữ và luật sư (Xem thêm Chương 2 phần 4 và Chương 10 phần 2 mục 1).
Ghi âm quá trình thẩm vấn được khuyến cáo bởi Robben Island Guidelines và một loạt các cơ quan và các cơ chế nhân quyền và là yêu cầu của quy tắc của các tòa án hình sự quốc tế. Những ghi chép như thế này nhằm mục đích để bảo vệ cá nhân chống lại sự ngược đãi và bảo vệ cảnh sát chống lại những cáo buộc về thực hiện các hành vi ngược đãi. Ủy ban châu Âu về ngăn ngừa tra tấn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo ghi chép không bị gián đoạn (thông qua việc tự động ghi lại thời gian) của tất cả mọi người hiện diện trong phòng thẩm vấn. Biên bản ghi này phải được cung cấp cho luật sư. Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn đã tuyên bố rằng bằng chứng từ các cuộc thẩm vấn mà không có biên bản nên được loại trừ khỏi thủ tục tố tụng tòa án.
Biện pháp bảo vệ này nên áp dụng cho quá trình thẩm vấn được thực hiện bởi của tất cả các viên chức nhà nước, bao gồm cả nhân viên tình báo người thẩm vấn những cá nhân có liên quan đến tội phạm hình sự , ngay cả khi việc thẩm vấn diễn ra bên ngoài lãnh thổ của quốc gia.
9.7 Những quy tắc thẩm vấn và thực hành thẩm vấn
Những quy tắc để tiến hành thẩm vấn phải được chuẩn hóa, chính thức hóa và công bố công khai. Các quốc gia phải thường xuyên và có hệ thống xem xét lại các quy tắc và các phương pháp thẩm vấn và thực tiễn.
Các quy tắc cần phải đề cập, trong số những thứ khác: thông báo danh tính của các viên chức tham gia thẩm vấn, thời gian thẩm vấn cho phép; thời gian nghỉ ngơi giữa các phiên thẩm vấn, nơi thực hiện thẩm vấn, người tham gia thẩm vấn đang bị ảnh hưởng của rượu và chất gây nghiện.
Mỗi cá nhân thực hiện thẩm vấn nên được nhận dạng.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và các cơ quan nhân quyền quốc tế đã nhấn mạnh nhiệm vụ của các quốc gia là đào tạo về tiêu chuẩn nhân quyền cho cán bộ tham gia thẩm vấn. Công ước chống tra tấn đòi hỏi phải có những chương trình đào tạo như vậy .
Pháp luật không nên chỉ phạt những người sử dụng vũ lực bất hợp pháp, đe dọa hoặc các phương pháp bị cấm khác để lấy lời khai, mà còn xử phạt những người vi phạm quy định thẩm vấn khác, bao gồm cả giới hạn thời gian.
(Xem Chương 10 về việc cấm tra tấn và ngược đãi khác)
Hết Chương 9
Đón đọc Chương 10- Quyền được đối xử nhân đạo và không bị tra tấn hay ngược đãi khác