Defend the Defenders | 10/6/2014
Defenders’ Weekly
Ngày 5/6 vừa qua, đại diện 16 tổ chức XHDS đã họp mặt tại chùa Liên Trì, quận 2 để cùng nhau trao đổi, bàn luận về vấn đề quyền tự do thành lập hội ôn hòa. Liên Hội người Việt tại Canada đã được mời điều trần về tình hinh vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Nhà văn Đặng Phú Phong, quốc tịch Mỹ bị công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất cấm xuất cảnh vì lí do “an ninh quốc gia”. Một tờ báo chính thống của Việt Nam bị khởi tố theo điều 258. Cùng nhiều tin đáng chú ý khác:
**********2/6/2014**********
Điều trần tại Quốc Hội Canada về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam
Ngày 29/5 vừa qua, Liên hội người Việt tại Canada đã được Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Tế của Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế mời tham dự buổi điều trần về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Lần lượt 3 nhà bất đồng chính kiến trong nước trình bày về tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cũng như tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam thông qua các video đã ghi hình trước. Sau đó, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trình bày về xuất khẩu lao động, nạn buôn người, tình trạng lao động cưỡng bức trong tù cũng như nỗ lực làm thế nào để thúc đẩy vấn đề nhân quyền tại Việt Nam qua tiến trình thương thảo Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương.
Trong dịp này phái đoàn Liên Hội cũng đệ trình lên Quốc Hội Canada một bản kiến nghị với các nội dung chính:
-
Hiệp Ước Mậu Dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương:
Trả tự do vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị tại Việt Nam.
Xóa bỏ các điều luật được coi là công cụ đàn áp của nhà cầm quyền như 79, 88, 258….
Tôn trọng quyền tự do lập hội ôn hòa, thành lập công đoàn độc lập cho công nhân.
-
Đánh giá chương trình viện trợ của Canada cho Việt Nam
Chính quyền Canada đánh giá các chương trình viện trợcho Việt Nam một cách thường xuyên bằng cách tạo điều kiện cho các tổ chức dân sự tại Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Canada được tham gia vào việc đánh giá này.
-
Các tù nhân lương tâm
Chúng tôi đề nghị các dân biểu quốc hội Canada bảo trợ tinh thần đích danh từng tù nhân lương tâm Việt Nam bằng cách liên lạc thường xuyên với họ và dùng các phương tiện ngoại giao và các phương tiện khác để đòi cho họ được trả tự do.
Mạch sống: Điều trần tại Quốc Hội Canada về vi phạm nhân quyền tại Viêt Nam
**********3/6/2014**********
Giảng viên trường nghệ thuật Nghệ An bị công an dàn cảnh bắt và đánh
Ngày 3/6/2014, Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên trường CĐVHNT Nghệ An, hiện đang công tác tại Phòng quản lý Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ nhận được thông báo làm tường trình với ban giám hiệu nhà trường về sự việc diễn ra vào ngày 18/5/2014 mà phía công an cho rằng ông Tĩnh là người làm mất an ninh trật tự.
Trong bản tường trình, ông Tĩnh thuật lại rằng ngày 18/5, ông đến thăm vài người bạn vừa được thả từ đồn công an vì biểu tình chống Trung Quốc. Khi ấy có khoảng 50 an ninh sắc phục được điều động đến bao vây nhóm bạn này. Hỏi thăm mọi người một lúc rồi ông Tĩnh có việc phải về trước. Trên đường về khoảng 10km thì một dân phòng vượt lên chặn đầu xe đồng thời rất nhiều an ninh sắc thường phục bao vây để mặc cho côn đồ thường phục đánh đập ông Tĩnh rồi bắt về đồn làm việc.
Đồng thời ông Tĩnh cũng bày tỏ quan điểm rất rõ ràng trong bản tường trình rằng:
- Chính an ninh, công an đã bảo kê cho lực lượng côn đồ hành hung người dân vô tội là ông.
- Họ vu khống tôi là thằng ăn cắp trong lúc ra tay đánh tồi vì sợ người dân can thiệp. Đó là một hành động vô cùng hèn hạ.
- Giữa ban ngày mà họ ngang nhiên hành hung, đánh đập người dân một cách dã man. Đó không phải là hành vi côn đồ, thú tính.
- Họ vu cáo tôi nhận tiền nước ngoài, kích động biểu tình, là phản động mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào. Là những người hành pháp, họ không được ăn nói một cách hồ đồ, tùy tiện như vậy.
Qua đó ông khẳng định sẵn sàng đối chất với những người đã quy vu khống, quy chụp ông là phản động. Yêu cầu phía ông làm điều tra rõ hành vi cố tình gây thương tích của đám côn đồ và xúc phạm, bôi nhọ danh dự của mình
Truyền thông Chúa cứu thế: Giảng viên trường nghệ thuật Nghệ An bị công an dàn cảnh bắt và đánh
**********5/6/2014**********
Họp mặt các tổ chức XHDS tháng 6: Bàn luận về quyền thành lập hội ôn hòa
Sáng ngày 6/5/2014, đại diện gần 20 tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập ở VN đã có mặt tại chùa Liên Trì, quận 2 để tham dự buổi họp mặt, thảo luận thường kỳ đầu mỗi tháng.
Công an, an ninh, cảnh sát giao thông được huy động rất đông để theo dõi những người vào dự buổi họp. Lấy lí do đang thi công làm đường, họ làm rào chắn hai đầu đường vào chùa. Lần này, phía chính quyền chỉ theo dõi, quay phim, chụp hình những người tham dự chứ không ngăn chặn gắt gao.
Mọi người cùng thảo luận, trao đổi với nhau về chủ đề QUYỀN TỰ DO THÀNH LẬP HỘI ÔN HÒA trên tinh thần đoàn kết, yêu thương, cảm thông và chia sẻ với nhau.
Kết thúc cuộc họp, hầu hết các tổ chức XHDS tham gia đều tán thành việc thành lập một hội đoàn độc lập trong thời gian tới. Đồng thời sẽ có những sự hỗ trợ thiết thực trong thời gian chuẩn bị. Mọi người cũng đồng ý soạn thảo một bản lên tiếng ủng hộ quyền thành lập hội ôn hòa.
PNNQVN: Họp mặt XHDS tháng 6: bàn luận về quyền thành lập hội ôn hòa
Dân luận: Cuộc họp của các tổ chức Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam diễn ra ngày 5/6/2014
CTNLT: “Diên Hồng” chưa từng có của XHDS: Phải thành lập Công đoàn độc lập! (1)
CTNLT: “Diên Hồng” chưa từng có của XHDS: Phải thành lập Công đoàn độc lập! (2)
==========
Nhà văn Đặng Phú Phong bị cấm xuất cảnh khi về lại Mỹ
Nhà văn Đặng Phú Phong, quốc tịch Hoa Kì vừa bị an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất lập biên bản tạm hoãn xuất cảnh với lí do an ninh quốc gia.
Người quyết định cấm xuất cảnh đối với Nguyễn Phú Phong tên là Phạm Tất Hưng, cấp bậc Thương Tá, chức vụ Phó Trưỏng Đồn công an Cửa Khẩu Tân Sơn Nhất.
Sau năm 1975, nhà văn Đặng Phú Phong bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù đến cuối 1982 mới được trả tự do. Ông hiện định cư tại nam California, ông làm thơ, viết văn, viết báo, cộng tác với các trang VanchuongViet.org, Damau.org, và thường sinh hoạt với Hội Ái Hữu Tây Sơn Bình Định.
Người Việt: Nhà văn Đặng Phú Phong bị cấm xuất cảnh về lại Mỹ
==========
Báo điện tử Pháp luật và Xã hội bị khởi tố theo điều 258
Báo Hà Nội Mới ngày 5-6-2014 có đưa tin Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, xảy ra tại Báo điện tử Pháp luật và Xã hội.
Trước đó, báo điện tử Pháp luật và Xã hội có đưa tin “Luật sư tố doanh nghiệp của bộ công anh kinh doanh kiểu Bầu Kiên”. Nội dung bài báo thuật lại phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên vì hành vi kinh doanh trái phép.
Theo viện kiểm sát thì trong “giấy đăng kí kinh doanh không có đăng kí hoạt động kinh doanh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu” nên các công ty của Bầu Kiên bị quy buộc là kinh doanh trái phép.
Các luật sư bào chữa thì khẳng định “Hiện Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Ngoài ra luật doanh nghiệp cũng quy định “tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của luật này”. Vậy nên “hoạt động góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu không phải là ngành nghề kinh doanh, mà là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”.
Các luật sư còn đưa ra bằng chứng rằng hàng loạt công ty đã đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu mà không hề đăng kí cho các hoạt động kinh doanh này. Đặc biệt là công ty viễn thông Toàn Cầu của bộ công an cũng nằm trong trường hợp này. Như vậy thì ngay cả công ty của bộ công an cũng “kinh doanh trái phép”.
Sau đó, tác giả bài báo này và tờ báo Pháp Luật và Xã Hội đã bị cơ quan an ninh điều tra – bộ công an đề nghị xem xét truy tố theo điều 258 BLHS. Như vậy, cơ quan bị tố cáo sai phạm lại ra quyết định khởi tố người tố cáo.
Hà Nội Mới: Khởi tố vụ án tại Báo điện tử Pháp luật và Xã hội
Dân làm báo: Chỉ có Bộ Công an: Đối tượng bị tố cáo, đối tượng đề nghị khởi tố và đối tượng quyết định khởi tố vụ án hình sự là một
Vietnam right now: Angry Ministry of Police prosecutes newspaper under Article 258
*********6/6/2014**********
Công an Đồng Nai và Quảng Trị sách nhiễu gia đình Lê Thị Phương Anh
Ngày 6/6/2014, một lực lượng khoảng 15 công an tỉnh Đồng Nai và Quảng Trị với đầy đủ ô tô, còng và roi điện, đã đến nhà bà ngoại của Lê Thị Phương Anh đọc lệnh và tiến hành khám xét nhà.
Gia đình chị Phương Anh đã quyết liệt phản đối hành động xét nhà một cách tùy tiên này vì:
Thứ nhất là công an có đọc lệnh khám xét nhưng không giao văn bản lệnh xét nhà cho gia đình.
Thứ hai đây không phải nhà của Phương Anh và Lê Anh Hùng mà chỉ là nơi họ ở nhờ.
Thế nhưng công an vẫn lục lọi, khám xét khắp nhà mặc kệ sự chống đối từ phía gia đình. Chúng định kiểm tra và thu giữ luôn cả máy tính để bàn nhưng mẹ của Phương Anh không đồng ý vì máy tính đó là tài sản riêng của bà, không liên quan đến Phương Anh nên họ không được phép xâm phạm.
Theo anh Lê Anh Hùng (chồng chị Phương Anh), rất có khả năng Công an Đồng Nai định bắt khẩn cấp anh kèm theo lệnh khám xét nơi ở nhưng anh không ở nhà khi họ đến, và sau đó dư luận đã kịp lên tiếng nên họ buộc phải rút lui.”
Cũng xin nhắc lại là Lê Thị Phương Anh cùng với hai người bạn bị bắt đến nay đã 23 ngày mà gia đình chị vẫn chưa có bất kì một thông báo chính thức nào bằng văn bản từ phía công an. Gần đây, báo chí trong nước có đưa tin “Bắt ba người bị tình nghi là xúi giục, kích động biểu tình ở Đồng Nai” và “Công an xác định đảng Việt Tân là chủ mưu gây bạo động”. Qua đó, rất có thể nhà cầm quyền sẽ gán ghép rằng Phương Anh là người kích động biểu tình và được Việt Tân hậu thuẫn đằng sau.
VNWHR: Công an Đồng Nai và Quảng Trị sách nhiễu gia đình Lê Thị Phương Anh
==========
Hội thảo quốc tế về Công ước chống tra tấn
Ngày 6/6/2014, Bộ ngoại giao Việt Nam phối hợp với chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Việt Nam đã kí công ước chống tra tấn vào năm 2013 và đang triển khai các bước tiếp theo để phê chuẩn công ước này trong năm 2014. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an cho biết trong năm 2015 – 2016, Việt Nam sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hàng loạt đạo luật.
Về hướng sửa đổi sẽ minh bạch hóa quá trình một người bị bắt tạm giam, lấy lời khai với sự tham gia nhanh nhất của luật sư và đại diện Viện KSND. “Luật sư có thể tiếp cận để bảo vệ thân chủ ngay từ thời điểm bị bắt giam. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp kỹ thuật như lắp camera trong phòng hỏi cung, trong trường hợp bị cáo khai trước tòa bị bức cung thì tòa có thể yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp”.
Ông Manfred Nowak, cựu báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tra tấn cho biết từ kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, cần phải có những cơ chế đặc biệt, trong đó có lực lượng điều tra về hành vi bức cung nhục hình độc lập với cảnh sát. Ngoài ra, phải tăng cường vai trò giám sát của báo chí… “Tại một số nước châu Âu, khi xảy ra việc người bị tạm giam tạm giữ bị thương thì cảnh sát phải chứng minh họ không sử dụng biện pháp tra tấn, nếu không chứng minh được thì đương nhiên bị khép tội tra tấn.
Thanh Niên: Sửa luật để chống bức cung, nhục hình
UN: Viet Nam needs inclusive national efforts to ratify Convention against Torture
UNDP in Viet Nam: Remarks by UN Resident Coordinator and UNDP Resident Representative, Ms. Pratibha Mehta at the Workshop on the Convention Against Torture (CAT)
Bản tổng hợp: Châu Văn Thi
June 10, 2014
Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 2/6 – 8/6/2014: Họp mặt các tổ chức XHDS: Bàn luận về quyền tự do thành lập hội ôn hòa
by HR Defender • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Defend the Defenders | 10/6/2014
Defenders’ Weekly
**********2/6/2014**********
Điều trần tại Quốc Hội Canada về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam
Ngày 29/5 vừa qua, Liên hội người Việt tại Canada đã được Tiểu Ban Nhân Quyền Quốc Tế của Ủy Ban Thường Trực Quốc Hội Canada về Ngoại Giao và Phát Triển Quốc Tế mời tham dự buổi điều trần về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Lần lượt 3 nhà bất đồng chính kiến trong nước trình bày về tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cũng như tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam thông qua các video đã ghi hình trước. Sau đó, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trình bày về xuất khẩu lao động, nạn buôn người, tình trạng lao động cưỡng bức trong tù cũng như nỗ lực làm thế nào để thúc đẩy vấn đề nhân quyền tại Việt Nam qua tiến trình thương thảo Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương.
Trong dịp này phái đoàn Liên Hội cũng đệ trình lên Quốc Hội Canada một bản kiến nghị với các nội dung chính:
Mạch sống: Điều trần tại Quốc Hội Canada về vi phạm nhân quyền tại Viêt Nam
**********3/6/2014**********
Giảng viên trường nghệ thuật Nghệ An bị công an dàn cảnh bắt và đánh
Ngày 3/6/2014, Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên trường CĐVHNT Nghệ An, hiện đang công tác tại Phòng quản lý Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ nhận được thông báo làm tường trình với ban giám hiệu nhà trường về sự việc diễn ra vào ngày 18/5/2014 mà phía công an cho rằng ông Tĩnh là người làm mất an ninh trật tự.
Trong bản tường trình, ông Tĩnh thuật lại rằng ngày 18/5, ông đến thăm vài người bạn vừa được thả từ đồn công an vì biểu tình chống Trung Quốc. Khi ấy có khoảng 50 an ninh sắc phục được điều động đến bao vây nhóm bạn này. Hỏi thăm mọi người một lúc rồi ông Tĩnh có việc phải về trước. Trên đường về khoảng 10km thì một dân phòng vượt lên chặn đầu xe đồng thời rất nhiều an ninh sắc thường phục bao vây để mặc cho côn đồ thường phục đánh đập ông Tĩnh rồi bắt về đồn làm việc.
Đồng thời ông Tĩnh cũng bày tỏ quan điểm rất rõ ràng trong bản tường trình rằng:
Qua đó ông khẳng định sẵn sàng đối chất với những người đã quy vu khống, quy chụp ông là phản động. Yêu cầu phía ông làm điều tra rõ hành vi cố tình gây thương tích của đám côn đồ và xúc phạm, bôi nhọ danh dự của mình
Truyền thông Chúa cứu thế: Giảng viên trường nghệ thuật Nghệ An bị công an dàn cảnh bắt và đánh
**********5/6/2014**********
Họp mặt các tổ chức XHDS tháng 6: Bàn luận về quyền thành lập hội ôn hòa
Sáng ngày 6/5/2014, đại diện gần 20 tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập ở VN đã có mặt tại chùa Liên Trì, quận 2 để tham dự buổi họp mặt, thảo luận thường kỳ đầu mỗi tháng.
Công an, an ninh, cảnh sát giao thông được huy động rất đông để theo dõi những người vào dự buổi họp. Lấy lí do đang thi công làm đường, họ làm rào chắn hai đầu đường vào chùa. Lần này, phía chính quyền chỉ theo dõi, quay phim, chụp hình những người tham dự chứ không ngăn chặn gắt gao.
Mọi người cùng thảo luận, trao đổi với nhau về chủ đề QUYỀN TỰ DO THÀNH LẬP HỘI ÔN HÒA trên tinh thần đoàn kết, yêu thương, cảm thông và chia sẻ với nhau.
Kết thúc cuộc họp, hầu hết các tổ chức XHDS tham gia đều tán thành việc thành lập một hội đoàn độc lập trong thời gian tới. Đồng thời sẽ có những sự hỗ trợ thiết thực trong thời gian chuẩn bị. Mọi người cũng đồng ý soạn thảo một bản lên tiếng ủng hộ quyền thành lập hội ôn hòa.
PNNQVN: Họp mặt XHDS tháng 6: bàn luận về quyền thành lập hội ôn hòa
Dân luận: Cuộc họp của các tổ chức Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam diễn ra ngày 5/6/2014
CTNLT: “Diên Hồng” chưa từng có của XHDS: Phải thành lập Công đoàn độc lập! (1)
CTNLT: “Diên Hồng” chưa từng có của XHDS: Phải thành lập Công đoàn độc lập! (2)
==========
Nhà văn Đặng Phú Phong bị cấm xuất cảnh khi về lại Mỹ
Nhà văn Đặng Phú Phong, quốc tịch Hoa Kì vừa bị an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất lập biên bản tạm hoãn xuất cảnh với lí do an ninh quốc gia.
Người quyết định cấm xuất cảnh đối với Nguyễn Phú Phong tên là Phạm Tất Hưng, cấp bậc Thương Tá, chức vụ Phó Trưỏng Đồn công an Cửa Khẩu Tân Sơn Nhất.
Sau năm 1975, nhà văn Đặng Phú Phong bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù đến cuối 1982 mới được trả tự do. Ông hiện định cư tại nam California, ông làm thơ, viết văn, viết báo, cộng tác với các trang VanchuongViet.org, Damau.org, và thường sinh hoạt với Hội Ái Hữu Tây Sơn Bình Định.
Người Việt: Nhà văn Đặng Phú Phong bị cấm xuất cảnh về lại Mỹ
==========
Báo điện tử Pháp luật và Xã hội bị khởi tố theo điều 258
Báo Hà Nội Mới ngày 5-6-2014 có đưa tin Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, xảy ra tại Báo điện tử Pháp luật và Xã hội.
Trước đó, báo điện tử Pháp luật và Xã hội có đưa tin “Luật sư tố doanh nghiệp của bộ công anh kinh doanh kiểu Bầu Kiên”. Nội dung bài báo thuật lại phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên vì hành vi kinh doanh trái phép.
Theo viện kiểm sát thì trong “giấy đăng kí kinh doanh không có đăng kí hoạt động kinh doanh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu” nên các công ty của Bầu Kiên bị quy buộc là kinh doanh trái phép.
Các luật sư bào chữa thì khẳng định “Hiện Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Ngoài ra luật doanh nghiệp cũng quy định “tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của luật này”. Vậy nên “hoạt động góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu không phải là ngành nghề kinh doanh, mà là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”.
Các luật sư còn đưa ra bằng chứng rằng hàng loạt công ty đã đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu mà không hề đăng kí cho các hoạt động kinh doanh này. Đặc biệt là công ty viễn thông Toàn Cầu của bộ công an cũng nằm trong trường hợp này. Như vậy thì ngay cả công ty của bộ công an cũng “kinh doanh trái phép”.
Sau đó, tác giả bài báo này và tờ báo Pháp Luật và Xã Hội đã bị cơ quan an ninh điều tra – bộ công an đề nghị xem xét truy tố theo điều 258 BLHS. Như vậy, cơ quan bị tố cáo sai phạm lại ra quyết định khởi tố người tố cáo.
Hà Nội Mới: Khởi tố vụ án tại Báo điện tử Pháp luật và Xã hội
Dân làm báo: Chỉ có Bộ Công an: Đối tượng bị tố cáo, đối tượng đề nghị khởi tố và đối tượng quyết định khởi tố vụ án hình sự là một
Vietnam right now: Angry Ministry of Police prosecutes newspaper under Article 258
*********6/6/2014**********
Công an Đồng Nai và Quảng Trị sách nhiễu gia đình Lê Thị Phương Anh
Ngày 6/6/2014, một lực lượng khoảng 15 công an tỉnh Đồng Nai và Quảng Trị với đầy đủ ô tô, còng và roi điện, đã đến nhà bà ngoại của Lê Thị Phương Anh đọc lệnh và tiến hành khám xét nhà.
Gia đình chị Phương Anh đã quyết liệt phản đối hành động xét nhà một cách tùy tiên này vì:
Thứ nhất là công an có đọc lệnh khám xét nhưng không giao văn bản lệnh xét nhà cho gia đình.
Thứ hai đây không phải nhà của Phương Anh và Lê Anh Hùng mà chỉ là nơi họ ở nhờ.
Thế nhưng công an vẫn lục lọi, khám xét khắp nhà mặc kệ sự chống đối từ phía gia đình. Chúng định kiểm tra và thu giữ luôn cả máy tính để bàn nhưng mẹ của Phương Anh không đồng ý vì máy tính đó là tài sản riêng của bà, không liên quan đến Phương Anh nên họ không được phép xâm phạm.
Theo anh Lê Anh Hùng (chồng chị Phương Anh), rất có khả năng Công an Đồng Nai định bắt khẩn cấp anh kèm theo lệnh khám xét nơi ở nhưng anh không ở nhà khi họ đến, và sau đó dư luận đã kịp lên tiếng nên họ buộc phải rút lui.”
Cũng xin nhắc lại là Lê Thị Phương Anh cùng với hai người bạn bị bắt đến nay đã 23 ngày mà gia đình chị vẫn chưa có bất kì một thông báo chính thức nào bằng văn bản từ phía công an. Gần đây, báo chí trong nước có đưa tin “Bắt ba người bị tình nghi là xúi giục, kích động biểu tình ở Đồng Nai” và “Công an xác định đảng Việt Tân là chủ mưu gây bạo động”. Qua đó, rất có thể nhà cầm quyền sẽ gán ghép rằng Phương Anh là người kích động biểu tình và được Việt Tân hậu thuẫn đằng sau.
VNWHR: Công an Đồng Nai và Quảng Trị sách nhiễu gia đình Lê Thị Phương Anh
==========
Hội thảo quốc tế về Công ước chống tra tấn
Việt Nam đã kí công ước chống tra tấn vào năm 2013 và đang triển khai các bước tiếp theo để phê chuẩn công ước này trong năm 2014. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an cho biết trong năm 2015 – 2016, Việt Nam sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung hàng loạt đạo luật.
Về hướng sửa đổi sẽ minh bạch hóa quá trình một người bị bắt tạm giam, lấy lời khai với sự tham gia nhanh nhất của luật sư và đại diện Viện KSND. “Luật sư có thể tiếp cận để bảo vệ thân chủ ngay từ thời điểm bị bắt giam. Ngoài ra, tăng cường các biện pháp kỹ thuật như lắp camera trong phòng hỏi cung, trong trường hợp bị cáo khai trước tòa bị bức cung thì tòa có thể yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp”.
Ông Manfred Nowak, cựu báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tra tấn cho biết từ kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, cần phải có những cơ chế đặc biệt, trong đó có lực lượng điều tra về hành vi bức cung nhục hình độc lập với cảnh sát. Ngoài ra, phải tăng cường vai trò giám sát của báo chí… “Tại một số nước châu Âu, khi xảy ra việc người bị tạm giam tạm giữ bị thương thì cảnh sát phải chứng minh họ không sử dụng biện pháp tra tấn, nếu không chứng minh được thì đương nhiên bị khép tội tra tấn.
Thanh Niên: Sửa luật để chống bức cung, nhục hình
UN: Viet Nam needs inclusive national efforts to ratify Convention against Torture
UNDP in Viet Nam: Remarks by UN Resident Coordinator and UNDP Resident Representative, Ms. Pratibha Mehta at the Workshop on the Convention Against Torture (CAT)
Bản tổng hợp: Châu Văn Thi